Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới?

  1. Liên Xô
  2. Anh
  3. Nhật Bản

Câu 2: Cuộc đấu tranh nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có đế quốc Mĩ tham gia trực tiếp?

  1. Ang-giê-ri (1954 – 1962)
  2. Triều Tiên (1950 – 1953)
  3. Việt Nam (1960 – 1975)
  4. Chiến tranh vùng vịnh ( thập niên 90 của thế kỉ XX)

Câu 3: Quan hệ quốc tế sau 1945 xác lập trật tự thế giới như thế nào?

  1. Đa cực
  2. Hai cực
  3. Một cực
  4. Năm cực

Câu 4: Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô vào thời gian nào?

  1. Năm 1985
  2. Năm 1989
  3. Năm 1990
  4. 1991

Câu 5: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu trực tiếp giữa?

  1. Các nước Tây Âu và Mĩ.
  2. Các nước Tây Âu và các nước Đông Âu
  3. Mĩ và Nhật Bản
  4. Liên Xô và Mĩ

Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu xã hội chủ nghĩa đã vượt ra khỏi phạm vi một nước trở thành một hệ thống thế giới?

  1. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc (1949)
  2. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu
  3. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam (1945)
  4. Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959)

Câu 7: Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ tại đâu

  1. Mĩ La-tinh.
  2. Nam Phi.
  3. Trung Đông.
  4. Châu Phi.

Câu 8: Nguyên nhân khiến chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu

  1. Bị người dân nổi dậy lật đổ
  2. Bị các nước đế quốc tấn công
  3. Vì những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách.
  4. Bị các thế lực đế quốc và phản động chống phá

Câu 9: Cuộc cách mạng nào đã đánh đổ chính quyền tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?

  1. Trung Quốc (01/10/1949)
  2. An-giê-ri (18/03/1962).
  3. Ấn Độ (26/11/1950).
  4. Cu Ba (10/01/1959)

Câu 10: Ảnh hưởng của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay là  

  1. Hình thành sự đối lập giữa chủ nghĩa khủng bố và lực lượng chống khủng bố
  2. Tình hình an ninh thế giới bất ổn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
  3. Tình hình an ninh thế giới bất ổn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
  4. Tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới trên thế giới

Câu 11: Năm 1960, ở châu Phi có sự kiện gì nổi bật?

  1. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ.
  2. Cộng hòa Ai Cập được thành lập.
  3. Nen-xơn Ma-đê-la lên làm Tổng thống Nam Phi.
  4. 17 nước châu Phi giành độc lập dân tộc.

Câu 12: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến chủ nghĩa tư bản?  

  1. Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
  2. Làm thay đổi bản đồ địa - chính trị thế giới
  3. Làm cho quan hệ quốc tế được mở rộng, đa dạng
  4. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân

Câu 13: Nguyên nhân khiến chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và các nước Đông Âu

  1. Bị người dân nổi dậy lật đổ
  2. Vì những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
  3. Bị các nước đế quốc tấn công
  4. Bị các thế lực đế quốc và phản động chống phá

Câu 14: Nước xã hội chủ nghĩa ở Mĩ La-tinh là nước nào?

  1. Brazin
  2. Cuba
  3. Chile
  4. Mê-hi-cô

Câu 15: Năm nào được xem là "năm châu Phi"?

  1. 1945
  2. 1955
  3. 1960
  4. 1965

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

  1. Mắc phải sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách
  2. Sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch
  3. Do mâu thuẫn nội bộ của phe xã hội chủ nghĩa
  4. Do Đông Âu rập khuôn máy móc mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô

Câu 2: Tại sao sau Chiến tranh lạnh ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?  

  1. Chủ nghĩa khủng bố
  2. Di chứng của Chiến tranh lạnh
  3. Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giá, tranh chấp lãnh thổ, khủng bố
  4. Sự can thiệp của các nước lớn

Câu 3: Vì sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?  

  1. Để tranh thủ những lợi thế của xu thế toàn cầu hóa
  2. Tạo nên một môi trường thuận lợi để phát triển, xác lập vị trí ưu thế
  3. Để xoa dịu những mâu thuẫn trong nước
  4. Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội

Câu 4: Tại sao nói: "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?

  1. Là thời cơ, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển cho phép các nước tận dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật, lấy kinh tế làm trọng điểm và tích cực mở rộng các quan hệ kinh tế.
  2. Hai câu A và C đều đúng
  3. Là thách thức, vì hòa bình ở nhiều khu vực bị đe dọa bởi xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố và li khai
  4. Hai câu A và C đều sai

Câu 5: Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. Nhận viện trợ kinh tế và phụ thuộc Mĩ.
  2. Tinh thần tự lực, tự cường của mỗi nước.
  3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng,
  4. Áp dụng những thành tựu của Cách mạng khoa học kĩ thuật

Câu 6: Thành tựu quan trọng nào trong nông nghiệp đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

  1. Chế tạo công sản xuất mới.
  2. Cuộc “Cách mạng xanh”
  3. Những phát minh về công nghệ sinh học.
  4. Chế tạo phân bón sinh học.

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của nền kinh tế Mĩ, Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Là nước khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  2. Đều thực hiện quân sự hóa nền kinh tế.
  3. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao độ.
  4. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật đang phát triển của thế giới.

Câu 8: Nguồn gốc sâu sa của cuộc các mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là gì?

  1. Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và kĩ thuật ngày càng cao của con người.
  2. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí.
  3. Yêu cầu của cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước tư bản.
  4.  Do sự bùng nổ dân số.

Câu 9: Mục tiêu đấu tranh của các lực lưỡng XHCN và cách mạng là

  1. Phát triển kinh tế để trở thành các nước giàu mạnh
  2. Tăng cường xây dựng quân đội hùng mạnh để bảo vệ đất nước
  3. Bảo vệ môi trường trong sạch
  4. Hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

Câu 10: Nhân tố có ý nghĩa quyết định để tăng trưởng kinh tế và nâng cao không ngừng mức sống của con người trong thế kỉ XX là:

  1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại
  2. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản
  3. Tìm ra các vùng đất mới
  4.  Cách mạng công nghiệp

Câu 11: Biểu hiện của sự liên kết kinh tế khu vực trong các nước tư bản là

  1. Liên minh kinh tế Hàn Quốc - Nhật Bản
  2. Liên minh Châu Âu EU
  3. Liên minh kinh tế Nhật – Mĩ
  4. Liên minh kinh tế các nước Bắc Âu: Na Uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển

Câu 12: Nội dung nào không thuộc chuyển biến của hệ thống tư bản chủ nghĩa trong nửa sau thế kỉ XX?  

  1. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới
  2. Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  3. Xu hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ
  4. Mĩ vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất và theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới

Câu 13: Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?  

  1. Trật tự thế giới đơn cực được xác lập trong quan hệ quốc tế
  2. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ đạo của thế giới
  3. Các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
  4. Sự vươn lên cạnh tranh của các trung tâm kinh tế trong trật tự thế giới mới

Câu 14: Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh? 

  1. Giải quyết hài hòa quan hệ giữa các nước lớn
  2. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia
  3. Nguy cơ bị tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc
  4. Vấn đề biến đổi khí hậu

Câu 15: Đâu là nhân tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia nửa sau thế kỉ XX? 

  1. Sức mạnh kĩ thuật
  2. Sức mạnh chính trị - quân sự
  3.  Sức mạnh quân sự
  4. Sức mạnh khoa học - kĩ thuật

Câu 16: Đỉnh cao của tình trạng đối đầu hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Chiến tranh Triều Tiên.
  2. Chiến tranh Việt Nam.
  3. Chiến tranh lạnh.
  4. Chiến tranh Trung đông.

Câu 17: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược giai đoạn từ năm 1945 đến nay là gì?

  1. Chiến tranh Triều Tiên.
  2. Cách mạng dân tộc dân chủ ở Cu-ba.
  3. Chiến tranh Việt Nam.
  4. Chiến tranh vùng vịnh Péc-xích.

Câu 18: Vai trò chính của tổ chức hiệp ước Vác-sa-va là gì?

  1. Bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, gìn giữ hòa bình an ninh châu Âu và thế giới.
  2. Tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự với hệ thống tư bản chủ nghĩa.
  3. Thúc đẩy sự phát triển chính trị- quân sự của Liên Xô và Đông Âu.
  4. Thắt chặt mối quan hệ giữa Liên Xô với Đông Âu.

Câu 19: Công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội của các nước châu Phi có hạn chế như thế nào?

  1. Đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của châu Phi.
  2. Chưa đủ sức làm thay đổi căn bản bộ mặt của các nước châu Phi.
  3.  Chỉ làm thay đổi một phần bộ mặt các nước châu Phi.
  4. Châu Phi vẫn trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu.

Câu 20: Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau "Chiến tranh lạnh" có điểm gì khác?

  1. Trật tự thế giới mới đa cực đang dần hình thành.
  2. Chịu sự chi phối hoàn toàn của đế quốc Mĩ và Liên Xô.
  3. Căng thẳng, đối đầu, đứng trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  4. Các quốc gia ráo riết chạy đua vũ trang, nhiều tổ chức quân sự mới ra đời.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Bản đồ thế giới những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai có những thay đổi đáng kể là nhờ

  1. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
  2. Những thành tựu đáng kể của nhân loại trong cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật.
  3. Sự thành công của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
  4. Sự hình thành các trung tâm kinh tế tài chính lớn, các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới.

Câu 2: Nước nào được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Tiệp Khắc
  2. Mê-hi-cô
  3. Pê-ru
  4. Cuba

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Địa danh lịch sử nào đánh dấu sự mở đầu việc sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ?

  1. An-giê-ri.
  2. Điện Biên Phủ.
  3. Phôm-pênh (Cam-pu-chia).
  4. Viên-Chăn (Lào).

Câu 2: Thành tựu về khoa học - kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX là gì?

  1. Công bố "bản đồ gen người".
  2. Phương pháp sinh sản vô tính.
  3. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
  4. Phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 3: Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật gây nên những lo ngại gì về mặt đạo đức?

  1. Già hóa dân số
  2. Ô nhiễm môi trường.
  3. Tai nạn lao động.
  4. Sao chép con người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay