Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 Tuần 26 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 26 - Bài 3 - Luyện từ và câu - Dấu ngoặc kép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 26

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU NGOẶC KÉP

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Dấu ngoặc kép thường được dùng để làm gì?

A. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì?

Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

A. Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên

B. Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Không có tác dụng gì

Câu 3: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì?

Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: "Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

A. Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên

B. Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Không có tác dụng gì

Câu 4: Dấu ngoặc kép trong câu dưới đây có tác dụng gì?

Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: "Hà nắn nót viết vào trang giấy: "Tết đã đến thật rồi!"

A. Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên

B. Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

D. Không có tác dụng gì

Câu 5: Em hãy cho biết những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn dưới đây

Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”, ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”

                                                                                            Theo Trường Chinh

A. Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận

B. Đầy tớ trung thành của nhân dân

C. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

D. Cả A, B, C

Câu 6: Trong khổ thơ sau, dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây “lầu” trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

A. Đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt

B. Dẫn lời nói trực tiếp của của nàng tiên

C. Dẫn lời nói trực tiếp của của bà

D. Cả A, B, C

Câu 7: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em luôn luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa.”

A. “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

B. “Em luôn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa chén bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.

C. Cả A, B đều đúng

D. Không có lời nói trực tiếp trong đoạn văn trên.

Câu 8: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu dưới đây

Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.

A.  Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

B. Cả bầy ong cùng nhau “xây tổ”. Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”.

C. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức “tiết kiệm” vôi vữa.

D. Cả bầy ong cùng nhau xây tổ. Con nào con nấy hết sức “tiết kiệm vôi vữa”.

Câu 9: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu dưới đây

Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

A. Trạng Quỳnh thấy có người dâng “vua” một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

B. “Trạng Quỳnh” thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

C. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là “đào trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

D. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua “một mâm đào gọi là đào trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

Câu 10: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong câu dưới đây

Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

A. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

B. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

C. Nó nhập tâm lời dạy của chú “Tiến Lê”: Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu.

D. Nó “nhập tâm” lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Em hãy thay dấu gạch ngang bằng dấu ngoặc kép để đánh dấu chỗ bắt đầu và kết thúc lời nói của nhân vật rồi viết lại đoạn văn sau đây

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc:

- Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

Chúng tôi đồng thanh đáp:

- Dạ. Vâng ạ.

A. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: "Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!" Chúng tôi đồng thanh đáp:"Dạ. Vâng ạ"

B. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: "Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!" Chúng tôi đồng thanh đáp: Dạ. Vâng ạ

C. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch! Chúng tôi đồng thanh đáp:"Dạ. Vâng ạ"

D. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch! Chúng tôi đồng thanh đáp: Dạ. Vâng ạ

Câu 2: Câu nào có dấu ngoặc kép trong đoạn văn dưới đây?

Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: "Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!". Chúng tôi đồng thanh đáp: "Dạ. Vâng ạ"

A. Thứ Bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác

B. Cúc em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch!

C. Dạ.Vâng ạ

D. Cả B, C đều đúng

Câu 3: Đâu là tên một loại quả?

A. Ớt sừng

B. Hoa nhung

C. Mướp hương

D. Hoa hồng

Câu 4: Đâu là tên được đặt theo mùi vị của một loại quả?

A. Mướp đắng

B. Ớt sừng

C. Ớt hiểm

D. Ớt chuông

Câu 5: Em hãy thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong câu sau

Hà nắn nót viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

A. Hà nắn nót viết vào “trang giấy”: Tết đã đến thật rồi!

B. Hà “nắn nót” viết vào trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

C. Hà nắn nót viết vào trang giấy: “Tết đã đến thật rồi!”

D. Hà nắn nót “viết vào” trang giấy: Tết đã đến thật rồi!

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

                                                                                            Nguyễn Đình Thi

A. Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?

B. Bà đi chợ về

C. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm

D. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà

Câu 2: Em hãy tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây

Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

                                                                                                                  Xuân Quỳnh

A. Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất

B. Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất

C. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

D. Không có câu nào

Câu 3: Em hãy tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây

Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

                                                                                                       Theo Tô Hoài

A. Đông như kiến

B. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng

C. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

D. Kiến ở đông quá

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong câu sau

Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

A. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: “Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”

B. Nàng tiên vung cây đũa thần “lên và bảo”: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.

C. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc “chăm chỉ” sẽ được nhận quà.

D. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được “nhận quà.”

Câu 2: Em hãy thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong câu sau

Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

A. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.Nắng

B. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

C. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này”, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

D. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ “Cao Lãnh” về trồng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay