Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐE Bài 2: Làm quen với trang tính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐE_Bài 2_Làm quen với trang tính. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tin học 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC

BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN

PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN

BÀI 2: LÀM QUEN VỚI TRANG TÍNH

  1. TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (20 Câu)

Câu 1: Các cột của trang tính được xếp theo thứ tự như nào?

  1. Xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C…
  2. Xếp theo thứ tự chữ số 1, 2, 3…
  3. Xếp theo thứ tự tùy ý người dùng.
  4. Tất cả các ý trên đều đúng.

 

Câu 2: Sheet1, sheet2, sheet3 được gọi là?

  1. Tên bảng tính
  2. Tên trang tính
  3. Tên ô tính
  4. Tên cột tính

 

Câu 3: Muốn thêm một trang tính mới (sheet) ta nhấn vào dấu gì trên thanh điều hướng?

  1. A.

C.

 

Câu 4: B4 được gọi là?

  1. Địa chỉ ô tính
  2. Ô tính
  3. Trang tính
  4. Thanh công thức

Câu 5: Địa chỉ của ô tính là?

  1. Một hàng
  2. Một cột
  3. Một sheet
  4. Giao của một cột với một hàng

 

Câu 6: Các hàng của trang tính được xếp theo thứ tự như nào?

  1. Xếp theo thứ tự tùy ý người dùng.
  2. Xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C…
  3. Xếp theo thứ tự chữ số 1, 2, 3…
  4. Tất cả các ý trên đều sai.

 

Câu 7: Chương trình bảng tính, ngoài chức năng tính toán còn có chức năng:

  1. Tạo biểu đồ.
  2. Tạo trò chơi.
  3. Tạo video
  4. Tạo nhạc.

 

Câu 8: Bảng tính Excel mở ra, mặc định có mấy trang tính (sheet)?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

 

Câu 9: Các thao tác với hàng và cột?

  1. Điều chỉnh độ rộng của cột.
  2. Điều chỉnh độ cao của hàng.
  3. Chèn thêm cột và hàng trống.
  4. Cả A, B và C.

 

Câu 10: Trên trang tính, các ký tự chữ cái A,B,C,….được gọi là:

  1. Tên hàng.
  2. Tên ô.
  3. Tên cột.
  4. Tên khối.

 

Câu 11: Các thành phần chính trên trang tính gồm có:

  1. Hộp tên, khối, các ô tính.
  2. Hộp tên, khối, các hàng.
  3. Hộp tên, thanh công thức, các cột.
  4. Hộp tên, khối, thanh công thức.

 

Câu 12: Để chuyển sang ô kề bên phải trong cùng hàng đó ta nhấn phím:

  1. Tab
  2. Backspace
  3. Enter
  4. End

 

Câu 13: Khi nhập số vào ô tính thì dữ liệu được tự động:

  1. Căn trái
  2. Căn phải
  3. Căn giữa
  4. Căn đều hai bên

 

Câu 14: Mỗi bảng tính gồm có bao nhiêu trang tính?

  1. 1
  2. 3
  3. 10
  4. Nhiều

 

Câu 15:  Vùng dữ liệu trên bảng tính có hình gì?

  1. Hình tam giác.
  2. Hình chữ nhật.
  3. Hình tròn.
  4. Có thể là hình bất kì.

 

Câu 16: Phần mềm bảng tính là phần mềm ứng dụng có chức năng?

  1. Ghi lại và trình bày thông tin dạng bảng.
  2. Thực hiện các tính toán.
  3. Xây dựng biểu đồ minh họa số liệu trong bảng.
  4. Cả A, B và C

 

Câu 17: Một nhóm ô liền kề tạo thành hình chữ nhật được gọi là?

  1. Cột
  2. Hàng
  3. Ô
  4. Vùng dữ liệu

 

Câu 18: Để viết địa chỉ khối ô, cách viết nào dưới đây là đúng?

  1. C3:F10
  2. C3;F10
  3. C3.F10
  4. C3-F10

 

Câu 19: Địa chỉ ô nào dưới đây là đúng?

  1. E
  2. 6
  3. E6
  4. 6E

Câu 20:  Nhóm lệnh nào chứa các lệnh để định dạng dữ liệu?

  1. Font và Alignment
  2. Cell và Alignment
  3. Font và Cell
  4. Alignment và Editing

 

  1. THÔNG HIỂU (14 Câu)

Câu 1: Khi nhập dữ liệu, có cách nào chuyển sang ô khác để nhập?

  1. Nhấn Enter
  2. Nhấn Tab
  3. Nháy chuột vào ô tiếp theo
  4. Cả A, B và C

 

Câu 2: Hãy chọn câu đúng:

Nếu nhìn thấy trong một ô tính có các ký hiệu “######” thì có nghĩa là:

  1. Nhập sai dữ liệu.
  2. Bảng tính thông báo lỗi tính toán sai.
  3. Cột đó có độ cao chưa đủ để hiển thị dữ liệu.
  4. Ô đó có độ rộng chưa đủ nên không hiển thị hết chữ số.

 

Câu 3: Bảng trong phần mềm bảng tính có gì khác với bảng trong phần mềm soạn thảo văn bản?

  1. Có tên trang tính.
  2. Có địa chỉ ô, có cột, hàng, có tên hàng, tên cột.
  3. Cả 2 ý A và B đều đúng.
  4. Cả 2 ý A và B đều sai.

 

Câu 4: Làm thế nào để nhấn chọn nhiều cột (hàng) cùng một lúc?

  1. Nhấn giữ Shift và nháy chuột chọn nhiều cột (hàng) sau đó thực hiện thao tác chèn.
  2. Nhấn giữ Alt và nháy chuột chọn nhiều cột (hàng) sau đó thực hiện thao tác chèn.
  3. Nhấn giữ Ctrl và nháy chuột chọn nhiều cột (hàng) sau đó thực hiện thao tác chèn.
  4. Các ý trên đều đúng.

 

Câu 5: Trên trang tính, hộp tên hiển thị D6 cho ta biết:

  1. Địa chỉ của ô tại cột 6 hàng D.
  2. Địa chỉ của ô tại cột D hàng 6.
  3. Địa chỉ của ô tại hàng D đến hàng 6.
  4. Địa chỉ của ô tại cột D từ hàng 1 đến hàng 6.

 

Câu 6: Kết quả khi nháy chuột chọn cột G có chứa dữ liệu, sau đó nháy chuột phải và chọn nút lệnh Delete là (nhiều đáp án)

  1. Xuất hiện câu hỏi: “Cột có chứa dữ liệu. Bạn có chắc chắn muốn xóa?”
  2. Cột G sẽ bị xóa.
  3. Cột F cũ bây giờ là cột G.
  4. Cột H cũ bây giờ là cột G.

 

Câu 7: Kết quả khi nháy chuột chọn hàng 6, sau đó nháy chuột phải và chọn nút lệnh Insert là (nhiều đáp án)

  1. Một hàng trống sẽ được chèn vào dưới hàng 6.
  2. Một hàng trống sẽ được chèn vào trên hàng 6.
  3. Hàng 7 bây giờ là hàng 6 cũ.
  4. Hàng 5 bây giờ là hàng 6 cũ.

 

Câu 8: Kết quả khi nháy chuột chọn hàng 6 có chứa dữ liệu, sau đó nháy chuột phải và chọn nút lệnh Delete là (nhiều đáp án)

  1. Xuất hiện câu hỏi: “hàng có chứa dữ liệu. Bạn có chắc chắn muốn xóa?”
  2. Hàng 6 sẽ bị xóa.
  3. Hàng 7 cũ bây giờ là hàng 6.
  4. Hàng 5 cũ bây giờ là hàng 6.

 

Câu 9: Đâu là nhận định đúng?

  1. Dữ liệu nhập vào là số thì sẽ được căn thẳng theo biên trái của cột. Dữ liệu văn bản thì sẽ được căn thẳng theo biên phải của cột.
  2. Dữ liệu nhập vào là số thì sẽ được căn thẳng theo biên phải của cột. Dữ liệu văn bản thì sẽ được căn thẳng theo biên trái của cột.
  3. Dữ liệu nhập vào là số hay văn bản đều được căn thẳng theo biên trái của cột.
  4. Dữ liệu nhập vào là số hay văn bản đều được căn thẳng theo biên phải của cột.

 

Câu 10: Lý do khi chọn dùng phần mềm bảng tính Excel để làm việc với bảng số liệu mà không dùng word?

  1. Excel tự động tính toán theo công thức.
  2. Trình bày bảng số liệu rõ ràng, dễ quan sát.
  3. Excel đã làm sẵn một số lệnh tính toán, vẽ biểu đồ nên rất dễ dùng.
  4. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 11: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Một bảng tính có thể chứa nhiều trang tính.
  2. Mỗi bảng tính chỉ chứa một trang tính.
  3. Mỗi trang tính bao gồm nhiều bảng tính.
  4. Mỗi trang tính chỉ chứa một bảng tính.

 

Câu 12: Ý kiến nào sau đây là đúng với đặc điểm của trang tính?

  1. Cột được đánh số theo chữ cái A, B, C,...
  2. Hàng được đánh số theo chữ số 1, 2, 3,...
  3. Một trang tính có thể chứa nhiều bảng dữ liệu
  4. Tất cả các ý trên

 

Câu 13: Khi nhập dữ liệu không thể thực hiện theo các cách nào sau đây?

  1. Nháy chuột vào ô muốn nhập rồi nhập dữ liệu trực tiếp vào ô, nhấn phím Enter để kết thúc.
  2. Nháy chuột vào ô muốn nhập, đợi cho đến khi con trỏ soạn thảo xuất hiện, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.
  3. Nháy chuột vào vùng nhập dữ liệu, nhập dữ liệu tại vùng này, nháy chuột tại ô bất kì để kết thúc.
  4. Nháy chuột vào ô muốn nhập, nháy chuột lên vùng nhập dữ liệu, tiến hành nhập dữ liệu, nhấn phím Enter để kết thúc.

 

Câu 14: Trên trang tính, hộp địa chỉ hiển thị D9 cho em biết?

  1. Địa chỉ của ô hiện thời tại cột D, hàng 9
  2. Địa chỉ của ô hiện thời tại cột 9, hàng D
  3. Địa chỉ của ô hiện thời tại hàng D đến hàng 9
  4. Địa chỉ của ô hiện thời tại cột 9 đến cột D

 

  1. VẬN DỤNG (9 Câu)

Câu 1: Để xóa dữ liệu ta thao tác:

  1. Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
  2. Trong dải lệnh Home → Insert → Cell.
  3. Chọn ô có dữ liệu muốn xóa → Nhấn phím Delete hoặc phím Backspace.
  4. Trong dải lệnh Home → Format.

 

Câu 2: Thao tác nhập dữ liệu vào một ô trong trang tính:

  1. Chọn ô, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
  2. Chọn ô, gõ dấu =, nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
  3. Nhập dữ liệu từ bàn phím, gõ Enter
  4. Tất cả các thao tác trên.

 

Câu 3: Để chèn thêm một cột trống ta chọn:

  1. Trong dải lệnh Home → Insert → Cell
  2. Trong dải lệnh Home → Insert → Row
  3. Trong dải lệnh Home → Insert → Column
  4. Trong dải lệnh Home → Format

 

Câu 4: Để nhập dữ liệu vào ô tính thì bước đầu tiên em cần làm là gì?

  1. Nhấn Enter
  2. Nháy chuột vào ô muốn nhập
  3. Nhập dữ liệu
  4. Nháy chọn vùng dữ liệu

Câu 5: Vùng A5:B10 có bao nhiêu ô?

  1. 5 ô
  2. 10 ô
  3. 11 ô
  4. 12 ô

Câu 6: Trong trường hợp độ rộng cột không đủ hiển thị dữ liệu như Hình 6.3, em cần làm gì để dữ liệu ở cột B không tràn sang cột C?

  1. Xóa bớt dữ liệu
  2. Mở rộng cột B
  3. Mở rộng cột C
  4. Mở rộng cả hai cột

 

Câu 7: Nếu muốn căn trái dữ liệu trong ô tính là số, ví dụ số 10, thì làm thế nào?

  1. Nhập theo dạng “10”.
  2. Nhập số 10, sau đó dùng lệnh căn trái để điều chỉnh cho dữ liệu trong ô căn trái.
  3. Không thể căn trái dữ liệu là số.
  4. Đáp án khác

Câu 8: Quan sát vùng dữ liệu và cho biết vùng dữ liệu có địa chỉ là gì?

  1. B1:4C
  2. B2:C4
  3. B4:C2
  4. B4:2C

Câu 9: Em quan sát hình ảnh sau và cho biết hình ảnh này thuộc thành phần nào trên bảng tính?

  1. Vùng nhập dữ liệu.
  2. Khu vực hiển thị dữ liệu.
  3. Hộp địa chỉ.
  4. Ô hiện thời.

 

  1. VẬN DỤNG CAO (2 Câu)

Câu 1: Một vùng dữ liệu trên bảng tính bao gồm m hàng và n cột sẽ có bao nhiêu ô dữ liệu?

  1. m + n.
  2. 2(m + n).
  3. m x n.
  4. 2(m x n).

 

Câu 2: Mỗi vùng sau có bao nhiêu ô?

a) B10:C15.
b) A2:E5.
c) A5:D10.
d) M10:017.
a. 12 ô ; b. 20 ô ; c. 24 ô ; d. 20 ô
a. 12 ô ; b. 20 ô ; c. 24 ô ; d. 24 ô
a. 10 ô ; b. 15 ô ; c. 20 ô ; d. 22 ô
a. 8 ô ; b. 10 ô ; c. 24 ô ; d. 24 ô

 

=> Giáo án tin học 7 cánh diều bài 2: Làm quen với trang tính (1 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay