Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo Bài 32: cảm ứng ở sinh vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 32: cảm ứng ở sinh vật . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

CHỦ ĐỀ 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

BÀI 32: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1:  Cảm ứng ở sinh vật là

A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

C. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.

Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.

B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.

C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.

D. Cây nắp ấm bắt mổi.

Câu 3: Hình dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?

A. Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.

B. Tính hướng tiếp xúc.

C. Tính hướng hoá.

D. Tính hướng nước.

Câu 4: Từ cần điền vào chỗ trống (1) là

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.

A. phản ứng

B. bên trong

C. cơ thể

D. giải phóng

Câu 5: Từ cần điền vào chỗ trống (2) là

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.

A. phản ứng

B. bên trong

C. cơ thể

D. giải phóng

Câu 6: Từ cần điền vào chỗ trống (3) là

Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.

A. phản ứng

B. bên trong

C. cơ thể

D. giải phóng

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?

A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.

D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.        

Câu 8: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

A. Các nhận biết.

B. Các kích thích.

C. Các cảm ứng.

D. Các phản ứng.

Câu 9: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?

A. Các phản ứng

B. Các cảm ứng
C. Các kích thích

D. Các nhận biết

Câu 10: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể

A. Thân cây yếu

B. Do ánh sáng không đều

C. Do cây thiếu dinh dưỡng

D. Do giá thể (cọc, giàn)

2. THÔNG HIỂU (15câu)

Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (1) là

A. Môi trường

B. Tiếp nhận

C. Thích nghi

D. Phản ứng

Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (2) là

A. Môi trường

B. Tiếp nhận

C. Thích nghi

D. Phản ứng

 Câu 3: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (3) là

A. Môi trường

B. Tiếp nhận

C. Thích nghi

D. Phản ứng

Câu 4: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (4) là

A. Môi trường

B. Tiếp nhận

C. Cơ thể

D. Phản ứng

Câu 5: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (5) là

A. Môi trường

B. Tiếp nhận

C. Thích nghi

D. Phản ứng

Câu 6: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (6) là

A. Môi trường

B. Cơ thể

C. Động vật

D. Thực vật

Câu 7: Cho đoạn thông tin sau:

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.

Từ cần điền vào chỗ trống (7) là

A. Môi trường

B. Cơ thể

C. Động vật

D. Thực vật

Câu 8: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng

A. Rễ cây hướng đến nguồn nước

B. Run rẩy/toát mồ hôi

C. Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng

D. Cây bám vào giá thể

Câu 9: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 10: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 11: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây trầu không bám vào thân cây cau” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 12: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào

A. Nước

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 13: Hiện tượng cảm ứng “Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi” thuộc loại kích thích nào

A. Con người

B. Ánh sáng

C. Trụ bám

D. Âm thanh

Câu 14: So sánh hiện tượng cảm ứng của thực vật với động vật.

A. Ở thực vật diễn ra nhanh hơn động vật

B. Ở động vật diễn ra nhanh hơn thực vật

C. Bằng nhau

D. Thực vật không có hiện tượng cảm ứng.

Câu 15: Xác định phản ứng của sinh vật ở hiện tượng cảm ứng: "Lá cây xấu hổ cụp lại khi chạm tay vào".

A. Lá cây xấu hổ cụp lại.

B. Tay chạm vào lá cây.

C. Toàn thân co lại.

D. Tay cảm thấy ngứa.

3. VẬN DỤNG (15câu)

Câu 1: Hãy cho biết người nông dân dựa vào hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật để thực hiện các biện pháp “làm đất tơi xốp, thoáng khí” tăng năng suất cây trồng.

A. Tính hướng đất của rễ cây

B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng tiếp xúc

D. Sinh trưởng và phát triển theo chu kì ngày đêm

Câu 2: Hãy cho biết người nông dân dựa vào hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật để thực hiện các biện pháp “tăng cường ánh sáng nhân tạo” tăng năng suất cây trồng.

A. Tính hướng đất của rễ cây

B. Tính hướng sáng

C. Tính hướng tiếp xúc

D. Sinh trưởng và phát triển theo chu kì ngày đêm

Câu 3: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

A. Cây ngô.

B. Cây lúa.

C. Cây mướp.

D. Cây lạc.

Câu 4: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

A. tính hướng tiếp xúc.

B. tính hướng sáng.

C. tính hướng hoá.

D. tính hướng nước.

Câu 5: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối” là

A. Nhiệt độ, ánh sáng

B. Con mồi

C. Giá thể

D. Va chạm

Câu 6: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây nắp ấm bắt con mồi” là

A. Nhiệt độ, ánh sáng

B. Con mồi

C. Giá thể

D. Va chạm

Câu 7: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây mướp hình thành tua cuốn leo trên giàn” là

A. Nhiệt độ, ánh sáng

B. Con mồi

C. Giá thể

D. Va chạm

Câu 8:  Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. chậm, khó nhận thấy.

B. nhanh, khó nhận thấy.

C. chậm, dễ nhận thấy.

D. nhanh, dễ nhận thấy.

Câu 9: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.

C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.

D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.

Câu 10: Dấu hiệu sau: “cây mọc vống lên và lá có màu úa vàng” chứng tỏ cần điều chỉnh yếu tố nào sau đây trong môi trường sống của cây?

A. Điều chỉnh tăng lượng nước tưới cho cây

B. Điều chỉnh giảm lượng nước tưới cho cây

C. Điều chỉnh tăng lượng ánh sáng chiếu tới cây

D. Điều chỉnh giảm lượng ánh sáng chiếu tới cây

Câu 11: Tại sao khi côn trùng đậu trên cây gọng vó thì cây gập lông lại giữ con mồi?

A. Côn trùng chạm vào cây gọng vó gây ra tác động cơ học, cây phản ứng bằng cách uốn cong các sợi lông.

B. Côn trùng chạm vào gây mất nước tại các vị trí tiếp xúc với cây gọng vó, làm cây co lại.

C. Côn trùng tiết chất hoá học làm sợi lông của cây sinh trưởng bất thường, làm cong sợi lông.

D. Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng của cây.

Câu 12: Để hoa đào nở nhanh để kịp ngày Tết, người nông dân thường dùng nước ấm 40 - 50 0C tưới quanh gốc với tần suất 5 - 6 lần mỗi ngày. Tác nhân nào kích thích hiện tượng nở hoa ở cây đào?

​A. Nhiệt độ.

B. Ánh sáng.

C. Độ ẩm.

D. Chất dinh dưỡng.

Câu 13: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (1)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. ứng dụng

C. cảm ứng

D. học được

Câu 14: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (2)

Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. tạo điều kiện

C. cảm ứng

D. học được

Câu 15: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (3)

 Hiện tượng cảm ứng ở sinh vật được con người  …(1)…  rộng rãi trong thực tiễn nhằm  …(2)…  cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt;  …(3)…  các thói quen tốt và …(4)… hiệu quả học tập cho con người. 

A. xây dựng

B. ứng dụng

C. cảm ứng

D. học được

4. VẬN DỤNG CAO (15câu)

Câu 1: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.

A. cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ

B. cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm

C. cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể

D. cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ

Câu 2: Sử dụng các từ gợi ý: bên trong (I), cơ thể (II), phản ứng (III) để hoàn thành đoạn thông tin sau khi nói về cảm ứng theo thứ tự:
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)…lại các kích thích từ môi trường …(2)…. và môi trường bên ngoài của …(3)…sinh vật

A. (II)-(III)-(I).

B. (III)-(I)-(II).

C. (I)-(III)-(II).

D. (I)-(II)-(III).

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay