Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt đầu vào thời gian nào?

  1. Những năm 40 của thế kỉ XX.
  2. Những năm 50 của thế kỉ XX.
  3. Những năm 60 của thế kỉ XX.
  4. Những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 2: Nước nào là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?

  1. Anh.
  2. Pháp.
  3. Mĩ.
  4. Liên Xô.

Câu 3: “Bản đồ gen người” được công bố vào thời gian nào?

  1. Tháng 6 – 2000.
  2. Tháng 4 – 2003.
  3. Tháng 3 – 1997.
  4. Tháng 6 – 1997.

Câu 4: “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?

  1. 1947.
  2. 1961.
  3. 2000.
  4. 2003.

Câu 5: Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

  1. Năng lượng mặt trời.
  2. Năng lượng điện.
  3. Năng lượng than đá.
  4. Năng lượng dầu mỏ.

Câu 6: Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?

  1. Máy tính điện tử.
  2. Giải mã bản đồ gen.
  3. Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính.
  4. Tìm ra những nguồn năng lượng mới.

Câu 7: Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trụ?

  1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
  2. Đưa con người bay vào vũ trụ.
  3. Đưa con người lên mặt trăng.
  4. Đưa con người lên sao Hỏa.

Câu 8: Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là

  1. Liên Xô.
  2. Mĩ.
  3. Trung Quốc.
  4. Ấn Độ.

Câu 9: Loại vũ khí nào sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?

  1. Vũ khí hạt nhân.
  2. Vũ khí hóa học.
  3. Vũ khí sinh học.
  4. Vũ khí phóng xạ.

Câu 10: Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là

  1. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  2. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  3. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
  4. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống.

Câu 11: Người máy rô-bốt lần đầu tiên ra đời ở nước nào?

  1. Mĩ.
  2. Nhật.
  3. Anh.
  4. Đức.

Câu 12: Nội dung tổng quát của kĩ thuật là gì?

  1. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.
  2. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc, vật liệu).
  3. Cải tiến việc quản lí sản xuất.
  4. Tất cả ý kiến trên đều đúng

Câu 13: Cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp bắt nguồn từ nước nào?

  1. Mĩ.
  2. Ấn Độ.
  3. Nhật.
  4. Mê-hi-cô.

Câu 14: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở thế kỉ mấy?

  1. Thế kỉ XIII.
  2. Thế kỉ XVI.
  3. Thế kỉ XV.
  4. Thế kỉ XX.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là

  1. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.
  2. chế tạo thành công bom nguyên tử.
  3. công bố “Bản đồ gen người”.
  4. phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 2: Loại vật liệu nào giữ vị trí quan trọng nhất trong cuộc sống hàng ngày và trong các ngành công nghiệp?

  1. Vật liệu siêu bền.
  2. Vật liệu Nano.
  3. Vật liệu siêu dẫn.
  4. Polime.

Câu 3: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

  1. Chế tạo công sản xuất mới.
  2. Những phát minh về công nghệ sinh học.
  3. Cuộc “Cách mạng xanh”.
  4. Chế tạo phân bón sinh học.

Câu 4: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

  1. Già hóa dân số.
  2. Sao chép con người.
  3. Ô nhiễm môi trường.
  4. Tai nạn lao động.

Câu 5: Đâu là hạn chế cơ bản của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật?

  1. Nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân.
  2. Hàng hóa sản xuất ra nhiều dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
  3. Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện có sức hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tai nạn, dịch bệnh,...
  4. Nạn khủng bố gia tăng.

Câu 6: Nguồn gốc sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

  1. Do sự bùng nổ dân số.
  2. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.
  3. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.
  4. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.

Câu 7: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?

  1. Sáng chế những vật liệu mới.
  2. Khoa học công nghệ.
  3. Cuộc “cách mạng xanh”.
  4. Tạo ra công cụ lao động mới.

Câu 8: Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?

  1. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên.
  2. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống.
  3. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống.
  4. Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên.

Câu 9: Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?

  1. Sự bùng nổ dân số.
  2. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên.
  3. Ô nhiễm môi trường.
  4. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Câu 10: Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại?

  1. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
  2. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
  3. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
  4. Chế tạo các vũ khí quân sự, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.

Câu 11: Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

  1. Ô nhiễm môi trường.
  2. Tai nạn lao động.
  3. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện.
  4. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.

Câu 12: Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

  1. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
  2. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
  4. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Câu 13: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất ngày càng rút ngắn. Đó là đặc điểm của

  1. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất.
  2. Cách mạng công nghiệp.
  3. Cách mạng văn minh Tin học.
  4. Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai.

Câu 14: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

  1. Già hóa dân số.
  2. Sao chép con người.
  3. Ô nhiễm môi trường.
  4. Tai nạn lao động.

Câu 15: Nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật đó là những cuộc cách mạng nào?

  1. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.
  2. Cuộc cách mạng kĩ thuật thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học kĩ thuật thế kỉ XX.
  3. Cuộc cách mạng kĩ thuật và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.
  4. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII - XIX và cuộc cách mạng công nghệ thế kỉ XX.

Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào?

  1. Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
  2. Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.
  3. Tìm những nguồn năng lượng mới.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 17: Khoa học khác với kĩ thuật ở điểm nào?

  1. Khoa học cơ bản đi trước kĩ thuật.
  2. Khoa học phát minh, phát hiện các quy luật trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh.
  3. Khoa học tạo điều kiện để kĩ thuật phát triển.
  4. Tất cả đáp án đều đúng.

Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?

  1. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
  2. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
  3. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
  4. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 19: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?

  1. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.
  2. Dẫn tới xu thế toàn cầu hóa.
  3. Tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ.
  4. Đưa con người sang nền văn minh trí tuệ.

Câu 20: Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  1. Sự ra đời của Liên minh Châu Âu (EU).
  2. Việc duy trì liên minh giữa Mĩ và Nhật.
  3. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
  4. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật đưa đến sự thay đổi như thế nào trong cơ cấu dân cư lao động?

  1. Cân bằng tỉ dân cư lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
  2. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.
  3. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp và công nghiệp tăng lên, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ giảm dần.
  4. Tỉ lệ cư dân lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?

  1. Bê tông.
  2. Polime.
  3. Sắt, thép.
  4. Hợp Kim.

Câu 3: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến văn minh nhân loại?

  1. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp.
  2. Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp.
  3. Hoàn thiện nền văn minh nhân loại.
  4. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?

  1. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”.
  2. Công nghệ ezim ra đời.
  3. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.
  4. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”.

Câu 2: Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?

  1. Phạm Tuân.
  2. Phạm Hùng.
  3. Phạm Tuyên.
  4. Phạm Văn Lanh.

Câu 3: Một số tiêu cực do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đem lại

  1. Ô nhiễm môi trường như nhiễm chất phóng xạ, tài nguyên cạn kiệt.
  2. Con người không phải lao động tay chân.
  3. Bệnh dịch mới.
  4. A, C đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay