Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 25 - Bài 14 - Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 25 - Bài 14 - Luyện từ và câu - Dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 25: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

BÀI 14: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: DẤU GẠCH NGANG, DẤU NGOẶC KÉP 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?

A. Đứng trước lời nói của nhân vật

B. Đứng trước phần giải thích

C. Dùng trong phép liệt kê

D. Cả A, B, C

Câu 2: Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?

A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại

D. Cả A, B

Câu 3: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau

"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay ………"

A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.

B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.

C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch đầu dòng.

D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.

Câu 4: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau

Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

A. Bà đi chợ về.

B. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”.

C. Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?

D. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.

Câu 5: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây

Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp

B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây

Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ nào cũng đầy kiến.

                                                                                                       (Theo Tô Hoài)

A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp

B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 7: Em hãy quan sát và cho biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có trong bức tranh dưới đây

A. Con khỉ

B. Con sóc

C. Con hươu

D. Con voi

Câu 8: Em hãy quan sát và cho biết từ ngữ chỉ sự vật, đặc điểm có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có trong bức tranh dưới đây

A. Con khỉ

B. Con sóc

C. Dòng suối

D. Cả B, C

Câu 9: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.

                                                                                            (Nam Cao, Lão Hạc)

A. Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp

B. Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 10: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”. Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”

                                                                        (Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA)

A. “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”

B. “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, ,em giặt khăn mùi soa.”

C. Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp

D. Cả A, B

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Con hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau

“Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

A. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

B. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.

C. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”

D. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”

Câu 2: Có thêm thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau?

“Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà.”

A. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo Em nào làm việc chăm chỉ “sẽ được nhận quà."

B. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và “ bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

C. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận quà."

D. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ” sẽ được nhận quà.

Câu 3: Có thêm thêm dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong từng câu sau?

“Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

A. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.

B. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”

C. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, “ông mang từ Cao Lãnh về trồng”.

D. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ “Cao Lãnh” về trồng.

Câu 4: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau

 “Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”

A. - Cháu con ai?; - Thưa ông, cháu là con ông Thư

B. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi

C. – Cháu con ai?

D. – Thưa ông, cháu là con ông Thư

D. Câu khiến

Câu 5: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau?

Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu:

– Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

                                                                                  (Truyện dân gian việt nam)

A. Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.

B. Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.

C. Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn.

D. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh, Quỳnh bèn tâu

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai?

Bác tự cho mình là "người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận", là "đầy tớ trung thành của nhân dân", ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."

                                                                                  (Theo Trường Chinh)

A. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên dây là lời của Bác Hồ

B. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên dây là lời của nhân vật “tôi”

C. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép trên dây là lời của tác giả Trường Chinh

D. Không là lời của ai

Câu 2: Trong khổ thơ sau, dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?

Có bạn tắc kè hoa

Xây "lầu" trên cây đa

Rét, chơi trò đi trốn

Đợi ấm trời mới ra.

A. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu” được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

B. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu nói.

C. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu danh ngôn của ai đó.

D. Cả A, B, C

Câu 3: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:

- Cháu con ai?

- Thưa ông, cháu là con ông Thư."

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn."

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Câu 2: Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì?

"Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:

- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với nền.

- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.

- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào trong làm hỏng dây bên trong quạt.

- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm."

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay