Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên

Giáo án Bài 3: Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên sách Địa lí 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG CỦA THIÊN NHIÊN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

  • Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

  • Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Sử dụng được bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên nước ta. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng từ Hình 3.1 – 3.4, mục Em có biết để nhận thức về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam; đặc điểm tự nhiên của các miền; ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao; Trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hóa đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet để tìm hiểu về ảnh hưởng của sự phân hóa thiên nhiên đến ngành nông nghiệp hoặc du lịch ở nước ta.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức. 

  • Bản đồ phân hóa thiên nhiên Việt Nam. 

  • Hình ảnh, video về thiên nhiên phân hóa đa dạng.

  • Phiếu học tập, phiếu đánh giá sản phẩm infographic.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự phấn khởi cho HS khi bước vào bài học mới. 

b. Nội dung: GV đọc các câu thơ cho HS nghe và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

c. Sản phẩm: Đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc các câu thơ cho HS nghe:

“Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt, bên mưa quây”.

                                                                         (Phan Huỳnh Điểu, Sợi nhớ sợi thương)

“Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè”.

                          (Tản Đà)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Cho biết 2 câu thơ nói lên điều gì về thiên nhiên nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm thiên nhiên nước ta qua 2 câu thơ. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Câu thơ “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây/Bên nắng đốt, bên mưa quây” nói đến hiệu ứng phơn do ảnh hưởng của địa hình. Loại gió này có ở vùng Bắc Trung Bộ của nước ta, gọi là gió Lào.

+ Câu thơ “Hải Vân đèo lớn vừa qua/ Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè” nói đến hiện tượng thời tiết:

  • Phía Bắc đèo Hải Vân có hiện tượng thời tiết mưa phùn, gió bấc.
  • Phía Nam đèo Hải Vân thời tiết nắng nóng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bên cạnh tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên nước ta còn có sự phân hóa rõ nét trong không gian theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao. Từ đó, đã hình thành nên các miền địa lí tự nhiên. Vậy, sự phân hóa thiên nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Hình 3.1 và thông tin mục I.1 – I.3 SGK tr.17 – tr.20 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn” và trả lời câu hỏi: Chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông – tây. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 và câu trả lời của HS về sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Nhiệm vụ 1: Thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép bí ẩn”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ GV chia lớp thành hai nhóm tương ứng với hai dãy lớp học.

+ Mỗi nhóm sẽ nhận được một số mảnh ghép về giới hạn, khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam. 

+ Các nhóm phải nhanh chóng dán các mảnh ghép tương ứng “phù hợp” với phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía nam trên bảng đen. 

+ Nhóm nào ghép nhanh và đúng nhất sẽ được cộng điểm. 

- GV cho học sinh nhận mảnh ghép: 

Mảnh ghép 1: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam  

Mảnh ghép 2: Khí hậu đặc trưng là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Mảnh ghép 3: Khí hậu mang sắc thái của khí hậu cận xích đạo

Mảnh ghép 4: Toàn bộ lãnh thổ phía Bắc đến dãy núi Bạch Mã

Mảnh ghép 5: Đới rừng nhiệt đới gió mùa

Mảnh ghép số 6: Phân mùa đông và mùa hạ

Mảnh ghép số 7: Phân mùa mưa và mùa khô

Mảnh ghép 8: Đới rừng cận xích đạo gió mùa

Mảnh ghép số 9: Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế

Mảnh ghép số 10: Biên độ nhiệt năm cao

Mảnh ghép số 11: Thành phần sinh vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

Mảnh ghép số 12: Biên nhiệt độ năm thấp

Mảnh ghép số 13: Không có tháng lạnh. 

Mảnh ghép số 14: Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C

Mảnh ghép số 15: Nhiệt độ trung bình năm trên 25 độ C

- GV hướng dẫn HS tổng kết, sử dụng kết quả trò chơi, khai thác thông tin mục I.1 SGK tr.17 – tr.18 và trả lời câu hỏi: Chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc - Nam

- GV cho HS xem thêm tư liệu về sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc – Nam:

Tư liệu 1:

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

 

Để học tốt Địa Lý 8 | Giải bài tập Địa Lý 8

Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

GV mở rộng kiến thức, đặt câu hỏi mở rộng: Vì sao thiên nhiên nước ta lại có sự phân hóa bắc – nam?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động kiến thức và sự hiểu biết của thân để chơi trò chơi.

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời lần lượt mời hai dãy đọc to mảnh ghép của nhóm mình: 

Phần lãnh thổ phía Bắc

Phần lãnh thổ phía Nam

Mảnh ghép: 2, 4, 5, 6, 9, 10, 14

Mảnh ghép: 1, 3, 7, 8, 11, 12, 13, 15

- GV mời đại diện 2 HS nêu sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đặc điểm lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến và ảnh hưởng của gió mùa là nhân tố chủ yếu làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

1. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc – Nam 

- Phần lãnh thổ phía Bắc (toàn bộ lãnh thổ phái Bắc tới dãy núi Bạch Mã)

Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa. 

+ Mùa đông: lạnh.

+ Sự phân mùa: mùa đông, mùa hạ.

+ Nhiệt độ trung bình năm chủ yếu trên 20°C.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm cao. 

- Cảnh quan: 

+ Đới rừng nhiệt đới gió mùa. 

+ Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế. 

b. Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy núi Bạch Mã trở vào phía Nam)

Khí hậu: cận xích đạo gió mùa. 

+ Nóng quanh năm.

+ Có 2 mùa: mưa và khô.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 25°C.

+ Biên độ nhiệt trung bình năm thấp. 

Cảnh quan: rừng cận xích đạo gió mùa. 

+ Thành phần sinh vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.

 

 

Trả lời câu hỏi mở rộng: 

Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam vì: 

Vị trí địa lí: Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ, nên từ Bắc vào Nam các yếu tố khí hậu sẽ có sự thay đổi.

- Ảnh hưởng của gió mùa:

+  Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh và ảnh hưởng làm cho nền nhiệt miền Bắc nước ta giảm mạnh (có ba tháng nhiệt độ dưới 180C), 

+ Phía nam gió mùa Đông bắc càng suy yếu và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã, miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm.

* Nhiệm vụ 2: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tây

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các 6 nhóm (6 HS/nhóm), mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy A4 để thực hiện kĩ thuật “Khăn trải bàn”.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin mục II.2 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: 

+ Nhóm 1, 2 : Thiên nhiên phân hóa ở vùng biển và thềm lục địa.

+ Nhóm 3, 4: Thiên nhiên phân hóa ở vùng đồng bằng. 

Nhóm 5, 6: Thiên nhiên phân hóa ở vùng đồi núi. 

- GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”:

+ HS ngồi vào vị trí đã đánh số trên giấy A4. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong thời gian 3 phút, ghi lại câu trả lời vào phần giấy của mình.

+ Trên cơ sở ý kiến cá nhân, nhóm trưởng sẽ thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa tấm khăn trải bàn trong thời gian 5 phút. 

- GV cung cấp thêm tư liệu cho HS về thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây. 

Tư liệu 2: 

Chinh phục dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đầy ấn tượngDãy Trường Sơn: “Đệ nhất” thiên nhiên Đông Dương | Báo Pháp luật Việt Nam  điện tử

    Dãy Hoàng Liên Sơn              Dãy Trường Sơn

Video về dãy Trường Sơn:

(Từ đầu đến 1p50).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt phân sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều đông – tây.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tác động của gió mùa kết hợp với địa hình đã làm thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều từ đông sang tây với 3 khu vực khá rõ rệt là vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng và vùng đồi núi. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông – Tây 

Vùng biển 

+ Diện tích rộng lớn. 

+ Thiên nhiên đa dạng. 

- Thềm lục địa: 

+ Mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan. 

+ Thu hẹp ở đoạn ven biển Nam Trung Bộ. 

- Vùng đồng bằng: 

+ Hai đồng bằng châu thổ mở rộng, thấp, phẳng. 

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung bị chia cắt. 

- Vùng đồi núi: 

+  Tác động của gió mùa và hướng các dãy núi. 

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: 

  • Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc: cận nhiệt đới gió mùa. 
  • Thiên nhiên vùng núi Tây Bắc: nhiệt đới ẩm gió mùa. 

+ Dãy Trường Sơn:

  • Đông Trường Sơn là mùa mưa – Tây Nguyên là mùa khô. 
  • Tây Nguyên mùa mưa – Đông Trường Sơn khô nóng. 

Nhiệm vụ 3: Thiên nhiên phân hóa theo độ cao 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giữ nguyên 6 nhóm ở nhiệm vụ 2.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin mục I.3 SGK tr.20 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu đai nhiệt đới gió mùa.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu đai ôn đới gió mùa trên núi. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO 

Ở NƯỚC TA 

Nhóm:……………………………………………………..

Hãy khai thác thông tin mục I.3 SGK tr. 20 và điền thông tin phù hợp vào bảng sau: 

Đặc điểm

Đai nhiệt đới gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới

 gió mùa

 trên núi

Độ cao trung bình

Miền

 Bắc

 

 

 

Miền 

Nam 

 

 

 

Khí hậu

 

 

 

 

Đất 

 

 

 

 

Sinh vật

 

 

 

 

 

- GV tiếp tục tổ chức trò chơi Đi tìm nhà thông thái. GV yêu các nhóm vận dụng, liên hệ, sưu tầm thêm thông tin sách, báo, internet và cho biết: 

+ Nhóm 1, 2: Nguyên nhân làm cho thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao?

Nhóm 3,4: Tại sao độ cao đai nhiệt đới chân núi ở miền Nam cao hơn miền Bắc?

Nhóm 5,6: Tại sao ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở miền Bắc? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận  nội dung trong Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 3 nhóm trả lời câu hỏi trò chơi (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3). 

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1 cho các nhóm.

- GV tổng kết nội dung: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao, bao gồm 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

3. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao 

Kết quả Phiếu học tập số 1 được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3.

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO Ở NƯỚC TA

Nhóm: ….

Hãy khai thác thông tin mục I.3 SGK tr.20 và hoàn thiện thông tin vào bảng sau: 

Đặc điểm

Đai nhiệt đới

gió mùa

Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

Đai ôn đới gió mùa

trên núi

Độ cao trung bình

Miền

 Bắc

Khoảng 600 – 700 m trở xuống

Khoảng 600 – 700m đến 2 600 m

Từ 2 600 m trở lên

Miền 

Nam 

Khoảng 900 – 

1 000 m trở xuống

Khoảng 900 – 

1 000 m đến 2 600m

Khí hậu

 

Nhiệt đới gió mùa: mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi

Mát mẻ, mưa nhiều hơn, độ ẩm cao.

Mang tính chất ôn đới

Đất 

 

Đất phù sa ở đồng bằng và đất feralit ở vùng đồi núi thấp

Đất feralit có mùn (độ cao 600 – 700m đến 1 600 – 1700m)

Đất mùn (độ cao trên 1 600 – 1 700 m)

Đất mùn thô

Sinh vật

 

Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, hệ sinh thái khác.

Phổ biến là các loài cận nhiệt đới, xen kẽ một số loài nhiệt đới.

Thực vật ôn đới chiếm ưu thế

 

 

Trả lời câu hỏi trò chơi Đi tìm nhà thông thái: 

- Nhóm 1, 2: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao  vì: 

+ Do sự phân hóa khí hậu theo đai cao.

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (cứ lên cao 100 m nhiệt độ giảm 0,60C).

+ Càng lên cao độ ẩm và lượng mưa càng tăng, đến một giới hạn nào đó bắt đầu giảm.

- Nhóm 3, 4: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Nam lại ở độ cao cao hơn ở miền Bắc vì:

+ Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô), nằm ở gần chí tuyến hơn, lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Bắc là nhiệt đới ẩm gió mùa nên chỉ cần tới ngưỡng 600-700m đã tới giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.

+ Miền Nam quanh năm chịu tác động của khối khí nóng lại nằm gần xích đạo hơn lượng nhiệt nhận được lớn hơn nên khí hậu chân núi của miền Nam là cận xích đạo gió mùa nên cần tới 900-1000m mới đạt giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa.

- Nhóm 5, 6: Đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ xuất hiện ở miền Bắc vì: 

+ Vì đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ phân bố ở trên các đỉnh núi ở độ cao 2 600m. 

+ Nước ta, chỉ có dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 2 600m ở Tây Bắc. 

Hoạt động 2. Tìm hiểu các miền địa lí tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Hình 3.2 – 3.4, thông tin mục II.1, 2, 3 SGK tr.20 - 24 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về đặc điểm tự nhiên của ba miền: Bắc và Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. ----------------------------------------------------------------

-----------------Còn tiếp ----------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 150k
  • Đến lúc nhận lần 1. Gửi tiếp 150k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay