Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều CĐF Bài 3: Sắp xếp chọn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tin học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm CĐF_Bài 3_Sắp xếp chọn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 3: SẮP XẾP CHỌN

 

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khi dùng thuật toán sắp xếp chọn để sắp dãy theo thứ tự giảm dần, khi nào không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng?

A. Khi am = ai

B. Khi am < ai

C. Khi am ≤ ai

D. Khi am > ai

 

Câu 2: Thế nào là sắp xếp chọn?

A. Chọn số lớn nhất và sắp xếp vào một vị trí định sẵn.

B. Chọn số tùy ý và sắp xếp vào vị trí mong muốn.

C. Sắp xếp chọn là chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và sắp xếp vào đầu dãy đó.

D. Chọn số nhỏ nhất và sắp xếp vào một vị trí tùy ý.

Câu 3: Bài toán sắp xếp cần xác định rõ những gì?

A. Dãy đầu vào: Cần sắp xếp những gì?

B. Tiêu chí: Sắp xếp theo cái gì? Thứ tự tăng dần hay giảm dần?

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 4: Trong mỗi bước của thuật toán sắp xếp chọn theo thứ tự tăng dần ta cần tìm:

A. Phần tử âm lớn nhất.

B. Phần tử nhỏ nhất

C. Phần tử lớn nhất.

D. Phần tử bằng 0.

Câu 5: Trong mỗi bước của thuật toán sắp xếp chọn theo thứ tự giảm dần ta cần tìm:

A. Phần tử âm lớn nhất.

B. Phần tử nhỏ nhất.

C. Phần tử lớn nhất.

D. Phần tử bằng 0.

Câu 6: Sắp xếp chọn dần là:

A. Chọn ra những phần tử chưa sắp xếp còn lại và xếp vào đầu dãy đó.

B. Chọn phần tử lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp còn lại và xếp vào đầu dãy đó.

C. Chọn ra các phần tử dương.

D. Chọn ra các phần tử âm.

Câu 7: Bài toán sắp xếp có mô hình chung là gì?

A. Đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

B. Đổi chỗ các phần tử trong dãy chỉ để dãy có thứ tự tăng dần.

C. Đổi chỗ các phần tử trong dãy chỉ để dãy có thứ tự giảm dần.

D. Không cần đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Câu 8: Các nhiệm vụ để thực hiện việc sắp xếp gồm:

A. So sánh.

B. Đổi chỗ.

C. So sánh và đổi chỗ.

D. Đổi chỗ và xoá.

 

Câu 9: Mô tả thuật toán sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

 

Câu 10: Câu nào nêu đúng về thuật toán sắp xếp chọn?

A. Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí từ đầu đến cuối dãy và so sánh với phần tử được xét

B. Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí từ cuối đến đầu dãy và so sánh với phần tử được xét

C. Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí từ giữa đến cuối dãy và so sánh với phần tử được xét

D. Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí từ đầu đến giữa dãy và so sánh với phần tử được xét

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Sinh học theo thứ tự từ thấp đến cao. Dãy đầu vào là gì?

A. Điểm kiểm tra môn Toán.

B. Điểm kiểm tra môn Sinh.

C. Điểm kiểm tra môn Lý.

D. Điểm kiểm tra môn Hóa.

Câu 2: Trong các bài toán sau, đâu là bài toán sắp xếp:

A. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự tăng dần.

B. Tìm ra bạn có điểm cao nhất trong bảng điểm môn tin của lớp 7C.

C. Sắp xếp bảng điểm môn tin của lớp 7C theo thứ tự giảm dần.

D. Cả A và C

Câu 3: Thao tác “đổi chỗ” là một việc làm khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng (nhiều đáp án)

A. Phải thực hiện 10 lần đổi chỗ.

B. Phải thực hiện 9 lần đổi chỗ.

C. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần đổi chỗ khác nhau.

D. Không phải đổi chỗ lần nào nếu dãy cần sắp xếp đã đúng thứ tự mong muốn.

Câu 4: Sắp xếp kết quả kiểm tra môn Tin học theo thứ tự từ cao xuống thấp. Tiêu chí sắp xếp là gì?

A. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự giảm dần.

B. Điểm kiểm tra môn Tin theo thứ tự tăng dần.

C. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự giảm dần.

D. Điểm kiểm tra môn Hóa theo thứ tự tăng dần.

Câu 5: “Chọn số lớn nhất trong dãy nguồn còn lại” là một bài toán con khi thực hiện sắp xếp chọn dần. Giả sử dãy cần sắp xếp gồm 10 số. Hãy chọn câu đúng:

A. Phải giải 10 bài toán con nói trên.

B. Phải giải 9 bài toán con nói trên.

C. Phải giải 1 bài toán con nói trên.

D. Tùy theo dãy đầu vào mà số lần giải bài toán con khác nhau.

 

Câu 6: Chọn phương án đúng

Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn?

A. Để thay đổi đầu vào của bài toán.

B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán.

C. Để bài toán dễ giải quyết hơn.

D. Để bài toán khó giải quyết hơn.

Câu 7: Nhận định nào đúng?

A. Trong thuật toán sắp xếp chọn, khi am ≥ ai thì không cần thực hiện thao tác “Đổi chỗ am cho ai” mà kết quả sắp xếp vẫn đúng.

B. Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất bằng” “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị tăng dần.

C. Muốn sắp xếp được các que tính theo thứ tự ngắn dần, ta không phải đổi chỗ các que tính.

D. Không cần đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng hoặc giảm dần.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về bài toán sắp xếp?

A. Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Đổi chỗ các phần tử trong dãy để dãy có thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.

B. Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Tìm ra phần tử lớn nhất trong dãy.

C. Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Tìm ra phần tử nhỏ nhất trong dãy.

D. Bài toán sắp xếp có mô hình chung là: Đổi chỗ phần tử lớn nhất với phần tử nhỏ nhất.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Cho dãy số 2, 5, 4, 19, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau khi sắp xếp ta được dãy số:

A. 19, 5, 4, 2, 3, 7

B. 19, 7, 5, 4, 3, 2

C. 19, 5, 4, 2, 3, 7

D. 2, 5, 4, 19, 3, 7

Câu 2: Trong thuật toán sắp xếp chọn, nếu thay “Tìm giá trị lớn nhất” bằng “Tìm giá trị nhỏ nhất” thì kết quả nhận được là dãy số có giá trị ra sao?

A. Dãy số có giá trị giảm dần.

B. Dãy số có giá trị tăng dần.

C. Dãy số có giá trị không thay đổi.

D. Dãy số có giá trị thay đổi.

Câu 3: Cho dãy số 3, 4, 2, 7, 9. Sắp xếp dãy theo chiều giảm dần bằng cách chọn dần gồm một vòng lặp có số lần lặp là:

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

Câu 4: Có một bó que tính dài ngắn khác nhau, muốn sắp xếp các que tính thành dãy từ trái qua phải theo thứ tự ngắn dần em phải làm thao tác gì?

A. Đổi chỗ các số.

B. Không cần chỗ các que tính.

C. Đổi chỗ các que tính.

D. Đổi chỗ các điểm số.

Câu 5: Cho dãy số 2, 5, 4, 19, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số:

A. 19, 5, 4, 2, 3, 7

B. 19, 7, 5, 4, 3, 2

C. 19, 5, 4, 2, 3, 7

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

Câu 6: Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 15, 72, 24, 36, 79, 54, 45, 4. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phần tử 80 cho phần tử:

A. 15

B. 72

C. 4

D. 36

Câu 7: Em sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp hàng cho các bạn trong hình vẽ theo thứ tự từ thấp đến cao.

Em sử dụng thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp hàng cho các bạn trong hình vẽ theo thứ tự từ thấp đến cao.

Thứ tự sau vòng lặp thứ nhất là

A. Hoa, Nam, Hải, Tuyết, Hồng.

B. Hoa, Hải, Nam, Tuyết, Hồng.

C. Hoa, Nam, Tuyết, Hải, Hồng.

D. Hoa, Nam, Tuyết, Hồng, Hải.

Câu 8: Trong bài toán sắp xếp giảm dần dãy số 11, 70, 20, 39, 80, 52, 41, 5. Ở bước đầu tiên của sắp xếp chọn ta cần đổi chỗ phân tử 80 cho phần tử nào?

A. 11

B. 70

C. 5

D. 39

Câu 9: Cho dãy số 2, 5, 4, 9, 3, 7. Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần theo cách chọn dần thì sau bước thứ nhất ta được dãy số nào?

A. 9, 5, 4, 2, 3, 7

B. 9, 7, 5, 4, 3, 2

C. 9, 5, 4, 2, 7, 3

D. 2, 5, 4, 9, 3, 7

 

Câu 10: Cho dãy số 3, 5, 2, 8, 9. Sắp xếp dãy theo chiều giảm dần bằng cách chọn dần gồm một vòng lặp có số lần lặp là bao nhiêu?

A. 4

B. 5

C. 3

D. 2

 

Câu 11: Để tìm vị trí số lớn nhất của dãy 3, 7, 9, 2 ta có bao nhiêu bước so sánh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

Câu 12: Đâu là bài toán sắp xếp trong thực tế?

A. Tính tổng thu nhập bình quân của các hộ dân theo thứ tự giảm dần.

B. Sắp xếp chiều cao của các bạn trong lớp theo thứ tự giảm dần.

C. Tính điểm trung bình môn Tin của từng bạn trong lớp.

D. Tính chi tiêu trong một tháng của một hộ gia đình.

 

Câu 15: Để tìm số lớn nhất của dãy 3, 7, 9, 2, 1, nằm ở vị trí nào ở bước 1 tạm thời ghi nhận vị trí của số lớn nhất là vị trí của số:

A. 9

B. 7

C. 3

D. 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tin học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay