Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐC bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐC bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (25 câu)
Câu 1: Việc lạm dụng quá nhiều các giao tiếp trực tuyến sẽ dẫn đến những hậu quả nào sau đây?
A. sự xa rời giữa người với người trong thế giới thực
B. làm ta mất đi kĩ năng xã hội,
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và làm việc.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 2: Lợi ích của mạng xã hội là gì?
A. Mạng xã hội giúp ta có cơ hội kết nối với mọi người trên thế giới, trở thành “bạn bè” hoặc “người theo dõi” ai đó và trao đổi thông tin với họ bất cứ lúc nào.
B. Khi có người bình luận, thích thông tin mình chia sẻ, sẽ tạo ra niềm vui.
C. Sử dụng mạng xã hội dễ dàng trao đổi, thảo luận về các chủ đề học tập và cuộc sống.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3: Bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội đem lại, chúng ta có thể bị ảnh hưởng xấu liên quan tới
A. quyền riêng tư
B. sử dụng sai mục đích đối với thông tin cá nhân, bảo mật
C. Trên mạng xã hội có thể biết thêm một số thông tin
D. Cả phương án A, B đều đúng.
Câu 4: Khi công khai thông tin số điện thoại, địa chỉ nhà lên mạng xã hội sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực như
A. kẻ xấu có thể dùng thông tin này để tống tiền, đe doạ
B. người bán hàng có thể gọi diện thoại liên tục để quảng cáo, bán hàng gây phiền toái
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai.
Câu 5: Đối với học sinh, mạng xã hội có những điểm tích cực nào sau đây?
A. Kết nối bạn bè, tham gia diễn đàn
B. Họp nhóm trao đổi, hỗ trợ học tập, rèn luyện
C. Giao lưu các nhóm hoạt động thể thao, giải trí như bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Nội dung được đưa lên các trang mạng xã hội bởi
A. Một số người nhất định trong phạm vi toàn quốc
B. Một số người nhất định trong phạm vi quốc tế
C. Hàng trăm hoặc thậm chí hàng triệu người khác nhau, không phân biệt thời gian và không gian.
D. Những người trẻ, thanh thiếu nhiên.
Câu 7: Mạng xã hội là gì?
A. Là một ứng dụng web kết nối các thành viên có cùng đặc điểm cá nhân như sở thích, lứa tuổi, nghề nghiệp hay lĩnh vực quan tâm.
B. Là một ứng dụng thư điện tử kết nối các thành viên có cùng đặc điểm cá nhân như sở thích, lứa tuổi, nghề nghiệp hay lĩnh vực quan tâm.
C. Là một diễn đàn trực tuyến, kết nối các thành viên có cùng đặc điểm cá nhân như nghề nghiệp hay lĩnh vực quan tâm.
D. Là một ứng dụng chat kết nối các thành viên có cùng đặc điểm cá nhân như sở thích, lứa tuổi, nghề nghiệp hay lĩnh vực quan tâm.
Câu 8: Mạng xã hội có nhiều chức năng khác nhau và có thể được sử dụng trên các thiết bị như
A. máy tính để bàn
B. máy tính xách tay
C. máy tính bảng hay điện thoại thông minh
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Facebook (https : //www.facebook Facebook com) là mạng xã hội
A. là một ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin ngắn với độ dài khoảng hơn hai trăm kí tự trên Intemet, là nơi chia sẽ tin tức nhanh đang diễn ra trên khắp thế giới.
B. nơi người dùng thiết lập không gian cá nhân và kết nối với bạn bè, chia sẻ hình ảnh, chia sẻ video, nói về những gì họ đang làm
C. là ứng dụng chia sẻ ảnh miễn phí trên các hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone cho phép người dùng chụp ảnh trên các thiết bị di động và chia sẻ qua các mạng xã hội.
D. là một trong những nơi để kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quả khử cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.
Câu 10: Nội dung trên mạng xã hội do chủ thể nào quản lí?
A. Người dùng tự đăng tải lên, tự quản lý
B. Được đăng tải lên và quản lý bởi chủ sở hữu ứng dụng
C. Được nhà nước quản lý, giám sát
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 11: Youtube (https : / www youtube com) là một website
A. được thiết kế để người dùng có thể chia sẻ video của mình với những người khác.
B. là ứng dụng chia sẻ ảnh miễn phí trên các hệ điều hành iOS, Android và Windows Phone cho phép người dùng chụp ảnh trên các thiết bị di động và chia sẻ qua các mạng xã hội.
C. là một trong những nơi để kết nối với đồng nghiệp hiện tại và quả khử cũng như các nhà tuyển dụng tiềm năng trong tương lai.
D. là một ứng dụng cho phép người dùng đăng và cập nhật các mẫu tin ngắn với độ dài khoảng hơn hai trăm kí tự trên Intemet, là nơi chia sẽ tin tức nhanh đang diễn ra trên khắp thế giới.
Câu 12: Mạng xã hội có những đặc điểm nào sau đây?
A. Nội dung trên mạng xã hội là do người dùng tự tạo ra và chia sẻ dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Nội dung được đăng tải lên và được hiển thị ngay lập tức.
B. Người dùng tạo ra hồ sơ cả nhân, kết bạn trên mạng xã hội.
C. Phát triển cộng đồng trên mạng xã hội bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Tham gia mạng xã hội, chúng ta có thể:
A. Tạo trang thông tin cá nhân, chia sẻ những ý tưởng của mình, bài viết, hình ảnh, video.
B. Thông báo về một số hoạt động, sự kiện trên mạng hay ngoài đời; bình luận, bảy tỏ ý kiến đối với nội dung ở các trang của bạn bè.
C. Qua Messenger có thể gửi tin nhắn cho bạn hoặc thực hiện cuộc gọi trực tiếp như gọi điện thoại hay cuộc gọi video.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 14: Mỗi mạng xã hội có những cách thức khác nhau để thực hiện một số chức năng cơ bản như
A. Kết nối người dùng
B. Trò chuyện, trao đổi, chia sẻ thông tin
C. Tìm kím và lưu trữ thông tin
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 15: Những hạn chế của mạng xã hội đó là?
A. Đưa thông tin không chính xác hoặc tin xấu khiến chúng ta tin vào những thông tin sai lệch
B. Có thể dễ dàng tiếp cận với những thông tin nguy hiểm, hình ảnh bạo lực
C. Nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân
D. Tất cả các phương án trên
Câu 16: Một số người lợi dụng mạng xã hội để thực hiện các việc sai trái, ví dụ như
A. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật
B. Kết nối, giáo lưu và học hỏi được những kiến thức, kĩ năng từ những người có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu.
C. Tin nhắn rác, lừa đảo, quấy rối, doạ nạt, phát tán mã độc.
D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
Câu 17: Mục đích của mạng xã hội là gì?
A. Chia sẻ, học tập.
B. Chia sẻ, học tập, tương tác, tiếp thị.
C. Chia sẻ, học tập, tiếp thị.
D. Chia sẻ, học tập, tương tác.
Câu 18: Đối với học sinh, mạng xã hội có những điểm tích cực nào sau đây?
A. Kết nối bạn bè, tham gia diễn đàn
B. Họp nhóm trao đổi, hỗ trợ học tập, rèn luyện
C. Giao lưu các nhóm hoạt động thể thao, giải trí như bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua,...
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Lợi ích của mạng xã hội đối với người sử dụng là gì?
A. Được trang bị tốt hơn các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành những công dân tích cực trong xã hội.
B. Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè, gắn kết với bạn bè, cảm thấy bớt bị cô lập.
C. Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 20: Ưu điểm của mạng xã hội là gì?
A. Giúp người dùng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, phong phú
B. Cho phép người dùng có thể cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân
C. Tiềm ẩn những nguy cơ như thông tin không chính xác, không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 21: Những rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng mạng xã hội đó là?
A. Được trang bị tốt hơn các kiến thức và kĩ năng cần thiết để trở thành những công dân tích cực trong xã hội.
B. Cập nhật và hiểu biết về các vấn đề văn hoá và xã hội mới.
C. Thông tin cá nhân có thể bị đánh cắp và lợi dụng.
D. Sáng tạo và chia sẻ ý tưởng của mình với bạn bè, gắn kết với bạn bè, cảm thấy bớt bị cô lập.
Câu 22: Học sinh phổ thông cần lưu ý gì khi tham gia mạng xã hội?
A. Các em cần có sự hỗ trợ và cho phép của cha mẹ, thầy cô giáo khi sử dụng mạng xã hội vì các em vẫn là trẻ vị thành niên, thể chất và tinh thần của các em chưa phát triển toàn diện, do đó rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực.
B. Trang bị những kiến thức cần thiết
C. Cần tuân thủ đúng các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Intemet.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 23: Học sinh chỉ nên chia sẻ những gì trên mạng xã hội?
A. Quan điểm, ý kiến cá nhân về 1 vấn đề nào đó.
B. Thông tin cá nhân.
C. Những lời lẽ miệt thị, xúc phạm người khác.
D. Điều bức xúc, khó chịu về người này người kia hay 1 hiện tượng nào đó.
Câu 24: Là một học sinh, chúng ta nên làm gì trên mạng xã hội?
A. Xúc phạm, miệt thị người khác.
B. Kết nối với bạn bè thân thiết 1 cách an toàn.
C. Bản hàng kém chất lượng để kiếm lời.
D. Khoe mẽ sự giàu có của bản thân.
Câu 25: Trường hợp học sinh có thể bị đình chỉ thi và bị công an điều tra, xử lí vì hành vi nào sau đây?
A. Nói xấu bạn trên facebook.
B. Dùng mạng xã hội đễ đe dọa người khác.
C. Sử dụng mạng xã hội để nhờ người khác giải bài tập.
D. Chụp đề thi, chia sẻ đề thi lên mạng xã hội nhờ làm hộ.
2. THÔNG HIỂU (18 câu)
Câu 1: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Thông tin cá nhân trên mạng xã hội nên để công khai để giới thiệu với bạn bè
B. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều dễ dẫn đến trầm cảm, học tập sa sút.
C. Mạng xã hội là nơi tuyệt đối an toàn, không ai bị lừa hay bị lôi kéo vào những việc làm phạm pháp.
D. Mạng xã hội làm tăng tương tác trực tiếp giữa người với người, giảm tương tác trong cộng đồng ảo.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về những lợi ích của mạng xã hội?
1) Cập nhật tin tức mới nhanh nhất.
2) Luôn cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất.
3) Kết nối với nhiều người khắp nơi trên thế giới.
4) Trò chuyện trực tiếp với bạn bè, người thân.
A. (1) (3) (4)
B. (2) (4) (1)
C. (2) (3) (4)
D. (1) (2) (4)
Câu 3: Trong các câu sau, những câu nào đúng?
A. Em không thể đưa ý kiến của mình lên các trang cá nhân của bạn bè trên mạng xã hội.
B. Em có thể thay ảnh đại diện tài khoản Facebook cá nhân của một người bạn bắt kì.
C. Sau khi tạo tài khoản Facebook, em không thể thay đổi những thông tin cá nhân của mình trên trang cá nhân.
D. Em có thể chia sẻ bài viết của em cho bạn bè trên mạng xã hội Facebook.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi muốn sử dụng Internet an toàn và hiệu quả?
A. Hạn chế sử dụng Internet vào những công việc vô ích như chơi game, xem phim hay theo dõi các chương trình truyền hình. Việc này không những làm mất thời gian mà còn gây ảnh hưởng đến thần kinh và mắt của học sinh.
B. Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm hiệu quả nguồn dữ liệu trên Internet và tham gia các nhóm học tập tích cực, tiến bộ để tránh bị lôi kéo vào các cuộc bàn luận vô bổ
C. Nên truy cập những trang web có nội dung bạo lực, đồi trụy, phản động. Cần có chính kiến rõ ràng để không bị lôi kéo bởi các nhóm, tổ chức không minh bạch để tránh bị lợi dụng
D. Tất cả phát biểu trên đều đúng.
Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
(1) Mạng xã hội là một website.
(2) Có thể xóa bài đăng trên trang cá nhân của bạn bè mà mình muốn.
(3) Có thể tìm mọi thông tin mình muốn trên mạng xã hội.
(4) Nội dung trên mạng xã hội do người dùng tự tạo, tự chia sẻ.
A. (2), (3)
B. (3), (4)
C. (1), (4)
D. (2), (4)
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về một số ảnh hưởng xấu của mạng xã hội và cách khắc phục?
A. Thông tin sai lệch, thông tin không đáng tin cậy và có nội dung xấu lan truyền trên mạng xã hội khiến mọi người tin và làm theo gia dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi đọc thông tin trên mạng xã hội cần phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc của thông tin.
B. Thông tin cá nhân như địa, chỉ số điện thoại, được công khai trên mạng xã hội có thể bị kẻ xấu lợi dụng, đánh cắp, lừa đảo hoặc gây phiền toái. Vì thế, cần hạn chế việc đưa thông tin cá nhân của mình và bạn bè một cách công khai trên mạng xã hội.
C. Một số bạn trẻ bị dụ dỗ, lôi kéo trên mạng xã hội vào những hoạt động xấu như đua xe, chơi game, cá độ,... Do vậy cần cẩn thận khi kết bạn trên mạng xã hội nên kết bạn với những người mình đã biết trong đời thực.
D. Tất cả các phát biểu trên đều đúng.
Câu 7: Trong các câu sau đây câu nào đúng?
(1) Mạng xã hội được dùng để gửi thư điện tử cho bạn bè.
(2) Có thể trò chuyện với bạn bè trên mạng xã hội qua gửi tin nhắn, thực hiện cuộc gọi trực tiếp như gọi điện thoại gọi video.
(3) Dùng mạng xã hội chỉ có thể nói chuyện trực tiếp giữa hai người không thể nói chuyện trực tiếp giữa nhiều người.
(4) Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh, video.
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (2), (4)
D. (3), (4)
Câu 8: Đâu là việc không nên làm khi tham gia vào mạng xã hội?
A. Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật; Cung cấp, chia sẻ thông tin kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội.
B. Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm, làm hạ uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
C. Nhắn tin quấy rối, đe doạ, bắt nạt người khác.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 9: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
(1) Chỉ người hoặc tổ chức tạo lập ra mạng xã hội mới đưa được thông tin lên đó.
(2) Chỉ cần truy cập vào trang mạng xã hội là có thể đưa tin tức lên đó mà không cần đăng ký tài khoản sử dụng.
(3) Người dùng có thể đăng những thông tin mà mình muốn lên mạng xã hội, miễn là có tài khoản sử dụng và kết nối internet.
(4) Có thể kết nối với những người không quen biết trên mạng xã hội.
A. (1), (2)
B. (3), (4)
C. (1), (4)
D. (2), (3)
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mạng xã hội giúp kết nối, duy trì mối quan hệ với người thân, bạn bè.
B. Mạng xã hội được sử dụng miễn phí và có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ nơi đâu khi có mạng internet.
C. Sử dụng mạng xã hội là cách duy nhất để trao đổi thông tin trên internet.
D. Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện mạng xã hội.
Câu 11: Những ý kiến nào sau đây về Facebook là đúng?
A. Là ứng dụng có hàng tỉ người dùng trên thế giới.
B. Việt Nam đứng trong top 10 những quốc gia có số người sử dụng Facebook đông nhất trên thế giới.
C. Là công cụ giúp cập nhật, chia sẻ các thông tin, hình ảnh cá nhân.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 12: Chọn các phương án không đúng khi nói về thông tin trên mạng xã hội
A. Thông tin trên mạng là thông tin được chia sẻ cho tất cả mọi người nên em có thể sử dụng tuỳ ý.
B. Thông tin trên mạng có cả thông tin tốt và thông tin xấu, không nên sử dụng và chia sẻ tuỳ tiện.
C. Mạng xã hội sử dụng và chia sẻ thông tin vào mục đích sai trái có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
D. Mạng xã hội đăng và chia sẻ thông tin giả, thông tin cá nhân của người khác, thông tin đe doạ, bắt nạt,... gây hậu quả cho người khác và chính mình là các ví dụ về việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.
Câu 13: Ý kiến nào sau đây không phải là đặc điểm của mạng xã hội?
A. Mạng xã hội có sự tham gia trực tiếp của nhiều người trên cùng một web
B. Mạng xã hội là một website kín
C. Mạng xã hội là một website mở
D. Mạng xã hội có nội dung của website được xây dựng bởi thành viên tham gia
Câu 14: Chọn phát biểu sai khi nói về mạng xã hội?
A. Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội,... là những kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet.
B. Mạng xã hội giúp người sử dụng kết nối, giao lưu, chia sẻ và thảo luận các vấn đề mà họ quan tâm.
C. Mạng xã hội chỉ có một mặt tốt vì có rất nhiều ưu điểm.
D. Cách thức tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất để người sử dụng tham gia là dưới dạng các website.
Câu 15: Phương án nào sau đây sai khi nói về nhược điểm của mạng xã hội?
A. Mạng xã hội lan truyền thông tin nhanh chóng và rộng khắp.
B. Mạng xã hội được sử dụng để lấy cắp dữ liệu.
C. Mạng xã hội làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người sử dụng.
D. Mạng xã hội là môi trường lí tưởng cho việc bắt nạt và đe dọa trực tuyến.
Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mạng xã hội?
A. Dùng chim bồ câu đưa thư, gửi thư qua bưu điện, sử dụng điện báo, điện thoại... là các cách trao đổi thông tin.
B. Thư điện tử, diễn đàn, mạng xã hội hoạt động trên nền tảng Internet là các kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay.
C. Mạng xã hội là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau.
D. Tất cả nhận định trên đều đúng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạng xã hội?
A. Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất là dưới dạng các website.
B. Mạng xã hội luôn có tính hai mặt, tốt và xấu.
C. Cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ trước khi quyết định tham gia vào mạng xã hội.
D. Mạng xã hội không có quy định về độ tuổi tham gia. Ví dụ Facebook cho phép tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đăng kí.
Câu 18: Chọn phương án sai khi nói về ưu điểm của mạng xã hội?
A. Giúp người sử dụng kết nối với người thân, bạn bè.
B. Hỗ trợ người sử dụng giảng dạy và học tập.
C. Tăng khả năng giao tiếp trực tiếp.
D. Là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
3. VẬN DỤNG (15 câu)
Câu 1: Em nên chia sẻ những thông tin nào dưới đây cho bạn bè trên mạng xã hội?
1) Thông tin đang được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội và chưa được xác thực.
2) Các nguồn tài liệu tham khảo và thông tin hữu ích về các môn học.
3) Thông tin đời tư về những người bạn thân của em.
4) Thông tin về các sự kiện như thành tích học tập nổi bật hay chuyến dã ngoại cùng gia đình em.
A. (3) (4)
B. (1) (3)
C. (2) (4)
D. (1) (4)
Câu 2: Theo em những cách sử dụng mạng xã hội nào dưới đây là an toàn và văn minh?
1) Kiểm chứng thông tin cẩn thận trước khi chia sẻ lên mạng xã hội.
2) Chỉ kết bạn với những người quen biết trong đời thực.
3) Đưa tất cả thông tin cá nhân công khai với mọi người trên mạng xã hội.
4) Không đưa ra những bình luận tiêu cực, xúc phạm người khác trên mạng xã hội.
A. (2) (3) (4)
B. (1) (2) (4)
C. (1) (3) (4)
D. (1) (2) (3)
Câu 3: Người dùng có thể sử dụng ứng dụng Messenger để
A. thực hiện cuộc gọi thoại, cuộc gọi video với bạn bè
B. gửi hình ảnh tệp tin cho bạn một cách dễ dàng
C. Xem video
D. Cả hai phương án A, B đều đúng.
Câu 4: Em hãy sắp xếp các bước dưới đây để thay đổi ảnh bìa và ảnh đại diện cho hồ sơ cá nhân trên Facebook
(1) Đăng nhập tài khoản Facebook.
(3) Thay đổi ảnh bìa chọn Add cover photo, chọn ảnh bìa muốn thay, chọn Save.
(2) Thay đổi ảnh đại diện chọn Update profile picture chọn ảnh đại diện muốn thay chọn Save.
A. (2) (3) (1)
B. (1) (2) (3)
C. (1) (3) (2)
D. (2) (3) (1)
Câu 5: Đâu là những cách trao đổi thông tin trên mạng xã hội?
(1) Đăng thông tin trên trang cá nhân và chia sẻ với bạn bè.
(2) Bình luận các bài đăng của bạn bè.
(3) Tạo các nhóm để trao đổi.
(4) Trò chuyện trên Messenger.
A. (1) (2) (3) (4)
B. (1) (2) (3)
C. (2) (3)
D. (3) (4)
Câu 6: Facebook ra đời vào năm 2004 và được sáng tạo bởi
A. Mark Zuckerberg
B. Steve Jobs
C. Warren Buffett
D. Bill Gates
Câu 7: Mọi người có tài khoản Facebook đều có thể kết nối tự nguyện với những người mà mình muốn giao lưu và chia sẻ thông tin. Quá trình này bao gồm
A. Gửi yêu cầu kết bạn và chấp nhận lời mời
B. Bấm theo dõi và chấp nhận lời mời
C. Gửi lời mời kết bạn và bấm theo dõi
D. Bấm hủy kết bạn, chặn người dùng
Câu 8: Trong thời gian qua ở Việt Nam, một số mạng xã hội được ra đời và sử dụng như
A. Zalo
B. Zing Me
C. Lotus
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 9: Không nên dùng mạng xã hội cho mục đích nào dưới đây?
A. Bình luận xấu về người khác.
B. Giao lưu, học hỏi bạn bè.
C. Chia sẻ những bài viết về học tập, làm việc tích cực.
D. Tìm kiếm tài liệu.
Câu 10: Trong các website dưới đây, website nào là mạng xã hội?
A. https://www.facebook.com
B. https://thieunien.vn
C. https://englishforum.vn
D. https://hoahoctro.tienphong.vn
Câu 11: Những website nào sau đây là mạng xã hội?
(1) https://youtube.com
(2) https://zalo.me
(3) https://mail.yahoo.com
(4) https://thethao247.vn
A. (1), (2)
B. (2), (4)
C. (3), (1)
D. (3), (4)
Câu 12: Facebook có những chức năng nào sau đây?
A. Tạo, đăng tải bài viết mới.
B. Tìm kiếm, kết nối, trò chuyên với bạn bè.
C. Theo dõi hoạt động trên facebook của người đã kết bạn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Website nào dưới đây không phải là mạng xã hội?
A. vietnamnet.vn.
B. facebook.com.
C. youtube.com.
D. instagram.com.
Câu 14: Khi sử dụng Facebook, em nên kết bạn với những ai?
A. Bất kỳ người nào mình tò mò, muốn biết thông tin.
B. Người mình thực sự biết và tin tưởng.
C. Bất kỳ người nào gửi lời mời kết bạn.
D. Kết bạn ngẫu nhiên để có thật nhiều bạn bè.
Câu 15: Tham gia mạng xã hội em có thể làm gì?
A. Tạo trang thông tin cá nhân, chia sẻ những ý tưởng của mình, bài viết, hình ảnh, video
B. Thông báo về một số hoạt động, sự kiện trên mạng hay ngoài đời
C. Bình luận bày tỏ ý kiến đối với nội dung ở các trang của bạn bè
D. Tất cả cá đáp án trên
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm gồm ba học sinh thực hiện
tìm hiểu và thảo luận về chủ đề”Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
cuộc sống và môi trường. Em đã làm gì để chống lại biến đổi khí hậu?”. Em hãy sắp xếp các bước sau đây để tạo một nhóm trao đổi và chia sẻ thông tin qua Facebook.
(1) Đưa nội dung thông tin cần trao đổi. Tại cửa sổ nhóm, các thành viên dưa thông tin cần trao đổi bằng cách chọn Discussion, nhảy chuột vào phần tạo bài đăng What's on your mind sẽ xuất hiện cửa số Create Post, nhập nội dung trao đổi, chọn Post.
(2) Tại cửa sổ trang Facebook cá nhân, nháy chuột vào + (ở phía trên cửa sổ) và chọn Group
(3) Chọn và điền các thông tin vào cột bên trái cửa sổ Create group.
+ Nhập tên nhóm vào ô Group name
+ Chọn nhóm công khai (Public) hoặc riêng tư (Private) tại ô Choose privacy.
+ Mời thành viên tham gia nhóm bằng cách nhảy chuột vào ô Invite friends, gõ tên tài khoản Facebook hoặc địa chỉ email của thành viên.
+ Chon Create.
(4) Mở website https // www. facebook.com và đăng nhập tài khoản Facebook cá nhân.
A. (1) – (2) – (3) – (4)
B. (2) – (3) – (4) – (1)
C. (4) – (3) – (2) – (1)
D. (4) – (2) – (3) – (1)
Câu 2: Sắp xếp thứ tự các bước sau để tạo tài khoản xã hội Instagram và giao lưu và chia sẻ thông tin
(1) Nếu muốn tạo tài khoản mới em nháy chuột chọn“Bạn chưa có tài khoản ư? Đăng ký”
(2) Tạo tài khoản bằng cách mở trình duyệt và truy cập vào trang web có địa chỉ instagram.com.
(3) Nhập đầy đủ các thông tin cần thiết
(4) Tiếp theo em sẽ nhận được mã xác nhận (gửi vào thư điện tử hoặc số điện thoại). Em nhập mã xác nhận và chọn “Tiếp” để hoàn thành việc tạo tài khoản
(5) Nháy chuột vào mục “Đăng kí” để đăng kí tài khoản
(6) Nhập ngày sinh (thông tin này được dùng làm căn cứ để lựa chọn thông tin quảng cáo phù hợp với lứa tuổi của em)
(7) Thay đổi ảnh đại diện bằng cách nháy chuột vào ảnh đại diện để thay đổi từ hình ảnh mặc định sang hình ảnh mà em chọn
(8) Chia sẻ ảnh bằng cách nháy chuột vào nút chia sẻ.
Thứ tự đúng là
A. (1)-(2)-(3)-(4)-(5)-(6)-(7)-(8)
B. (2)-(1)-(3)-(5)-(6)-(4)-(7)-(8)
C. (8)-(3)-(2)-(4)-(6)-(5)-(7)-(1)
D. (7)-(2)-(3)-(6)-(5)-(4)-(1)-(8)
Câu 3: Sau khi tạo tài khoản Facebook, em có thể tạo lập hồ sơ với các hình ảnh đại diên, ảnh bìa và các thông tin cá nhân. Hãy sắp xếp các bước dưới đây để tạo hồ sơ cá nhân trên Facebook của mình.
(1) Cập nhật thông tin cá nhân bằng cách chọn Edit Profile, thay đổi ảnh bìa, ảnh đại diện, nhập các thông tin cá nhân như nơi ở, sở thích
(2) Cập nhật ảnh đại diện bằng cách chọn Update profile picture (biểu tượng máy ảnh), rồi chọn tập ảnh trong máy tính làm ảnh đại diện, chọn Save.
(3) Cập nhật ảnh bìa bằng cách chọn Add cover photo, chọn tệp ảnh trong máy tính làm ảnh bìa, chọn Save.
(4) Đăng nhập tài khoản Facebook
A. (4) - (2) - (3) - (1)
B. (3) - (2) - (1) - (4)
C. (2) - (3) - (1) - (4)
D. (2) - (4) - (1) - (3)
Câu 4: Em hãy sắp xếp các bước để đăng thông báo của Bộ y tế về các biện pháp phòng dịch Covid-19, có hình ảnh minh họa kèm theo lên trang cá nhân Facebook và chia sẻ cho bạn bè?
(2) Đăng nhập tài khoản Facebook.
(4) Chọn What’s on your mind?
(5) Nhập nội dung về các biện pháp phòng chống dịch covid-19 của Bộ Y tế muốn chia sẻ vào cửa sổ Create post hoặc dán địa chỉ trang web có nội dung muốn chia sẻ.
(1) Chọn dấu (…) ở mục Add to you post, Chọn Photo/Video, chọn ảnh đăng.
(3) Chọn Post.
(6) Chọn danh sách những người có thể xem được nội dung bài đăng.
A. (1) – (2) – (5) – (4) – (3) – (6)
B. (2) – (4) – (5) – (1) – (6) – (3)
C. (2) – (5) – (4) – (1) – (3) – (6)
D. (2) – (4) – (5) – (1) – (3) – (6)
=> Giáo án điện tử bài 3: Trao đổi thông tin trên mạng xã hội