Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 15: Phong trào cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1919 - 1925

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1919 – 1925)

(40 câu)

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Những sự kiện nào trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động sâu sắc nhất tới cách mạng Việt Nam?

  1. Thành công của Cánh mạng tháng Mười Nga (1917) và sự thành lập Quốc tế cộng sản (2/1919).
  2. Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
  3. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở các nước châu Âu.
  4. Hội nghị Véc-xai.

Câu 2: Giai cấp tư sản dân tộc có những hoạt động gì trong những năm 1919 – 1926?

  1. “Chấn hưng nội hóa”, “Bài trừ ngoại hóa”, chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất khẩu lúa gạo Nam Kì.
  2. Không thỏa hiệp với thực dân Pháp.
  3. Lập Đảng Thanh niên, dùng báo chí bênh vực quyền lợi của mình.
  4. Chống độc quyền cảng Sài Gòn.

Câu 3:  Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai diễn ra từ

  1. 1919-1929
  2. 1919-1926
  3. 1919-1925
  4. 1919-1928

Câu 4: Đảng Lập hiến là tổ chức của giai cấp, tầng lớp nào?

  1. Tiểu tư sản trí thức
  2. Tư sản và địa chủ Nam kì.
  3. Tư sản dân tộc.
  4. Công nhân.

Câu 5: Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ 1919-1929 chia làm 2 giai đoạn, đó là giai đoạn nào?

  1. 1919-1926 và 1926-1929.
  2. 1919-1928 và 1928-1929.
  3. 1919-1925 và 1925-1929.
  4. 1919-1927 và 1927-1929.

Câu 6: Các tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên do tầng lớp nào thực lập ra?

  1. Công nhân.
  2. Tư sản dân tộc.
  3. Tư sản và địa chủ Nam kì.
  4.  Tiểu tư sản trí thức.

Câu 7: Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

  1. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh
  2. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
  3. Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
  4. Tư sản

Câu 8: Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?  

  1. Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.
  2. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923).
  3. Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.
  4. Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 9: Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  1. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
  2. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
  3. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
  4. Sự ra đời của trật tự Véc xai- Oasinhtơn

Câu 10: Trong phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1925 giai cấp tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế nào?  

  1. Đấu tranh vì lợi ích của.giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  2. Đấu tranh vì lợi ích của dân tộc, dễ thỏa hiệp với giai cấp vô sản.
  3. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp vô sản, dễ thỏa hiệp với giai cấp nông dân.
  4. Đấu tranh vì lợi ích của giai cấp tư sản, dễ thỏa hiệp với thế lực thực dân.

Câu 11: Năm 1922, công nhân viên chức ở các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi quyền lợi gì?

  1. Tăng lương giảm giờ làm.
  2. Đòi tăng lương, đóng bảo hiểm.
  3. Chống đánh đập công nhân.
  4. Đòi nghỉ chủ nhật có trả lương.

Câu 12: Sự kiện nào thề hiện “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam”?

  1. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (1925).
  2. Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo luận cương của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
  3. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Điện - Quảng Châu (6-1924).
  4. Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Véc-xai bản yêu sách (1919).

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống: Sang năm 1914, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay gạo nổ ra ở…

  1. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương
  2. Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
  3. Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng
  4. Hà Nội, Vinh, Bến Thủy.

Câu 14: Hãy điền vào chỗ trống từ cho hợp nghĩa

Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) đã thành lập ………………. để tập hợp lực lượng.

  1. Đảng Lập hiến Đông Dương
  2. Tân Việt cách mạng Đảng
  3. Đông Dương cộng sản Đảng
  4. Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 15: Trong những năm 1919 – 1926, giai cấp tiểu tư sản có những tờ báo tiến bộ nào?

  1. Chuông rè, Tin tức, Thanh niên.
  2. Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.
  3. Thanh niên, Chuông rè, An Nam trẻ.
  4. Người nhà quê, An Nam trẻ, Thanh niên.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc giai đoạn 1919 - 1925 có đặc điểm là

  1. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
  2. Tiến hành các cuộc cải cách.
  3. Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
  4. Chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

Câu 2: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?  

  1. Đòi quyền lợi về kinh tế.
  2. Đòi quyền lợi về chính trị.
  3. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
  4. Để giải phóng dân tộc

Câu 3: Ý nào sau đây không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?  

  1. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
  2. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội
  3. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau
  4. Có sự đoàn kết với quốc tế

Câu 4: Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản trong những năm 1919-1925 mang tính chất  

  1. Dân tộc công khai
  2. Giải phóng dân tộc
  3. Dân tộc dân chủ công khai
  4. Dân chủ nhân dân

Câu 5: Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?  

  1. Do khuynh hướng vô sản chưa chiếm ưu thế
  2. Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ
  3. Do Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa ra đời
  4. Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng

Câu 6: Nguyên nhân chính nào dẫn tới sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  1. Sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam sau khai thác thuộc địa
  2. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười
  3. Sự du nhập của tư tưởng tư sản và vô sản
  4. Sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc ở Việt Nam

Câu 7: Điểm khác biệt cơ bản của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX so với phong trào đấu tranh sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

  1. Kết quả
  2. Giai cấp lãnh đạo
  3. Lực lượng tham gia
  4. Đối tượng đấu tranh

Câu 8: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức (1919-1925) là

  1. Thành lập nhà xuất bản Nam đồng thư xã
  2. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam quốc dân Đảng
  3. Xuất bản báo “Người nhà quê”
  4. Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh

Câu 9: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ vì

  1. Chủ nghĩa Mác Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
  2. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn.
  3. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác.
  4. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu

Câu 10: Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ quan làm cho phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) cuối cùng thất bại?

  1. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản trờ nên lỗi thời, lạc hậu.
  2. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp phong trào.
  3. Giai cấp tư sản dân tộc do yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị, tầng lớp tư sản do điều kiện kinh tế bấp bênh không thể lãnh đạo phong trào cách mạng.
  4. Do chủ nghĩa Mác-Lê nin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

Câu 11: Ý không thuộc điểm tích cực của phong trào dân tộc dân chủ công khai Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

  1. Diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú
  2. Có sự tham gia đông đảo của các lực lượng xã hội
  3. Đặt cơ sở cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau
  4. Có sự đoàn kết với quốc tế

Câu 12: Hội phục Việt là tổ chức của tầng lớp giai cấp nào?

  1. Tầng lớp tiểu tư sản
  2. Giai cấp tư sản
  3. Giai cấp nông dân
  4. Giai cấp công nhân

Câu 13: Tổ chức quốc tế ra đời 3/1919 với mục đích thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

  1.  Hội Quốc Liên
  2. Quốc tế Cộng Sản
  3.  Hội liên Hiệp các dân tộc thuộc địa
  4. Liên Hợp Quốc

Câu 14: Năm 1920, công nhân Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do ai đứng đầu

  1. Gây ra tâm lý tự ti cho nhân dân Việt Nam
  2. Reo rắc ảo tưởng hòa bình, hợp tác
  3. Đề cao công lao khai hóa của thực dân Pháp
  4. Xây dựng nền văn hóa tiến bộ ở Việt Nam

Câu 15: Điểm vượt trội trong hoạt động của tầng lớp tiểu tư sản trí thức so với tầng lớp tư sản dân tộc ở nước ta trong những năm 1919 - 1925 là

  1. Hình thức đấu tranh đơn điệu, mang nặng tính cải lương, thỏa hiệp với chính quyền Pháp.
  2. Thành lập được chính đảng của giai cấp tư sản, có đường lối đấu tranh đúng đắn, khoa học.
  3. Ý thức chính trị khá rõ nét, hình thức đấu tranh phong phú, sôi nổi và thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
  4. Hình thức đấu tranh phong phú, mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo con đường bạo lực cách mạng.

Câu 16: Tờ báo nào dưới đây là của tiểu tư sản tri thức ở Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925?

  1. Tin tức
  2. Dân chúng
  3. Người nhà quê
  4. Tiền phong

Câu 17: Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

  1. Dễ thỏa hiệp với Pháp.
  2. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
  3. Chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
  4. Chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

Câu 18: Vì sao nói cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8/1925) đã "đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam"?

  1. Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son là cuộc đấu tranh có tổ chức, có quy mô và bước đầu giành được thắng lợi của công nhân Việt Nam.
  2. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  3. Vì đây là sự kiện thể hiện giai cấp công nhân Việt Nam đã hướng tới đấu tranh đòi quyền lợi chính trị cho giai cấp mình.
  4. Là phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân do Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tổ chức và lãnh đạo.

Câu 19: Ông là người từng tham gia vụ binh biến trên tàu chiến Pháp ở Biển Đen (năm 1918) phản đối chính sách can thiệp vào cách mạng Nga của đế quốc Pháp, khi về nước đã lập ra tổ chức đầu tiên của công nhân Việt Nam. Ông là ai?

  1. Phan Anh
  2. Trường Chinh
  3. Lê Duẩn
  4. Tôn Đức Thắng

Câu 20: Sự kiện nào dưới đây không tác động đến phong trào đấu tranh ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất?  

  1. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công
  2. Sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)
  3. Sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới
  4. Sự ra đời của trật tự hai cực Ianta.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Bao trùm trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa

  1. Toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.
  2. Nông dân với địa chủ phong kiến.
  3. Giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
  4. Nông dân, công nhân với chính quyền đô hộ

Câu 2: Việc tiếp thu các trào lưu văn hóa tiến bộ bên ngoài đã có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ chính trị của bộ phận tiểu tư sản trí thức?

  1. Thỏa hiệp với Pháp khi có quyền lợi.
  2. Có tinh thần đoàn kết với nông dân.
  3. Đấu tranh mạnh mẽ theo khuynh hướng vô sản.
  4. Có tinh thần hăng hái cách mạng

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Một số tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức như Chuông Rè, An Nam trẻ, Người nhà quê được viết bằng 

  1. Tiếng Pháp.
  2. Tiếng Việt – chữ quốc ngữ. 
  3. Tiếng Việt – chữ Nho. 
  4. Tiếng Đức. 

Câu 2: Sự kiện tiếng bom Sa Điện (Quảng Châu- Trung Quốc) vào tháng 6/1924 gắn liền với tên tuổi của ai?

  1. Lý Tự Trọng
  2. Lê Hồng Phong
  3. Phạm Hồng Thái
  4. Ngô Gia Tự

Câu 3: Sự kiện nào được ví như “chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”?

  1. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) 6/1924
  2. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925)
  3. Phong trào đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).
  4. Khởi nghĩa Yên Bái ( 2/1930).

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay