Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐD Bài 2:Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐD_Bài 2_Ứng xử tránh rủi ro trên mạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 2: ỨNG XỬ TRÁNH RỦI RO TRÊN MẠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (18 câu)

Câu 1: Dấu hiệu của việc dụ dỗ và bắt nạt qua mạng?

A. Người không thân thiết thường xuyên nhắn tin trò chuyện.

B. Tặng quà để mua chuộc, hẹn gặp chúng.

C. Khống chế, hăm dọa, bắt làm theo yêu cầu của chúng.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:

A. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.

B. Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.

C. Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 3: Nghiện game dẫn đến tác hại gì?

A. Suy kiệt sức khỏe.

B. Có thể dẫn đến tử vong.

C. Trộm cắp, lừa đảo lấy tiền chơi game.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Internet có thể gây tác hại gì?

A. Ảnh hưởng đến sức khỏe: bộ não không có thời gian nghỉ ngơi, dễ mất ngủ, tự ti.

B. Có thể trao đổi thông tin với nhau tiện lợi.

C. Dễ bị mạo danh.

D. Ý A và C đúng.

Câu 5: Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?

A. Lôi kéo, tặng quà, hăm dọa, khống chế làm theo yêu cầu của chúng.

B. Bạn bè tặng quà sinh nhật.

C. Bạn bè gửi lời chúc mừng sinh nhật qua mạng.

D. Bạn bè nhắn tin hỏi thăm qua mạng.

Câu 6: Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

A. Bắt nạt hoặc tiếp tay cho kẻ bắt nạt.

B. Lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi trụy.

C. Ăn cắp thông tin trên mạng (vi phạm bản quyền tác giả).

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Nghiện mạng xã hội sẽ dẫn đến tình trạng gì?

A. Sống trong không gian ảo nhiều hơn ngoài đời thực.

B. Quen sống khép kín, trở nên rụt rè, thiếu tự tin.

C. Mất nhiều thời gian vô bổ.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Em nên sử dụng webcam khi nào?

A. Không bao giờ sử dụng webcam.

B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …

C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.

D. Khi nói chuyện với bất kì ai

Câu 9: Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?

A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.

B. Không mở email từ địa chỉ lạ.

C. Không truy cập trang web không lành mạnh.

D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.

 

Câu 10: Hành động nào sau đây là đúng?

A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ

B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng

C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực

D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội

 

Câu 11:Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?

A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng

B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc

C.  Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...

D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng

 

Câu 12: Thực hiện những điều nào sau đây sẽ giúp em phòng tránh nghiện Internet

A. Chỉ truy cập Internet khi có mục đích rõ ràng.

B. Tự giác tuân thủ quy định về thời gian sửu dụng Internet một cách hợp lí của bản thân.

C. Không thức khuya, trốn học để lên mạng.

D. Cả A, B, C

 

Câu 13: Đối với học sinh, cách tốt nhất nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?

A. Nói lời xúc phạm người đó.

B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.

C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.

D. Đe dọa người bắt nạt mình.

 

Câu 14: Để tham gia mạng an toàn em nên thực hiện những điều gì?

A. Không cung cấp thông tin cá nhân.

B. Không tin tưởng tuyệt đối người tham gia trò chuyện.

C. Sử dụng tên tài khoản trung lập, không quá đặc biệt.

D. Tất cả các phương án trên    

Câu 15: Em không nên chia sẻ những thông tin nào trên mạng xã hội?

A. Thông tin cá nhân của bản thân

B. Thông tin cá nhân của bạn bè

C. Nói xấu một bạn mà em ghét

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 16: Nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Là tình trạng dành quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, trên mạng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày

B. Là tình trạng chơi game liên tục không kiểm soát được, dù biết điều này đang tổn hại đến sức khỏe của chúng

C. Tiếp tục hoặc chơi game ngày càng nhiều, bất chấp sự xuất hiện của những hậu quả tiêu cực

D. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 17: Thông tin xấu có thể được phát tán qua những kênh thông tin nào?

A. Thư điện tử                              

B. Mạng xã hội        

C. Tin nhắn điện thoại                  

D. Cả A, B, C

 

Câu 18: Thông tin có nội dung xấu là gì?

A. Thông tin khuyến khích sử dụng chất gây nghiện.

B. Thông tin kích động bạo lực.

C. Thông tin rủ rê đánh bạc, kiếm tiền.

D. Tất cả các thông tin trong ba phương án trên.

 

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Theo em, thế nào là “ăn cắp trên không gian mạng”.

Hãy chọn câu đúng:

A. Tra tìm một câu nói nổi tiếng mà không nhớ được nguyên văn.

B. Chép lại nguyên một đoạn văn bản mà không nêu rõ nguồn của đoạn văn bản đó.

C. Tìm kiếm một mẫu trình bày PowerPoint đẹp để học theo.

D. Lấy hình logo, biểu tượng có trên mạng khi trình bày về cơ quan, doanh nghiệp đó.

 

Câu 2: Không để nghiện game, nghiện mạng xã hội chúng ta cần làm gì?

A. Tuân theo quy định của bố mẹ.

B. Tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày.

C. Cả 2 ý trên đều đúng.

D. Cả 2 ý trên đều sai.

Câu 3: Theo em, chúng ta cần làm gì để giảm rủi ro khi bị bắt nạt qua mạng? (nhiều đáp án)

Hãy chọn những câu đúng:

A. Không sử dụng mạng xã hội.

B. Không kết bạn với bất cứ ai ngoài người thân trong gia đình.

C. Không thổ lộ chuyện riêng của mình với người mới quen.

D. Nói ngay với bố mẹ khi thấy biểu hiện nhiệt tình quá mức của người quen qua mạng.

Câu 4: Em cần làm gì khi thấy một tin giật gân, một đoạn clip hoặc hình ảnh gây sốc trên mạng xã hội?

Hãy chọn câu sai:

A. Lập tức chuyển tiếp cho nhóm bạn trên mạng.

B. Không tin ngay, có thể là việc làm giả để “câu like”.

C. Không chuyển tiếp hay phát tán rộng rãi.

D. Không vội tin ngay đặc biệt với những trang web không chính thống

Câu 5: Theo em vì sao không được để mình bị nghiện mạng xã hội, nghiện game?

 Hãy chọn câu sai:

A. Mạng xã hội không có ích lợi gì, phải tránh xa.

B. Nghiện mạng xã hội làm mất thời gian học hành sa sút.

C. Nghiện mạng xã hội làm xa rời cuộc sống thực có thể dẫn đến trầm cảm.

D. Chơi game nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai về hậu quả của việc nghiện Internet?

A. Giúp cho đầu óc tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn.

B. Thị lực, sức khỏe và kết quả học tập giảm sút.

C. Bị phụ thuộc vào thế giới ảo, thờ ơ, vô cảm với xung quanh, dễ bị tự kỉ, trầm cảm.

D. Ít vận động thể chất, ngại giao lưu, ngại trò chuyện.

Câu 7: Theo em vì sao không được để mình bị nghiện mạng xã hội, nghiện game? Hãy chọn những câu sai:

A.Mạng xã hội không có ích lợi gì, phải tránh xa.

B. Nghiện mạng xã hội làm mất thời gian học hành sa sút.

C. Nghiện mạng xã hội làm xa rời cuộc sống thực có thể dẫn đến trầm cảm.

D. Chơi game nhiều có thể gây hại cho sức khỏe.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Sự theo dõi, nhắc nhở của người thân là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

B. Ý thức tự giác của bản thân là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

C. Cài đặt phần mềm giới hạn thời gian sử dụng Internet là yếu tố là quan trọng nhất giúp tránh nghiện Internet

D. Cả A, B, C

Câu 9:Theo em tình huống nào sau đây là truy cập hợp lệ?

A. Truy cập vào tài khoản mạng xã hội Facebook của người khác khi biết được tài khoản đăng nhập và mật khẩu.

B. Truy cập vào các liên kết do thầy có gửi để lấy tài liệu học tập.

C. Sử dụng máy tính, điện thoại của bạn khi chưa biết bạn có đồng ý hay không.

D. Truy cập vào trang web có nội dung kích động bạo lực, cổ xuý cho hành vi thiếu văn hoá, vô cảm.

 

Câu 10: Theo em, tác hại của việc nghiện chơi game trên mạng là gì?

A. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu

B. Luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, bi quan, cảm thấy cô đơn, bất an

C. Mất hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game, học hành chểnh mảng.

D. Tất cả đáp án trên

 

3. VẬN DỤNG (12 câu)

Câu 1: Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?

A. Coi như không biết.

B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.

C. Chia sẻ những video cho bạn.

D. Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.

Câu 2: Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng như thế nào?

A. Không dùng mạng xã hội nữa.

B. Kết bạn với nhiều người lạ cho vui.

C. Thường xuyên nói chuyện thân thiết với người lạ.

D. Cảnh giác với “người quen trên mạng” quá tốt bụng, đó có thể là kẻ xấu dụ dỗ em.

Câu 3: Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

A. Trước tiên không được dùng nó vào mục đích xấu.

B. Liên hệ với tác giả, xem có được sự đồng ý không.

C. Có thể sử dụng tác phẩm (tấm ảnh, đoạn văn) ở mức độ trích dẫn hoặc đưa tin.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?

A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.

B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.

C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.

D. Mở video đó và xem.

Câu 5: Nếu bị đe dọa trên mạng, em sẽ làm như thế nào?

A. Dũng cảm nói ra với bố mẹ, thầy cô hoặc người thân giúp đỡ.

B. Không dám nói ra cho ai biết.

C. Tự một mình giải quyết.

D. Viết trong nhật kí riêng.

Câu 6: Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp bạn một video bạo lực. Em sẽ:

A. Chia sẻ giúp bạn.

B. Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.

C. Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè của em.

D. Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.

 

Câu 7:Nếu kẻ dụ dỗ trên mạng muốn gặp riêng em, em sẽ làm thế nào?

A. Đồng ý gặp riêng.

B. Không đồng ý gặp, vì không biết họ là ai.

C. Đồng ý gặp nhưng rủ bạn đi cùng.

D. Nhờ bạn bè đi gặp hộ, còn bản thân không đi.

 

Câu 8: Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ:

A. Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh.

B. Coi như không biết.

C. Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.

D. Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh để Facebook khóa tài khoản mạo danh.

 

Câu 9: Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:

A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa.

B. Nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào.

C. Sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

 

Câu 10: Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?

A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.

B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được.

C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.

D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.

 

Câu 11: Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Tự nhận thấy dạo này bản thân thường thức rất khuya để vào mạng xã hội”.

A. Vẫn tiếp tục vào mạng xã hội như trước đó. 

B. Rủ rê bạn bè cùng vào mạng xã hội để trò chuyện đêm khuya.

C. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời gian hợp lý hơn.

D. Xóa luôn mạng xã hội và không bao giờ sử dụng nữa.

 

Câu 12:Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?

A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.

B. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.

C. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.

D. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em dùng mạng xã hội trên máy tính công cộng nhưng quên không thoát đăng nhập ra, bạn thân của em thấy thế không bảo em mà dùng tài khoản của em nhắn tin cho bạn bè của em với lời lẽ không hay. Em sẽ làm gì?

A. Đăng lên mạng xã hộ để chửi mắng người bạn này.

B. Nhắn tin lên án, phê bình gay gắt bạn.

C. Gặp trực tiếp hoặc nhắn tin bảo bạn không nên làm thế vì đó là tài khoản cá nhân, nếu mình quên thoát đăng nhập thì bạn nên bảo mình hoặc thoát đăng nhập hộ mình.

D. Bình luận vào bài của mình để chỉ trích.

Câu 2: Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu. Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?

A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.

B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.

C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.

D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.

Câu 3: Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngôi ngay vào máy đề chơi. nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học đề về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học đề chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:

A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy

B. Nghiện Internet đền mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành

C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dẫn mất đi năng lực sáng tạo

D. Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục

=> Giáo án tin học 7 cánh diều bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay