Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐA bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐA bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Hệ điều hành đóng vai trò gì trong hoạt động của máy tính?
A. Khởi động máy tính để sẵn sàng bắt đầu làm việc
B. thu dọn dữ liệu, kết thức các chướng trình và tắt máy khi nhận lệnh.
C. Kiểm soát mọi hoạt động giao tiếp giữa người dùng và máy tính
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 2: Hệ điều hành kiểm soát người dùng đăng nhập máy tính thông qua
A. Các tài khoản
B. Các phần mềm ứng dụng
C. Bảng tính Excel
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Hệ điều hành quản lí các phần mềm ứng dụng như thế nào?
A. Cho phép cập nhật phần mềm ứng dụng lên phiên bản mới hơn
B. Thực hiện việc cài đặt mới hay gõ bỏ phần mềm ứng dụng
C. Biểu tượng của phần mềm sẽ xuất hiện thêm hoặc biến mất
D. Cả A, B, C
Câu 4: Hệ điều hành là gì?
A. là chương trình máy tính có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính và đóng vai trò cầu nối trung gian trao đổi thông tin giữa người dùng với máy tính.
B. là phần mềm hệ thống, điều khiển và quản lí mọi hoạt động của máy tính; cung cấp, quản lí môi trường chạy các phần mềm ứng dụng, trao đổi thông tin giữa người dùng và máy tính
C. là phần mềm hệ thống, có chức năng tổ chức lưu trữ và quản lí dữ liệu trong máy tính.
D. là những chương trình máy tính, cung cấp công cụ hỗ trợ con người xử lí công việc trên máy tính.
Câu 5: Phần mềm ứng dụng là gì?
A. là phần mềm hệ thống, điều khiển và quản lí mọi hoạt động của máy tính; cung cấp, quản lí môi trường chạy các phần mềm ứng dụng, trao đổi thông tin giữa người dùng và máy tính
B. là chương trình máy tính có nhiệm vụ trực tiếp quản lí, điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính và đóng vai trò cầu nối trung gian trao đổi thông tin giữa người dùng với máy tính.
C. Là những chương trình máy tính, cung cấp công cụ hỗ trợ con người xử lí công việc trên máy tính.
D. là phần mềm hệ thống, có chức năng tổ chức lưu trữ và quản lí dữ liệu trong máy tính.
Câu 6: Tại sao cần có nhiều phần mềm ứng dụng trên máy tính?
A. Con người sử dụng máy tính vào nhiều công việc khác nhau nên cần phải có
nhiều phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
B. Máy tính cần có nhiều phần mềm ứng dụng mới có thể hoạt động được
C. Cả hai phương án trên là đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về phần mềm máy tính?
A. Phải được cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được.
B. Cài đặt vào máy tính khi có nhu cầu sử dụng.
C. Trực tiếp quản lí, điều khiển thiết bị phần cứng.
D. Tạo môi trường để chạy phần mềm ứng dụng
Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về hệ điều hành máy tính?
A. Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
B. Tự động chạy khi bật máy tính.
C. Chạy trong môi trường của hệ điều hành.
D. Cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện công việc trên máy tính.
Câu 9: Hệ điều hành có chức năng nào sau đây?
A. Quản lí, điều khiển và cung cấp thông tin thiết bị phần cứng máy tính
B. Tổ chức, lưu trữ, quản lí dữ liệu trên ổ đĩa.
C. Quản lí, điều khiển các chương trình đang chạy trên máy tính.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Có những hệ điều hành dành cho máy tính nào sau đây?
A. Windows
B. Mac OS
C. Linux
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 11: Nếu không có hệ điều hành, máy tính có thể làm gì?
A. Không có hệ điều hành, máy tính chỉ là một khối kim loại và dây dẫn, chẳng hoạt động gì.
B. Không có hệ điều hành, máy tính vẫn có thể hoạt động được bình thường
C. Không có hệ điều hành, máy tính vẫn có thể hoạt động được bình thường nhưng thiếu một số tính năng nhất định
D. Không có hệ điều hành, máy tính không thể hoạt động được bình thường, các tính năng vẫn có nhưng thực hiện không được hiệu quả.
Câu 12: Chức năng cơ bản của hệ điều hành là gì?
A. Quản lí các thiết bị và dữ liệu của máy tính, điều khiển chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng với nhau.
B. Cung cấp và quản lí môi trường trao đổi thông tin (giao diện) giữa người sử dụng và máy tính.
C. Cung cấp, quản lí môi trường cho phép người sử dụng chạy các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Sau khi kết nối các thiết bị phần cứng như bàn phím, màn hình, chuột... vào thân máy chứa bộ xử lí
A. Máy tính vẫn chưa hoạt động được.
B. Máy tính còn cần phải có phần mềm để hoạt động
C. Máy tính đã có thể bắt đầu hoạt động
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Điền vào chỗ trống “Phần mềm ứng dụng tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành. Hệ điều hành trực tiếp quản lí và vận hành....”
A. Phần cứng như bàn phím, chuột, màn hình, máy in.
B. Phần mềm ứng dụng
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 15: Mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ tạo và xử lí
A. Một số loại dữ liệu khác nhau, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ phần mở rộng.
B. một số loại dữ liệu nhất định, với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ phần mở rộng.
C. Đạ dạng các loại dữ liệu với định dạng tệp riêng, được nhận ra nhờ phần mở rộng.
D. Cả hai phương án A, B đều đúng.
Câu 16: Chức năng của hệ điều hành là gì?
A. Quản lí các tệp dữ liệu trên đĩa.
B. Tạo và chỉnh sửa nội dung một tệp hình ảnh.
C. Điều khiển các thiết bị vào - ra.
D. Cả hai phương án A, C đều đúng
Câu 17: Hệ điều hành là gì?
A. Phần mềm hệ thống
B. Phần mềm công cụ
C. Phần mềm ứng dụng
D. Phần mềm tiện ích
Câu 18: Phần mềm tiện ích
A. Giúp làm việc với máy tính thuận lợi hơn
B. Tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác
C. Giải quyết những công việc thường gặp
D. Hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác
Câu 19: Điền vào chỗ trống “Không thể thực hiện một... mà không cần...”
A. Phần mềm tiện ích, phần mềm công cụ
B. Phần mềm ứng dụng, hệ điều hành
C. Phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
D. Hệ điều hành, phần mềm tiện ích
Câu 20: Phần mềm công cụ có chức năng là
A. Tạo môi trường làm việc cho các phần mềm khác
B. Hỗ trợ việc làm ra các sản phẩm phần mềm khác
C. Giúp làm việc với máy tính thuận lợi hơn
D. Giải quyết những công việc thường gặp
2. THÔNG HIỂU (12 câu)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chức năng của hệ điều hành?
A. Hệ điều hành kiểm soát đăng nhập của người dùng máy tính.
B. Hệ điều hành kiểm soát hoạt động nháy chuột, gõ bàn phím hoặc chạm, vuốt ngón tay trên màn hình cảm ứng.
C. Hệ điều hành quản lí hệ thống tệp.
D. Hệ điều hành trình diễn video clip.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về chức năng của phần mềm ứng dụng?
A. Hiển thị trang web.
B. Hiển thị nội dung thư mục.
C. Gửi email.
D. Phát tệp bài hát.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nếu chỉ có các thiết bị phần cứng mà không cài đặt hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được.
B. Phần mềm ứng dụng trực tiếp điều khiển phần cứng mà không cần thông qua hệ điều hành.
C. Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tính giúp con người xử lí một công việc cụ thể nào đó, ví dụ như soạn thảo văn bản, lập bảng tính, chỉnh sửa
ảnh, tạo bài trình chiếu,...
D. Hệ điều hành kết nối, quản lí, điều khiển các thiết bị phần cứng, phần mềm trên máy tính, đảm bảo chúng phối hợp hoạt động nhịp nhàng trong một hệ thống
thống nhất.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có vai trò như nhau trong hệ thống máy tính.
B. Hệ điều hành có chức năng điều khiển các thiết bị phần cứng của máy tính và tổ chức thực hiện các chương trình trong máy tính.
C. Hệ điều hành kiểm soát mọi hoạt động giao tiếp giữa người dùng và máy tính.
D. Hệ điều hành hỗ trợ sao lưu dữ liệu và phòng chống virus
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Người dùng sử dụng máy tính vào nhiều công việc khác nhau nên cần phải có nhiều phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
B. Cần phải cài đặt các phần mềm ứng dụng vào máy tính trước, sau đó mới cài đặt hệ điều hành.
C. Phần mềm ứng dụng được cài đặt vào máy tính khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
D. Phần mềm ứng dụng chạy trên nền của hệ điều hành, là công cụ, tiện ích cho phép người dùng xử lí công việc trên máy tính.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Người sử dụng xử lí những yêu cầu cụ thể bằng phần mềm ứng dụng.
B. Để phần mềm ứng dụng chạy được trên máy tính phải có hệ điều hành.
C. Để máy tính hoạt động được phải có phần mềm ứng dụng.
D. Để máy tính hoạt động được phải có hệ điều hành.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Không chỉ máy tính cần phải có hệ điều hành mà điện thoại thông minh hay máy tính bảng cũng cần phải có hệ điều hành để có thể cãi đặt và chạy những ứng dụng khác.
B. Phần mềm ứng dụng giúp con người thực hiện những công việc cụ thể, thể hiện được lợi ích của máy tính.
C. Mặc dù cùng là phần mềm, nhưng hệ điều hành và phần mềm ứng dụng có vai trò khác nhau đối với sự vận hành của máy tính.
D. Tất cả nhận định trên đều đúng.
Câu 8: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về phần mở rộng của tập chương trình máy tính?
A. Phần mở rộng của tập chương trình máy tính bao gồm.pptx,.ppt,.odp.
B. Phần mở rộng của tập chương trình máy tính bao gồm.docx,.rtf,.odt.
C. Phần mở rộng của tập chương trình máy tính bao gồm.xlsx,.csv,.ods
D. Phần mở rộng của tập chương trình máy tính bao gồm.com,.exe,.msi.
Câu 9: Phương án nào sau đây là đúng khi nói về phần mở rộng của tập dữ liệu âm thanh?
A. phần mở rộng của tập dữ liệu âm thanh có đuôi.sb3.
B. phần mở rộng của tập dữ liệu âm thanh có đuôi.mp3.
C. phần mở rộng của tập dữ liệu âm thanh có đuôi.avi.
D. phần mở rộng của tập dữ liệu âm thanhc có đuôi.com.
Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói phần mở rộng của file video?
A. Phần mở rộng của file video là jpg, png, gif
B. Phần mở rộng của file video là.mp4, avi,.flv
C. Phần mở rộng của file video là.mp3, wma, wav
D. Phần mở rộng của file video là.mp3, wma,.docx
Câu 11: Hãy chọn phương án đúng nói về quan hệ phụ thuộc giữa hệ điều hành
và phần mềm ứng dụng.
A. Hệ điều hành phụ thuộc vào phần mềm ứng dụng.
B. Phần mềm ứng dụng phụ thuộc vào hệ điều hành.
C. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phụ thuộc nhau theo cả hai chiều.
D. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng độc lập, không phụ thuộc gì nhau.
Câu 12: Việc nào sau đây là đúng khi nói về chức năng của hệ điều hành?
A. Chức năng của hệ điều hành là sửa nội dung của sơ đồ tư duy.
B. Chức năng của hệ điều hành là sửa ngày giờ của máy tính.
C. Chức năng của hệ điều hành là sửa hiệu ứng của tập trình chiếu.
D. Chức năng của hệ điều hành là sửa định dạng của bảng trong tệp văn bản
3. VẬN DỤNG (20 câu)
Câu 1: Hệ điều hành Window 10 có phần mềm phòng chống virus là
A. Trung tâm an ninh Windows Defender
B. Phần mềm diệt virus BKAV
C. Phần mềm Avast Free Antivirus
D. Tất cả các phần mềm trên.
Câu 2: Trên màn hình nền hay thanh nhiệm vụ có: biểu tượng của phần mềm ứng dụng; biểu tượng của thư mục hay tệp; lối tắt (đến phần mềm ứng dụng, thư mục, tệp). Em hãy kể thêm những gì có thể nhìn thấy trên màn hình nền hay thanh nhiệm vụ.
A. Biểu tượng một số chức năng chính của hệ điều hành
B. Trạng thái một số công cụ thành phần của máy tính
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 3: Những thiết bị nào sau đây cần phải có hệ điều hành để có thể cài đặt và chạy những ứng dụng khác?
A. Điện thoại thông minh
B. Máy tính bảng
C. Máy tính để bàn
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Phần mềm soạn thảo văn bản (Microsoft Word) là
A. Phần mềm hệ thống
B. Phần mềm công cụ
C. Phần mềm tiện ích
D. Phần mềm ứng dụng
Câu 5: Em hãy giải thích tại sao nếu rời máy tính hay điện thoại thông minh một lúc lâu thì có thể phải đăng nhập lại mới tiếp tục sử dụng được?
A. Vì để tiết kiệm điện năng
B. Để đảm bảo tính riêng tư của người dùng, đảm bảo an toàn dữ liệu
C. Để phòng chống virus
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Theo em, tại sao không nói “Phòng chống virus là một chức năng của hệ điều hành"?
A. Bởi vì hệ điều hành không có chức năng phòng chống virus
B. Bởi vì có các phần mềm phòng chống virus độc lập để cài đặt riêng, hệ điều hành không bắt buộc phải có chức năng phòng chống virus.
C. Bởi vì hệ điều hành mặc dù có tích hợp sẵn phần mềm phòng chống virus nhưng không thực hiện nhiệm vụ phòng chống virus.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 7: Việc nào sau đây là chức năng của phần mềm ứng dụng?
A. Tải tệp phông chữ từ Internet xuống thư mục Download của máy tính
B. Sao chép tệp phông chữ từ thư mục Download sang thư mục Fonts
C. Xoá tệp phông chữ khỏi thư mục Download của máy tính.
D. Thay đổi phông chữ cho một đoạn văn bản từ Times New Roman sang Arial.
Câu 8: Việc nào sau đây không thuộc chức năng của hệ điều hành?
A. Khởi động phần mềm trình chiếu.
B. Soạn thảo nội dung trình chiếu.
C. Sao chép tập trình chiều đến vị trí khác.
D. Đổi tên tập trình chiếu.
Câu 9: Để ngắt kết nối thẻ nhớ với hệ thống, người dùng nên sử dụng nút
A. Shut down
B. Sleep
C. Power off
D. Safely Remove Hardware and Eject Media
Câu 10: Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7
B. Windows 10.
C. Windows Explorer.
D. Windows Phone.
Câu 11: Phần mềm nào có sẵn khi cài đặt hệ điều hành Windows và cho phép em xử lí dữ liệu dạng hình ảnh?
A. Microsoft Paint
B. Microsoft Word
C. Microsoft Excel
D. Microsoft Powerpoint
Câu 12: Phần mềm được cài đặt trên máy tính giúp em ghi âm là gì?
A. Windows Phone
B. Voice Recorder
C. Microsoft Excel
D. Microsoft Paint
Câu 13: Hệ điều hành nào dành cho điện thoại thông minh?
A. iOS
B. Android
C. Windows Phone
D. Cả A, B và C
Câu 14: Phương án nào sau đây là những ví dụ về hệ điều hành?
A. Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft PowerPoint.
B. Google Docs, Google Sheets, Google Slides.
C. Writer, Calc, Impress.
D. Windows, Linux, iOS.
Câu 15: Phương án nào sau đây chứa một phần mềm không phải là hệ điều hành?
A. Android, Windows, Linux.
B. Windows, Linux, macOS.
C. Windows, Google Chrome, Linux.
D. iOS, Android, Windows Phone.
Câu 16: Em dùng phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả các hoạt động của em trong ngày Chủ nhật. Phương án nào sau đây không phải là chức năng của phần mềm ứng dụng?
A. Khởi động phần mềm sơ đồ tư duy để mô tả hoạt động của em trong ngày Chủ nhật.
B. Thêm hoạt động “Nấu cơm” vào sơ đồ tư duy,
C. Sửa hoạt động “Nấu cơm” thành “Chuẩn bị bữa ăn gia đình”.
D. Xoá hoạt động “Đến chơi nhà bạn Khoa” khỏi sơ đồ tư duy.
Câu 17: Việc nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
A. Sao chép tệp văn bản CaDao.docx từ ổ cứng sang USB.
B. Tìm kiếm từ “quê hương” trong tệp văn bản CaDao.docx.
C. Đổi tên tệp CaDao.docx trên USB thành CaDao - DanCa.docx
D. Xoa tệp dữ liệu CaDao.docx khỏi ổ đĩa cứng.
Câu 18: Việc nào sau đây là chức năng của hệ điều hành?
A. Khởi động phần mềm đồ hoạ máy tính.
B. Vẽ hình ngôi nhà mơ ước của em.
C. Vẽ thêm cho ngôi nhà một cửa sổ.
D. Tô màu đỏ cho mái ngôi.
Câu 19: Em hãy chỉ ra những phần mềm ứng dụng trong các phương án sau
A. Linux.
B. UnikeyNT.
C. Windows
D. Windows Media Player.
Câu 20: Phần mềm nào sau đây không phải là một hệ điều hành?
A. Windows 7.
B. Windows 10.
C. Windows Explorer.
D. Windows Phone.
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Khi tải Scratch để cài đặt lên máy tính, có ý kiến cho rằng cần phải chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính. Ý kiến của em như thế nào?
A. Cần lựa chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành để phần mềm có thể hoạt động trơn tru và tương thích với máy tính. Nếu tải Scratch không phù hợp với hệ điều hành của máy tính thì sẽ không thể hoạt động được, thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến máy tính của em.
B. Cần bắt buộc phải lựa chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành trên máy tính bởi nếu tải Scratch không phù hợp với hệ điều hành của máy tính thì vẫn có thể hoạt động được, chỉ là hiệu quả kém đi.
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 2: Thiết bị quang học nhận dạng kí tự (OCR) có thể đọc được dữ liệu, xử lí và lưu trữ dữ liệu, có cổng để đưa dữ liệu ra. Tại sao nó vẫn không được xem là tương đồng với máy tính như điện thoại thông minh?
A. Bởi nó chỉ thực hiện các nhiệm vụ khác khi người sử dụng yêu cầu cài đặt vào máy
B. Bởi nó chỉ xử lí một loại dữ liệu với chức năng mã hóa hình ảnh và nhận dạng kí tự. Người sử dụng không thể yêu cầu nó thực hiện các nhiệm vụ khác bằng những phần mềm mới, cài đặt vào máy.
C. Cả hai phương án trên đều đúng.
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 3: Hưng kể với Tùng “Tớ nghĩ chiếc loa thông minh có thể ghi âm tiếng động xung quanh và chuyển tín hiệu đến một địa chỉ khác”. Tùng”Đó là điều không thể xảy ra được !”. Em hãy cho biết, bạn nào có lí? Tại sao?
A. Bạn Tùng nói có lí bởi loa thông minh là chỉ là thiết bị ra, không thể thu thập dữ liệu xung quang và lưu trữ được
B. Bạn Tùng nói có lí bởi loa thông minh là thiết bị vào, có thể ghi âm, thu thập dữ liệu, lưu trữ và gửi đi được.
C. Bạn Hưng nói có lí bởi loa thông minh vừa là thiết bị ra, vừa là thiết bị vào nên có thể ghi âm tiếng động xung quanh nhưng không thể chuyển tín hiệu đến một địa chỉ khác.
D. Bạn Hưng nói có lí vì loa thông minh có gắn micro (để nghe mệnh lệnh qua trợ lí ảo). Mặt khác, nó có kết nối với bên ngoài nên khả năng nó ghi âm điện và gửi dữ liệu đi hay không chỉ phụ thuộc phần mềm. Bạn Hưng nói “có thể” xảy ra điều đó là có lí.
Câu 4: Trong dự án Sổ lưu niệm, bạn Thủy đóng vai trò trưởng nhóm. Em hãy chọn ba công việc thể hiện chức năng điều hành nhóm của bạn Thủy trong những công việc sau đây
a) Mô tả nội dung sổ lưu niệm bằng phần mềm sơ đồ tư duy.
b) Quản lí công việc của cả nhóm, theo dõi thời gian thực hiện.
c) Định dạng và sắp xếp các đoạn văn bản trong sổ lưu niệm.
d) Phân công nhiệm vụ và kết nối các hoạt động của các thành viên.
e) Thiết kế bài giới thiệu sản phẩm bằng phần mềm trình chiếu.
f) Thay mặt cả nhóm, trao đổi thông tin với cô giáo và các nhóm khác.
Ba công việc thể hiện chức năng điều hành là
A. a, b, c
B. d, a, e
C. b, d, f
D. e, d, b
=> Giáo án điện tử bài 4: Một số chức năng của hệ điều hành