Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án Lịch sử 9 kì 1 soạn theo công văn 5512
BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936 – 1939(40 câu)1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?
- Tháng 6/1934: Tại Ma Cao (Trung Quốc).
- Tháng 7/1935: Tại Mat-xcơ-va (Liên Xô).
- Tháng 3/1935: Tại Ma Cao (Trung Quốc).
- Tháng 7/1935: Tại I-an-ta (Liên Xô).
Câu 2: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) xác định kẻ thù trước mắt nguy hiểm của nhân dân thế giới là gì?
- Chủ nghĩa thực dân cũ.
- Chủ nghĩa phát xít.
- Chủ nghĩa thực dân mới.
- Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Câu 3: Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có những chủ trương gì?
- Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản.
- Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.
Câu 4: Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là gì?
- Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm qyền ở Pháp (6/1936).
- Ngị quyết của Đại hội lần thứu VII của quốc tế Cộng sản (7/1935).
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX).
- Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5: Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương thời kỳ 1936-1939 là gì?
- Chống phát xít chống chiến tranh.
- Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.
- Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình.
- Chống thực dân Pháp giành độc lập và chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày.
Câu 6: Năm 1936 Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?
- Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương.
- Mặt trận nhân dân Đông Dương.
Câu 7: Hình thức đấu tranh mới xuất hiện trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
- Mít tinh biểu tình.
- Đấu tranh nghị trường.
- Đấu tranh chính trị.
- Bãi khóa, bãi công.
Câu 8: Phong trào Đông Dương Đại hội diễn ra vào thời gian nào?
- Đầu năm 1937 đến cuối năm 1937
- Trong cả năm 1936
- Tháng 8 và 9 năm 1936
- Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936
Câu 9: Trong năm 1936, Mặt trận nhân dân nước nào làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện, lên cầm quyền và ban hành một số chính sách tiến bộ cho các nước thuộc địa
- Nước Đức.
- Nước Pháp.
- Nước Anh.
- Nước Tây Ban Nha.
Câu 10 Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là gì?
- Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương.
- Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.
- Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Mặt trận Việt Minh.
Câu 11: Khẩu hiệu đấu tranh của thời kỳ cách mạng 1936-1939 là gì?
- “Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập”.
- “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”.
- “Độc lập dân tộc”, “Người cày có ruộng”.
- “Chống phát xít chong chiến tranh đế quốc chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình”.
Câu 12: Đảng Cộng sản Đông Dương chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kỳ 1936-1939 dựa trên cơ sở nào?
- Tình hình thực tiến cách mạng Việt Nam.
- Tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều thay đổi.
- Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở một số nước.
- Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.
Câu 13: Cuộc mít tinh khổng lồ trong thời kì 1936 - 1939 đã diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
- Ngày 1/5/1938 ở Hà Nội
- Ngày 1/8/1937 ở Huế
- Ngày 1/5/1936 ở Sài Gòn
- Ngày 1/8/1936 ở Hà Nội
Câu 14: Mít tinh biểu tình đưa “dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào?
- Đông Dương đại hội.
- Phong trào đón phái viên chính phủ Pháp và toàn quyền mới của xứ Đông Dương.
- A và B đúng
- A và B sai
Câu 15: Qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện”, lực lượng nào tham gia đông đảo và hăng hái nhất?
- Công nhân và nông dân.
- Học sinh và thợ thủ công.
- Trí thức và dân nghèo thành thị.
- Câu A và C đúng.
2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)
Câu 1: Yếu tố quyết định dẫn đến dẫn đến sự bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là gì?
- Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm qyền ở Pháp (6/1936).
- Ngị quyết của Đại hội lần thứu VII của quốc tế Cộng sản (7/1935).
- Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít (những năm 30 của thế kỷ XX).
- Nghị quyết của Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 2: Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Viêt Nam là
- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng trong quần chúng.
- Tập hợp được quân đội chính trị đông đảo đến từ nông thôn.
- Tư tưởng Mác-Leenin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến một cách sâu rộng.
- Cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây về phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Viêt Nam là không đúng?
- Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.
- Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
- Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
- Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 4: Phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vì đã
- Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai.
- Khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương chính trị Tháng 10/1930.
- Bước đầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Xây dựng được lực lượng chính trị quần chúng đông đảo.
Câu 5: Kết quả lớn nhất của phong trào cách mạng dân chủ 1936 - 1939 là gì?
- Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức.
- Thành lập Mặt trận Dân chủ Nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội.
- Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.
Câu 6: Đâu không phải là phong trào được tiến hành trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939?
- Đông Dương đại hội
- Đón phái viên và toàn quyền mới
- Đấu tranh báo chí
- Cuộc tấn công vào khu Đấu Xảo (Hà Nội)
Câu 7: Đâu không phải lý do khẳng định phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc?
- Kẻ thù của phong trào là bộ phận nguy hiểm nhất của dân tộc
- Các quyền dân chủ thực chất là quyền lợi mỗi dân tộc cần phải có
- Phong trào là bước chuẩn bị tất yếu cho sự phát triển của cách mạng ở giai đoạn sau
- Phong trào có sự đoàn kết với cả lực lượng ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít
Câu 8: Nhiệm vụ đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 có điểm gì khác?
- Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc
- Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình
- Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp
- Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
Câu 9: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
- Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
- Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú
- Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
- Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi
Câu 10: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng Cộng sản Đông Dương trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam ở giai đoạn sau?
- Phải xây dựng một mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi
- Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh phong phú
- Nhạy bén trong giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược
- Phải biết tranh thủ những điều kiện khách quan thuận lợi
Câu 11: Nội dung nào không phải là mục đích của Đảng ta khi tham gia đấu tranh nghị trường trong những năm 1936-1939?
- Mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục quần chúng.
- Đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng.
- Vạch trần chính sách thuộc địa phản động của Pháp.
- Lật đổ chính quyền thực dân.
Câu 12: Vì sao trong phong trào dân chủ 1936-1939 ở Đông Dương có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
- Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn.
- Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước.
- Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 13: Nội dung nào không phải là nhiệm vụ trước mắt được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong những năm 1936-1939?
- Tự do - cơm áo - hòa bình.
- Chỉ chống phát xít Nhật.
- Tạm gác khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và "Người cày có ruộng".
- Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.
Câu 14: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936-1939 thực sự là một
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.
- Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
- Cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác-Lê nin.
Câu 15: Trong những nội dung dưới đây, ý nào không đúng khi nói về phong trào dân chủ 1936 - 1939?
- Ngày 1-5-1938, Tổng bãi công của công nhân công ty than Hòn Gai.
- Nhiệm vụ cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936-1939 là đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến thực hiện người cày có ruộng.
- Tên gọi của Mặt trận thống nhất thời kì 1936-1939 là Mặt trận dân chủ Đông Dương.
- Trong những năm 1936-1939, phong trào đấu tranh cách mạng là kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
Câu 16: Một trong những ý nghĩa của phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là
- Buộc thực dân Pháp phải nhượng bộ tất cả các yêu sách dân chủ.
- Giúp cán bộ và đảng viên được trưởng thành.
- Bước đầu khẳng định vai trò của giai cấp công nhân.
- Bước đầu hình thành trên thực tế liên minh công-nông.
Câu 17: Đâu không phải ý nghĩa của của phong trào dân tộc dân chủ 1936 – 1939?
- Trình độ chính trị và công tác của cán bộ Đảng viên được nâng lên, các tổ chức được củng cố và phát triển
- Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng
- Quần chúng được giác ngộ, tập dượt đấu tranh, được tập hợp và bồi dưỡng
- Là cuộc diễn tập lần thứ nhất cho Cách mạng tháng Tám năm 1945
Câu 18: Cao trào dân chủ 1936 -1939 đã chuẩn bị những gì cho Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Quần chúng đã được tổ chức, giác ngộ về chủ nghĩa Mác –Lê Nin, nhiều cán bộ mới đã được đào tạo.
- Đảng đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cả những bài học thành công và bài học thất bại.
- Xây dựng lực lượng cách mạng hùng hậu cho Cách mạng tháng tám năm 1945.
- A, B, C đều đúng
Câu 19: Chính quyền Xô viết Nghệ -Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?
- Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Chia ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tô, xoá nợ.
- Xoá bỏ các tập tục lạc hậu, khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ.
- Tất cả đều đúng.
Câu 20: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít đã lên nắm quyền ở những quốc gia nào?
- Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản
- Đức, Italia, Nhật Bản
- Đức, Tây Ban Nha, Italia
- Đức, Áo- Hung
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Qua Ninh và Vân Đình lần lượt là bút danh của những ai?
- Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.
- Trần Phú và Trường Trinh.
- Võ Nguyên Giáp và Lê Hồng Phong.
- Trần Phú và Lê Hồng Phong.
Câu 2: Tác phẩm quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương xuất bản trong thời kì 1936 - 1939 là?
- Kháng chiến nhất định thắng lợi
- Vấn đề dân cày
- Đường cách mệnh
- Bản án chế độ thực dân Pháp
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Ngoài đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, giai đoạn 1936 -1939 Đảng ta còn phải đấu tranh chống lại
- Phần tử Tơ-rốt-xkít
- Phát xít Đức
- Pôn pốt
- Chính phủ tay sai
Câu 2: Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Đông Dương còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
- Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
- Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
- Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng nước ta.
- Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 3: Cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 – 1933 được coi là khủng hoảng gì?
- Khủng hoảng thừa
- Khủng hoảng thiếu
- Khủng hoảng tiền tệ
- Khủng hoảng thanh khoản