Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 7: Các nước Mĩ La tinh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Các nước Mĩ La tinh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA-TINH

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)

Câu 1: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào?

  1. Tây Ban Nha.
  2. Bồ Đào Nha.
  3. Mĩ.
  4. Anh.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là

  1. chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.
  3. giai cấp địa chủ phong kiến.
  4. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.

Câu 3: Quốc gia nào được coi như “ngọn cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ La-tinh?

A.Chi-lê.

  1. Ni-ca-ra-goa.
  2. Bô-li-vi-a.
  3. Cu-ba.

Câu 4: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào?

  1. Những năm 60 của thế kỉ XX.
  2. Những năm 70 của thế kỉ XX.
  3. Những năm 80 của thế kỉ XX.
  4. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 5: Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hình thức nào?

  1. Bãi công của công nhân.
  2. Khởi nghĩa nông dân.
  3. Đấu tranh vũ trang.
  4. Đấu tranh chính trị.

Câu 6: Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình

  1. chủ nghĩa xã hội.
  2. tư bản chủ nghĩa.
  3. nhà nước cộng hòa.
  4. nhà nước liên bang.

Câu 7: Các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lý nào?

  1. Vùng Bắc Mĩ.
  2. Vùng Nam Mĩ.
  3. Châu Mĩ.
  4. Vùng Trung và Nam Mĩ.

Câu 8: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ La-tinh có đặc điểm gì nổi bật?

  1. Kinh tế phát triển với tốc độ cao.
  2. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới.
  3. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp.
  4. Khủng hoảng trầm trọng.

Câu 9: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?

  1. "Đại lục mới trỗi dậy".
  2. "Đại lục bùng cháy".
  3. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất.
  4. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy".

Câu 10: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  1. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada.
  2. Chế độ độc tài Batixta bị lật đổ.
  3. Chế độ độc tài Batixta được thiết lập.
  4. Cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn.

Câu 11: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây?

  1. 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 đến nay.
  2. 1945 - 1959, 1959 - 1975, 1975 đến nay.
  3. 1945 - 1954, 1954 - 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay.
  4. 1945 - 1959, 1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay.

Câu 12: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?

  1. N. Manđêla.
  2. Phiđen Cátxtơrô.
  3. G Nêru.
  4. M. Ganđi.

Câu 13: Các nước Mĩ Latinh nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Mĩ?

  1. Bắc Mĩ.
  2. Bắc và Nam Mĩ.
  3. Trung và Nam Mĩ.
  4. Nam Mĩ.

Câu 14: Đầu thế kỉ XX, các nước Mĩ La-tinh là

  1. thuộc địa của Anh.
  2. thuộc địa của Pháp.
  3. thuộc địa của Mỹ.
  4. những quốc gia độc lập nhưng thực tế là “sân sau” của Mĩ.

Câu 15: Nước mở đầu phong trào giành độc lập, thoát khỏi sự lệ thuộc của Mi ở Mĩ La-tinh là

  1. Cu Ba.
  2. Cô-lôm-bi-a.
  3. Vê-nê-xu-ê-la.
  4. Ni-ca-ra-goa.

Câu 16: Cuộc tấn công trại lính Môn-ca-đa diễn ra ngày

  1. 26/7/1952.
  2. 27/6/1952.
  3. 26/7/1953.
  4. 27/6/1953.

Câu 17: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?

  1. Chế độ phân biệt chủng tộc.
  2. Chủ nghĩa thực dân cũ.
  3. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
  4. Giai cấp địa chủ phong kiến.

2. THÔNG HIỂU (17 CÂU)

Câu 1: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu-ba là sự kiện nào?

  1. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập“Phong trào 27-7”.
  2. Phi-đen trở về nước.
  3. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa.
  4. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra.

Câu 2: Phi-đen Cát-xtơ-rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?

  1. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta.
  2. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biên Hi-rôn.
  3. Bị Mĩ bao vây cấm vận.
  4. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba?

  1. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
  2. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
  3. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
  4. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.

Câu 4: Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào?

  1. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba.
  2. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba.
  3. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ.
  4. Thiết lập quan hệ ngoại giao.

Câu 5: Tại sao từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ-Latinh được xem là một "đại lục núi lửa"?

  1. Vì có nhiều núi lửa đang hoạt động.
  2. Vì một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở nhiều nước Mĩ La-tinh, đấu tranh vũ trang đang diễn ra ở một số nước.
  3. Cả hai câu A và B đều đúng.
  4. Cả hai câu A và B đều sai.

Câu 6: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?

  1. Thuộc địa của Anh, Pháp.
  2. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
  3. Những nước hoàn toàn độc lập.
  4. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 7: Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba?

  1. Vì nó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo.
  2. Vì một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới - trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường đã ra đời sau sự kiện Môn-ca-đa.
  3. Cả hai câu A và B đều đúng.
  4. Cả hai câu A và B đều sai.

Câu 8: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?

  1. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
  2. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
  3. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bùng nổ.
  4. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.

Câu 9: Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?

  1. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi.
  2. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục.
  3. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ.
  4. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú.

Câu 10: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cuba lại được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?

  1. Lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ.
  2. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ La-tinh ở giai đoạn sau.
  3. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cuba tiến lên xây dựng CNXH.
  4. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập nên chính quyền dân chủ, cổ vũ phong trào đấu tranh ở khu vực phát triển.

Câu 11: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XIX là?

  1. Kẻ thù.
  2. Phương pháp đấu tranh.
  3. Lực lượng tham gia.
  4. Kết quả.

Câu 12: Điểm khác nhau về nhiệm vụ giữa phong trào dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh với châu Á, châu Phi ở đầu thế kỉ XX là

  1. Chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai.
  2. Chống Mĩ và các lực lượng thân Mĩ.
  3. Chống lại bọn tay sai cho đế quốc, thực dân.
  4. Chống lại bọn đế quốc, thực dân.

Câu 13: Âm mưu biến Mĩ Latinh thành sân sau và xây dựng chính quyền thân Mĩ ở khu vực này là biểu hiện của

  1. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
  2. chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
  3. chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
  4. chủ nghĩa đế quốc.

Câu 14: Khẳng định không đúng khi nói về các nước Mĩ La-tinh

  1. Nhiều nước Mĩ La-tinh đã giành được độc lập sớm nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc, là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
  2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Mĩ La-tinh diễn ra chủ yếu dưới hai hình thức: đấu tranh vũ trang và đấu tranh nghị viện.
  3. Nước đi đầu trong phong trào đấu tranh của Mi La-tinh là Vê-nê-xu-ê-la.
  4. Nhiều nước Mi La-tinh sau khi bị lật đổ chính quyền độc tài phản động đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ và có trình độ phát triển cao hơn nhiều nước châu Phi, châu Á.

Câu 15: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?

  1. Thực dân Anh.
  2. Đế quốc Mĩ.
  3. Thực dân Pháp.
  4. Đế quốc Nhật.

Câu 16: Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba?

  1. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956).
  2. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
  3. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
  4. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).

Câu 17: Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì?

  1. Dân tộc.
  2. Dân chủ.
  3. Dân tộc - dân chủ.
  4. Chống phân biệt chủng tộc.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60-80 của thế kỉ XX là đưa tới kết quả gì?

  1. Nhiều nước Mĩ Latinh giành được độc lập thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha.
  2. Làm cho các nước Mĩ Latinh bị phụ thuộc, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ.
  3. Chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc - dân chủ được thiết lập ở nhiều nước Mĩ Latinh.
  4. Các nước Mĩ Latinh vươn lên, phát triển nhanh chóng và trở thành các nước công nghiệp.

Câu 2: Vì sao có thể khẳng định: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba?

  1. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi.
  2. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta.
  3. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cuba.
  4. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cuba.

Câu 3: Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"?

  1. Ac-hen-ti-na.
  2. Braxin.
  3. Cu Ba.
  4. Mê-hi-cô.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao lại gọi là khu vực Mĩ La-tinh?

  1. Chủ yếu là thuộc địa của Pháp, nói ngữ hệ La-tinh.
  2. Chủ yếu là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nói ngữ hệ La-tinh.
  3. Ngữ hệ La-tinh là ngôn ngữ bản địa.
  4. Chủ yếu là thuộc địa của Anh, nói ngữ hệ La-tinh.

Câu 2: Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ La-tinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?

  1. Braxin, Áchentina, Mêhicô.
  2. Braxin, Mêhicô, Chilê.
  3. Braxin, Áchentina, Côlômbia.
  4. Mêhicô, Áchentina, Cuba.

Câu 3: Câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Phiđen Caxtơrô khi nói về mối quan hệ Việt Nam năm 1972 là gì?

  1. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
  2. "Người Cuba đang, bước lên con đường mà người anh em Việt Nam đã vạch ra".
  3. "Tên tôi là Việt Nam. Tên anh là Việt Nam, tên chúng ta là Việt Nam. Việt Nam- Hồ Chí Minh- Điện Biên Phủ".
  4. "Việt Nam - lương tri của thời đại".

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay