Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐE Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐA CĐE_Bài 3_Làm quen với trang tính (tiếp theo). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tin học 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC
BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN
PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU CƠ BẢN
BÀI 3: LÀM QUEN VỚI TRANG TÍNH (TIẾP THEO)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Thanh ngang ngay dưới vùng nút lệnh và ở bên trên các tên cột, gồm có:
A. Hộp tên.
B. Các nút lệnh.
C. Vùng nhập dữ liệu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 2: Khối được bôi đen (chọn) sẽ có dấu hiệu gì?
A. Đường viền biên khối ô sẽ hiển thị nổi bật.
B. Không có dấu hiệu gì khác.
C. Chữ sẽ có màu đỏ.
D. Viền khối ô sẽ có màu đỏ.
Câu 3: Nội dung bắt đầu với dấu =, đó là một….?
A. Phép cộng
B. Phép trừ
C. Công thức
D. Phép nhân
Câu 4: Trong chương trình bảng tính, thanh công thức cho biết:
A. Địa chỉ của ô được chọn.
B. Khối ô được chọn.
C. Hàng hoặc cột được chọn.
D. Dữ liệu hoặc công thức của ô được chọn.
Câu 5: Cặp địa chỉ của ô góc bên trái và ô góc dưới bên phải được phân cách nhau bởi dấu hai chấm (:) được gọi là?
A. Tên khối
B. Địa chỉ khối
C. Cả 2 ý A và B đều đúng.
D. Cả 2 ý A và B đều sai.
Câu 6: Hộp tên hiển thị gì?
A. Địa chỉ ô tính
B. Tên hàng
C. Tên cột
D. Tên hàm
Câu 7: Thanh công thức hiển thị nội dung gì?
A. Nội dung của ô không được chọn.
B. Nội dung của ô đang được chọn.
C. Hiển thị địa chỉ ô tính.
D. Hiển thị các nút lệnh.
Câu 8: Một nhóm ô liền kề nhau tạo thành hình chữ nhật gọi là?
A. Ô tính
B. Khối ô
C. Hàng
D. Cột
Câu 9: Dữ liệu giống như ta gõ vào ô được chọn là
A. Công thức
B. Dữ liệu trực tiếp
C. Cả A và B
D. Đáp án khác
Câu 10: Nháy chuột chọn 1 ô, địa chỉ ô xuất hiện ở đâu?
A. Hộp quà
B. Ô tính
C. Cột tính
D. Hộp tên
Câu 11:Sau khi đánh dầu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Count là gì?
A. Số lượng ô có dữ liệu trong khối
B. Tổng số các số liệu trong khối
C. Trung bình cộng của các số liệu trong khối
D. Số lượng hàng của khố
Câu 12: Sau khi đánh dấu chọn một khối ô số liệu, trên thanh trạng thái xuất hiện các thông tin về khối ô đó: Sum là gì?
A. Số lượng ô có dữ liệu trong khối
B. Tổng số các số liệu trong khối
C. Trung bình cộng của các số liệu trong khối
D. Số lượng hàng của khối
Câu 13: Trong chương trình bảng tính thanh công thức cho biết điều gì?
A. Địa chỉ của ô được chọn
B. Khối ô được chọn
C. Hàng hoặc cột được chọn
D. Dữ liệu hoặc công thức của ô được chọn
Câu 14: Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
A. Ô đầu tiên tham chiếu tới.
B. Dấu ngoặc đơn.
C. Dấu nháy.
D. Dấu bằng.
Câu 15: Tên khối hay địa chỉ của khối là cặp địa chỉ của ô góc trên bên trái và ô góc dưới bên phải, được phân cách nhau bởi dấu:
A. Chấm.
B. Chấm phẩy
C. Hai chấm.
D. Bằng
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Nhận định nào đúng?
A. Khối ô có thể là một nhóm ô liền nhau trên cùng một hàng, cùng cột hoặc thậm chí là một ô.
B. Khối ô chỉ là một nhóm ô liền nhau trên cùng một hàng.
C. Khối ô chỉ là một nhóm ô liền nhau trên cùng một cột.
D. Khối ô chỉ là một ô tính.
Câu 2: Hãy chọn câu đúng:
Nháy chuột chọn một ô, trong hộp tên xuất hiện (nhiều đáp án)
A. Địa chỉ ô và tên ô đó.
B. Dữ liệu trong ô đó.
C. Công thức trong ô đó.
D. Tên ô đó.
Câu 3: Trong chương trình bảng tính, ký hiệu khối ô từ ô D2 đến ô F6 là
A. D2:F6
B. F6:D2
C. D2..F6
D. F6..D2
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào sai?
A. Gõ nhập địa chỉ ô vào hộp tên và nhấn Enter thì ô đó được chọn.
B. Gõ nhập địa chỉ khối ô vào hộp tên và nhấn Enter thì khối ô đó được chọn.
C. Sau khi đánh dấu chọn khối ô thì địa chỉ khối xuất hiện trong hộp tên.
D. Sau khi đánh dấu chọn khối ô thì địa chỉ ô góc bên trái của khối ô xuất hiện trong hộp tên.
Câu 5: Trong chương trình bảng tính, khối ô A3:C4 là gồm các ô:
A. A3 và C4.
B. A3, A4, C3 và C4.
C. A3, A4, B3, B4, C3 và C4.
D. A3 và A4, C3, C4.
Câu 6: Việc sao chép công thức trong phần mềm bảng tính có khác với sao chép dữ liệu bình thường không?
A. Khác hoàn toàn, phần mềm bảng tính có lệnh sao chép dữ liệu và lệnh sao chép công thức riêng.
B. Giống nhau, chỉ dùng một lệnh sao chép chung cho tất cả các loại dữ liệu và công thức.
C. Không thể sao chép được công thức.
D. Một đáp án khác
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng với thao tác sao chép một công thức từ ô này sang ô khác?
A. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhắn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột vào ô muốn sao chép và nhắn Ctrl + V.
B. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Đưa con trỏ chuột vào ô chứa công thức, nhắn giữ phím Ctrl, di chuyển con trỏ chuột cho đến khi xuất hiện dấu + bên cạnh con trỏ chuột, kéo thả chuột đến ô muốn sao chép.
C. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Nhắn tổ hợp phím Ctrl + C, nháy chuột lên ô muốn sao chép và nhắn phím Enter.
D. Nháy chuột chọn ô chứa công thức. Đưa con trỏ chuột vào ô chứa công thức, chờ cho đến khi xuất hiện dấu + bên cạnh con trỏ chuột, kéo thả chuột đến ô muốn sao chép.
Câu 8: Trong hình dưới đây, khối ô được chọn là:
A. D9:F9
B. D4:F4
C. D4:F9
D. D4:D9
Câu 9: Trong hình dưới đây, ô đang được chọn là:
A. D6
B. D5
C. D1
D. 6G
3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Muốn xóa dữ liệu trong khối ô, ta làm thế nào?
A. Chọn khối ô, sau đó nhấn mũi tên.
B. Chọn khối ô, sau đó nhấn Backspace.
C. Chọn khối ô, sau đó nhấn Ctrl.
D. Chọn khối ô, sau đó nhấn Delete.
Câu 2: Muốn di chuyển đến ô A1000 một cách nhanh nhất, ta làm thế nào?
A. Gõ vào hộp tên A1000, nhấn Enter.
B. Tìm đến ô đó và nhấn chuột.
C. Dùng phím mũi tên di chuyển đến ô đó.
D. Dùng phím Tap di chuyển đến ô đó.
Câu 3: Để bỏ đánh dấu chọn khối ô ta thực hiện:
A. Nháy chuột ở bên ngoài khối ô.
B. Nháy chuột lên tên của khối ô.
C. Kéo chuột chọn toàn bộ khối ô.
D. Nhấn nút Delete.
Câu 4: Để sao chép khối ô sang chỗ khác ta thực hiện:
A. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl + X → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
B. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl+C → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
C. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl+C
D. Chọn khối ô → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
Câu 5: Để kéo thả ô tùy ý sang vị trí mới, ta làm như nào?
A. Không kéo thả sang vị trí mới được.
B. Trỏ chuột vào đường viên khối ô, chuột sẽ có hình mũi tên 4 hướng, nhấn chuột để kéo thả ô sang vị trí mới.
C. Dùng phím mũi tên.
D. Dùng phím Enter.
Câu 6: Để sao chép khối ô sang chỗ khác ta dùng tổ hợp phím nào ?
A. Ctrl + H và Ctrl + V
B. Ctrl + C và Ctrl + V
C. Ctrl + A và Ctrl + V
D. Ctrl + C và Ctrl + G
Câu 7: Để xóa dữ liệu trong khối ô ta thực hiện:
A. Chọn khối ô → Nhấn phím End.
B. Nhấn phím Delete.
C. Chọn khối ô → Nhấn phím Tab
D. Chọn khối ô → Nhấn phím Delete.
Câu 8: Để di chuyển khối ô sang chỗ khác ta thực hiện:
A. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl+X → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
B. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl+C → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
C. Chọn khối ô → Nhấn Ctrl+X
D. Chọn khối ô → Nháy chuột chọn ô là góc trên bên trái của đích đến → Nhấn Ctrl+V.
=> Giáo án tin học 7 cánh diều bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo) (1 tiết)