Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen
Giáo án Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen sách Hoá học 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NITROGEN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được công thức Lewis và dạng hình học của phân tử ammonia.
- Dựa vào đặc điểm cấu tại của phân tử ammonia, giải thích được tính chất vật lí (tính tan), tính chất hóa học (tính base, tính khử). Viết được các phương trình hóa học minh họa.
- Vận dụng được kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, biến thiên enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber (Ha-bơ).
- Trình bày được các tính chất cơ bản của muối ammonium (dễ tan và phân li, chuyển hóa thành ammonia trong kiềm, dễ bị nhiệt phân) và nhận biết được ion ammonium trong dung dịch.
- Trình bày được các ứng dụng của ammonia (chất làm lạnh; sản xuất phân bón như: đạm, ammophos; sản cuất nitric acid; làm dung môi,…); của ammonium nitrate và một số muối ammonium tan trong phân đạm, phân ammophos,…
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.
- Phân tích được nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa acid.
- Nêu được cấu tạo của phân tử HNO3, tính acid và tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.
- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng (eutrophication).
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
- Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của ammonia.
- Nêu được quá trình tổng hợp ammonia theo quá trình Haber.
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của muối ammonium.
- Phân tích được nguồn gốc các oxid của nitrogen trong không khí và hiện tượng mưa acid.
- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.
- Nêu được cấu tạo phân tử của nitric acid, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid.
- Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT, Kế hoạch dạy học.
- Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
- Dụng cụ hóa chất để thực hiện các thí nghiệm trong SGK.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
- Nội dung: HS làm việc cá nhân để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi, đồng thời xác định các nhiệm vụ học tập cần phải thực hiện ở các hoạt động tiếp theo.
- Sản phẩm: Các nhiệm vụ học tập cơ bản của các hoạt động học tiếp theo mà HS xác định được, như: Cần tìm hiểu tính chất ammonium để nhận biết được cation ammonium,…
- Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ: HS đọc nội dung Mở đầu (SGK – tr30):
Trong các ao tù có thể tích tụ lượng đáng kể ion ammonium. Có thể nhận biết sự có mặt của ion ammonium trong các ao tù bằng những cách nào? Giải thích.
- GV có thể đưa ra câu hỏi phụ: Theo em, cần phải tìm hiểu thêm các nội dung nào để hiểu rõ hơn về câu hỏi nêu ở đầu bài?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS đưa ra những nhận định ban đầu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV tổng hợp các nhiệm vụ học tập mà HS đã xác định khi trả lời câu hỏi. Từ đó GV lựa chọn để "chốt lại" các nhiệm vụ học tập cụ thể liên quan đến hoạt động học tiếp theo.
- GV định hướng nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động tiếp theo, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học – Bài 5: Một số hợp chất quan trọng của nitrogen.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo, tính chất, ứng dụng và quá trình tổng hợp ammonia
- Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử của ammonia.
- Nêu được tính chất vật lí của ammonia.
- Nêu được tính chất hóa học của ammonia dựa vào các phương trình hóa học của ammonia với một số chất.
- Vận dụng được kiến thức hóa học cho phản ứng tổng hợp ammonia từ ntrogen và hydrogen trong quá trình Haber.
- Nội dung: HS là việc cá nhân hoặc theo nhóm, nghiên cứu SGK để nêu được cấu tạo, tính chất, ứng dụng và quá trình tổng hợp ammonia.
- Sản phẩm: Từ hoạt động của HS, GV kết luận về cấu tạo, tính chất, ứng dụng và quá trình tổng hợp ammonia; câu trả lời câu hỏi 1,2 (SGK – tr27,29).
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh công thức Lewis (a) và dạng hình học (b) của NH3 cho HS quan sát. - GV đặt câu hỏi: + Hãy mô tả cấu tạo của phân tử ammonia. + Nhận xét về độ phân cực của liên kết N-H. + Nêu đặc điểm, điều kiện tạo liên kết hydrogen, dự đoán khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử ammonia. - GV kết luận về cấu tạo phân tử của ammonia. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, xem thí nghiệm tính tan của ammonia trong nước - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, nghiên cứu SGK tìm hiểu về tính chất vật lí của ammonia và trả lời các câu hỏi sau: + Giải thích nguyên nhân ammonia dễ tan trong nước. + Dự đoán tính base, tính khử và tính tan của chất này. + Ở điều kiện thường, ammoniac có tính chất gì? - GV kết luận về tính chất vật lí của ammonia. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK, tìm hiểu về tính chất hóa học của ammonia và trả lời các câu hỏi sau: + Minh họa các tính chất base và khử của ammonia bằng phương trình hóa học. + Cho biết ammonia thể hiện tính chất gì trong phản ứng với acid và oxygen. + Câu hỏi 1 (SGK – tr31): Khi giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí ammonia thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? - GV kết luận về tính chất hóa học của ammonia. - GV chiếu sơ đồ nguyên tắc của quá trình Haber tổng hợp ammonia (hình 5.3) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu SGK tìm hiểu về tổng hợp ammonia theo quá trình Haber và trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao đối với phản ứng tổng hợp ammonia theo quá trình Haber phải chọn điều kiện áp suất cao, trong khi đó không được chọn nhiệt độ quá cao và quá thấp? + Vai trò của chất xúc tác trong phản ứng là gì? + Câu hỏi 2 (SGK – tr33): Khi làm lạnh hỗn hợp khí gồm ammonia, hydrogen và nitrogen thì ammonia sẽ hóa lỏng trước. Tính chất vật lí nào của các chất giúp giải thích hiện tượng trên? - GV kết luận về tổng hợp ammonia theo quá trình Haber. - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu một số ứng dụng của ammonia trong thực tiễn. + Sử dụng tính chất vật lí và hóa học để giải thích cơ sở khoa học của các ứng dụng này. - GV kết luận về ứng dụng của ammonia. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. AMMONIA 1. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí - Công thức Lewis và dạng hình học (hình chóp tam giác) của phân tử NH3 được thể hiện ở Hình 5.1. - Các liên kết N – H là liên kết cộng hóa trị phân cực nên các phân tử ammonia dễ tạo liên kết hydrogen với nhau và với phân tử nước. - Ammonia tan nhiều trong nước. - Ở điều kiện thường, ammonia là chất khí không màu, có mùi khai, xốc và độc.
2. Tính chất hóa học a) Tính base - Cặp electron hóa trị riêng trên nguyên tử nitrogen là nguyên nhân gây nên tính base của ammonia. - Khí ammonia hoặc dung dịch ammonia phản ứng với các acid tạo ra muối ammonium. Ví dụ: - Sự hình thành ion ammonium ở các phản ứng trên là do sự tạo thành liên kết cho – nhận giữa nguyên tử nitrogen của phân tử ammonia với H+ (proton) của acid. Vì vậy, ammonia là một base theo thuyết Brosted – Lowry.
*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr31) Ammonia là một base theo thuyết Bronsted – Lowry. Do đó, khi giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí ammonia thì giấy quỳ ẩm sẽ chuyển sang màu xanh.
b) Tính khử - Nguyên tử N trong phân tử NH3 có số oxi hóa -3, là số oxi hóa thấp nhất của nguyên tố nitrogen trong các hợp chất. Vì vậy ammonia thể hiện tính khử khi phản ứng với một số chất có tính oxi hóa.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr33) Ammonia là một base theo thuyết Bronsted – Lowry. Do đó, khi giấy quỳ tím ẩm tiếp xúc với khí ammonia thì giấy quỳ ẩm sẽ chuyển sang màu xanh.
3. Tổng hợp ammonia theo quá trình Haber - Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp theo quá trình Haber. Phương trình hóa học của phản ứng diễn ra như sau: - Dựa vào nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier, cần chọn các điều kiện thích hợp về áp suất và nhiệt độ: + Về áp suất: Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ, hay chiều tạo ammonia. + Về nhiệt độ: Cần phải giảm nhiệt độ để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tạo ammonia. - Việc sử dụng xúc tác là bột sắt trong quá trình Haber có tác dụng làm cho phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr33) - Nhiệt độ hoá lỏng của N2, H2 và NH3 lần lượt là: -196 oC, - 252,87 oC, -33 oC. - Do đó, nếu giữ nguyên áp suất và làm lạnh thiết bị thì khí NH3 sẽ hoá lỏng đầu tiên.
III. ỨNG DỤNG CỦA AMMONIA - Gần đây, mỗi năm có hàng trăm triệu tấn ammonia được sản xuất trên toàn cầu. Trong đó, có khoảng 80% được sử dụng cho sản xuất phân đạm để cung cấp nitrogen cho đất và cây trồng. - Ammonia còn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nitric acid, sản xuất một số chất gây nổ sử dụng trong khai thác quặng mỏ như ammonium nitrate,… - Ammonia lỏng được sử dụng với vai trò chất làm lạnh trong một số hệ thống làm lạnh công nghiệp. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất và ứng dụng của muối ammonium
- Mục tiêu:
- Trình bày được tính chất vật lí cơ bản của muối ammonium.
- Trình bày được các tính chất hóa học cơ bản của muối ammonium.
- Trình bày được các ứng dụng chính của muối ammonium.
- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm nhận biết ion ammonium trong phân đạm chứa ion ammonium.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thực hiện hoạt động trong SGK để tìm hiểu tính chất và ứng dụng của muối ammonium.
- Sản phẩm: HS trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học và ứng dụng của muối ammonium; câu trả lời cho câu hỏi 3 (SGK – tr34).
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu SGK tìm hiểu về tính chất vật lí của muối ammmonium và trả lời các câu hỏi sau: + Hãy nêu tính chất vật lí của muối ammonium. - GV kết luận về tính chất vật lí của muối ammonium. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS thực hiện hoạt động Thực hành (SGK – tr33) + Chuẩn bị: Phân đạm ammonium chloride, dung dịch NaOH, ống nghiệm, đèn cồn, giấy quỳ. + Các bước tiến hành: Cho vài hạt phân đạm với thành phần chírnh là ammonium chloride vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH. Hơ nhẹ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Cho mẩu giấy quỳ đã tẩm ướt bằng nước lên miệng ống nghiệm. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: + Quan sát hiện tượng thí nghiệm khi cho phân đạm với thành phần chính là muối ammonium vào kiềm. Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa. - GV nhận xét về quá trình làm thí nghiệm của HS, GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm để trả lời các câu hỏi sau: + Vì sao dung dịch các muối ammonium có tính dẫn điện tốt? + Vì sao các phân đạm với thành phần chính là các muối ammonium dễ bị cháy nổ nếu bảo quản không cẩn thận? + Vì sao khi các muối ammonium tiếp xúc với kiềm thì tạo ra mùi khai? + Câu hỏi 3 (SGK – tr34): Lượng lớn ammonium nitrate và ammonium chloride được sử dụng làm phân bón. Dựa vào đặc điểm phản ứng nhiệt phân của hai muối này, hãy cho biết muối nào có nguy cơ cháy nổ cao hơn trong quá trình lưu trữ. - GV kết luận về tính chất hóa học của muối ammonium. - GV cho HS quan sát và đọc nội dung mục Em có biết (SGK – tr34) Trên đây là hình ảnh của một loại phân đạm với thành phần chính là ammonium nitrate. - GV yêu cầu HS thảo luận, nghiên cứu SGK tìm hiểu về ứng dụng của ammonium. - GV đặt câu hỏi: + Nêu một số ứng dụng của muối ammonium trong đời sống và sản xuất. + Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết ion ammonium? Giải thích bằng phương trình hóa học. - GV kết luận về ứng dụng của muối ammonium. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | II. MUỐI AMMONIUM *Tính chất vật lí - Muối ammonium là các hợp chất có chứa ion ammonium (NH4+) và gốc acid. Các muối ammonium thường được sử dụng là: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3, (NH4)2SO4,… - Hầu hết các muối ammonium tan tốt và điện li hoàn toàn trong nước. Ví dụ:
*Tính chất hóa học - Khi đun nóng hỗn hợp muối ammonium và kiềm ở dạng rắn hoặc dung dịch đều sinh ra khí ammonia có mùi khai và xốc. - Các muối ammonium kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Ví dụ: - Các phản ứng phân hủy muối ammonium đều làm tăng áp suất khí nên có nguy cơ cháy nổ.
*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr34) => Phản ứng phân hủy ammonium nitrate tỏa nhiệt. => Phản ứng phân hủy ammonium chloridde thu nhiệt. Vậy muối ammonium nitrate có nguy cơ cháy nổ cao hơn trong quá trình lưu trữ.
*Ứng dụng - Muối ammonium được dùng làm phân bón trong nông nghiệp. - Ngoài ra, ammonium chloride còn được sử dụng trong pin với vai trò chất điện li, hay dùng để làm sạch các oxide trên bề mặt của kim loại trước khi hàn. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về hiện tượng mưa acid, hiện tượng phú dưỡng và tìm hiểu về nitric acid
- Mục tiêu:
- Tìm hiểu về các nguồn nitrogen có tham gia vào các quá trình đốt cháy để tạo thành các oxide của nitrogen.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra mưa acid.
- Trình bày được tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng cơ bản của nitric acid.
- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, thực hiện theo các yêu cầu của SGK và tìm hiểu về hiện tượng mưa acid, hiện tượng phú dưỡng và tìm hiểu về nitric acid.
- Sản phẩm: HS nêu được nguyên nhân gây mưa acid và hiện tượng phú dưỡng, nêu được tính chất và ứng dụng của nitric acid; câu trả lời cho câu hỏi 4 (SGK -tr35).
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Khoa học máy tính cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Tin học 11 Tin học ứng dụng cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Âm nhạc 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 11 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây