Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 4: Các nước châu Á

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 9. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 4: Các nước châu Á. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á

(40 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

  1. Nhật Bản.
  2. Trung Quốc.
  3. Ấn Độ.
  4. Xin-ga-po.

Câu 2: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 – 1949) như thế nào?

  1. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan.
  2. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo.
  3. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai Đảng kí hòa ước.
  4. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình.

Câu 3: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời trong thời gian nào?

  1. Ngày 1 – 1 – 1949.
  2. Ngày 1 – 10 – 1949.
  3. Ngày 10 – 10 – 1949.
  4. Ngày 11 – 10 – 1949.

Câu 4: Nền kinh tế Trung Quốc mới phát triển mạnh mẽ và trở thành cường quốc kinh tế thế giới vào khoảng thời gian

  1. những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
  2. những năm cuối thế kỉ XX.
  3. đầu thế kỉ XXI.
  4. những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XXI.

Câu 5: Nhân dân Trung Quốc bắt tay vào khôi phục kinh tế từ khi nào?

  1. Năm 1949.
  2. Năm 1950.
  3. Năm 1953.
  4. Năm 1978.

Câu 6: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa khi nào?

  1. Năm 1950.
  2. Năm 1959.
  3. Năm 1978.
  4. Năm 1979.

Câu 7: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là

  1. Các nước châu Á giành được độc lập.
  2. Các nước châu Á gia nhập ASEAN.
  3. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 8: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Cuối những năm 40 thế kỉ XX.
  2. Đầu những năm 50 thế kỉ XX.
  3. Cuối những năm 50 thế kỉ XX.
  4. Đầu những năm 60 thế kỉ XX.

Câu 9: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ?

  1. Nhật Bản.
  2. Trung Quốc.
  3. Ấn Độ.
  4. Xin-ga-po.

Câu 10: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lương thực cho toàn bộ người dân?

  1. Cách mạng xanh.
  2. Cách mạng chất xám.
  3. Cách mạng trắng.
  4. Cách mạng nhung.

Câu 11: Cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật đã diễn ra từ năm

  1. 1944 – 1949.
  2. 1945 – 1949.
  3. 1946 – 1949.
  4. 1947 – 1949.

Câu 12: Nhân vật chủ mưu gây nội chiến & Trung Quốc từ 20/7/1946 là ai?

  1. Mao Trạch Đông.
  2. Chu Đức.
  3. Tưởng Giới Thạch.
  4. Chu Ân Lai.

Câu 13: Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

  1. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Singapore.
  2. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Singapore.
  3. Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao, XSingapore.
  4. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc.

Câu 14: Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?

  1. Hồng Công.
  2. Ma Cao.
  3. Đài Loan.
  4. Bành Hồ.

Câu 15: “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?

  1. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin.
  2. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc.
  3. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản.
  4. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, biến đổi lớn nhất của các nước châu Á là

  1. Các nước châu Á giành được độc lập.
  2. Các nước châu Á gia nhập ASEAN.
  3. Các nước châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.
  4. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

  1. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
  2. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
  3. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.
  4. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Câu 3: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

  1. nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  2. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  3. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  4. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

  1. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
  2. Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
  3. Hệ thống XHCN được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  4. Đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thế giới.

Câu 5: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?

  1. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
  2. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
  3. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
  4. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.

Câu 6: Tại sao thế kỉ XXI, được dự đoán là “thế kỉ của châu Á”?

  1. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
  2. Các nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
  3. Nhiều nước châu Á giành được độc lập.
  4. Các nước châu Á có nền an ninh, chính trị ổn định nhất thế giới.

Câu 7: Cuộc nội chiến lần thứ 4 (1946-1949) ở Trung Quốc nổ ra là do

  1. Đảng Cộng sản phát động.
  2. Tập đoàn phản động Tưởng Giới Thạch phát động, có sự giúp đỡ của đế quốc Mĩ.
  3. Đế quốc Mĩ giúp đỡ Quốc dân đảng.
  4. Quốc dân Đảng cấu kết với bọn phản động quốc tế.

Câu 8: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?

  1. Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  2. Tiêu diệt phong trào Cách mạng Trung Quốc.
  3. Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc.
  4. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc (1946 – 1949) như thế nào?

  1. Quốc dân đảng thua trận phải rút chạy ra Đài Loan.
  2. Đảng Cộng sản Trung Quốc thất bại phải chấm dứt quyền lãnh đạo.
  3. Cuộc nội chiến không phân thắng bại, lãnh đạo hai Đảng kí hòa ước.
  4. Mĩ và Liên Xô can thiệp cuộc nội chiến kết thúc trong hòa bình.

Câu 10: Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa là?

  1. Kết thúc hơn 100 năm đô hộ của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
  2. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
  3. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Từ sau 1978, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc có điều gì mới?

  1. Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
  2. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.
  3. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước.
  4. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 12: Vào thời điểm nào những người lãnh đạo Trung Quốc có chủ trương sửa chữa sai lầm?

  1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978
  2. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lận thứ XII (9/1982).
  3. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (10/1987).
  4. Bình thường hóa quan hệ Xô - Trung (1989).

 Câu 13: Ngày 1-10-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  1. Nam Kinh được giải phóng.
  2. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan.
  3. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  4. Bắc Kinh được giải phóng.

Câu 14: Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?

  1. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
  2. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
  3. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm.
  4. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.

Câu 15: Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

  1. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.
  2. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.
  3. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  4. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Câu 16: Yếu tố quyết định nào buộc Trung Quốc phải thực hiện đường lối cải cách mở cửa từ năm 1978?

  1. Cuộc khủng hoảng trong nước từ năm 1959 - 1978.
  2. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973.
  3. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
  4. Xu thế toàn cầu hóa.

Câu 17: Đâu không phải là yếu tố dẫn tới sự không ổn định của tình hình châu Á suốt nửa sau thế kỉ XX?

  1. Cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc.
  2. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh.
  3. Khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, li khai, xung đột tôn giáo.
  4. Cuộc chiến tranh thương mại giữa các nước.

Câu 18: Điểm giống nhau giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978) là gì?

  1. Hoàn cảnh cải cách.
  2. Trọng tâm cải cách.
  3. Vai trò của Đảng cộng sản.
  4. Kết quả.

Câu 19: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  1. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập.
  2. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN.
  3. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.
  4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới.

Câu 20: Mục tiêu lớn nhất của đường lối đổi mới trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc 12-1978 là?

  1. Đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.
  2. Tập trung phát triển kinh tế.
  3. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
  4. Cải cách mạnh mẽ về chính trị.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Vài nét chung về tình hình các nước châu Á?

  1. Là vùng thưa dân, có lãnh thổ chật hẹp, nghèo tài nguyên.
  2. Là vùng đông dân, có lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên.
  3. Là vùng thưa dân, địa hình hiểm trở, giàu tài nguyên thiên nhiên.
  4. Là vùng đông dân nhất thế giới, bao gồm những nước có lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 2: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa

  1. Nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  2. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  3. Đảng Dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
  4. Đảng tự do dân chủ Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Câu 3: Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

  1. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc.
  2. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc.
  3. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa.
  4. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Sau 20 năm cải cách mở cửa (1979 - 1998) nền kinh tế Trung Quốc đã

  1. Ổn định và phát triển mạnh.
  2. Phát triển nhanh chóng đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
  3. Không ổn định và bị chững lại.
  4. Bị cạnh tranh gay gắt.

Câu 2: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) mang ý nghĩa quốc tế gì quan trọng?

  1. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
  2. Mở rộng không gian địa lý của chủ nghĩa sang hội từ châu Âu sang châu Á
  3. Thể hiện sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc.
  4. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 9 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay