Bài tập file word Hoá học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Nguyên tử – Nguyên tố hoá học – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

- Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì.

- Hiện nay, bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, xét về số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì thì chu kì được chia thành:

+ Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3.

+ Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7.

- Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

Câu 2: Trình bày về khối lượng nguyên tử.

Trả lời:

- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt (proton, neutron và electron) có trong nguyên tử.

- Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit, 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam).

- Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau (gần bằng 1 amu); electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu). Do đó, có thể xem như khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử.

Câu 3: Trình bày về kí hiệu hóa học.

Trả lời:

- Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.

- Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 4: Trình bày đặc điểm của các nguyên tố phi kim.

Trả lời:

- Vị trí:

+ Nhóm nguyên tố phi kim chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

+ Các nguyên tố phi kim bao gồm:

  • Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA
  • Một số nguyên tố ở nhóm IIIA và IVA
  • Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA.

- Tính chất:

+ Ở điều kiện thường, các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.

+ Nhóm nguyên tố phi kim VIIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen. Các đơn chất thuộc nhóm halogen có một số đặc điểm như:

  • Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí – lỏng – rắn.
  • Độc hại đối với các sinh vật.

Câu 5: Trình bày sơ lược về nguyên tử.

Trả lời:

Các chất đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ (không thể quan sát được bằng kính hiển vi thông thường), gọi là nguyên tử.

⇒ Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.

Câu 6: Kể tên một số khí hiếm và nguyên tố nhân tạo.

Trả lời:

Khí hiếm: Helium (He); Neon (Ne); Argon (Ar); Krypton (Kr); Xenon (Xe); Radon (Rn) và Oganesson (Og – nguyên tố nhân tạo).

Câu 7: Nêu khó khăn nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì sẽ có các nguyên tố có ký hiệu trùng nhau. Ví dụ:

- Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H.

- Carbon và Calcium đều kí hiệu là C.

Câu 8: Lấy ví dụ về nguyên tử.

Trả lời:

Ví dụ: Than chì (graphite) được cấu tạo nên từ các nguyên tử carbon.

Câu 9: Vì sao cần có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học?

Trả lời:

Phải có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học vì: Có một thời, các nhà hóa học sử dụng nhiều kí hiệu khác nhau để biểu diễn cho nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, những kí hiệu này lại rất rắc rối và không thống nhất giữa các nhà hóa học.

Câu 10: Em biết gì về nguyên tố khi biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

Trả lời:

Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 11: Khối lượng nguyên tử của oxygen là bao nhiêu?

Trả lời:

Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 electron và 16 neutron.

Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.

⇒ Khối lượng của nguyên tử oxygen là 8 amu + 8 amu = 16 amu.

Câu 12: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố oxygen.

Trả lời:

Xung quanh oxygen có 3 nguyên tố là F, N và S.

- Fluorine (F) có điện tích hạt nhân +9.

- Nitrogen (N) có điện tích hạt nhân là +7.

- Sunfur (S) có điện tích hạt nhân là +16.

Câu 13: Cấu tạo của khí oxygen, hydrogen, natri có đặc điểm chung gì?

Trả lời:

Khí oxygen, hydrogen, natri đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ.

Câu 14: Cấu tạo của khí oxygen, hydrogen, natri có đặc điểm chung gì?

Trả lời:

Khí oxygen, hydrogen, natri đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ.

Câu 15: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy kể tên nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố hydrogen.

Trả lời:

Nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố hydrogen: lithium, sodium, potassium, rubidium, caesium, francidium.

Câu 16: Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh gì? Nêu nguyên nhân gây thiếu hụt canxi và thực đơn bổ sung phù hợp.

Trả lời:

- Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh loãng xương.

- Cơ thể bị thiếu canxi thường do hai nhóm nguyên nhân: Suy dinh dưỡng (khẩu phần ăn hằng ngày không đủ canxi, thiếu vitamin D) hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) - trong trường hợp này, khẩu phần ăn tuy đủ canxi nhưng cơ thể cũng không hấp thu được.

- Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm:

+ Các món hải sản (tôm, cua, sò, cá...)

+ Các loại rau màu xanh đậm (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây...) là những thực phẩm tốt cho sức khỏe xương.

+ Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai...

Câu 17: Tại sao theo lý thuyết, nguyên tử trung hòa về điện?

Trả lời:

Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1. Mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

⇒ Nguyên tử trung hòa về điện.

Câu 18: Nguyên tố nào có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất? Nêu vai trò của nguyên tố đó.

Trả lời:

- Nguyên tố oxygen có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất

- Vai trò: Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.

+ Vai trò của oxygen với sự sống: Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.

+ Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu: Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.

Câu 19: Nguyên tố hóa học nào cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người? Trình bày vai trò của nguyên tố hóa học đó.

Trả lời:

- Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người đó là calcium

- Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và đặc biệt giúp trẻ phát triển chiều cao. Calcium là nền tảng cho việc điều trị và phòng chống loãng xương. Ngoài ra calcium cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, cùng quá trình tiết những hormone và enzyme quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt calcium có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Nguồn calcium chủ yếu là các sản phẩm bơ sữa. Thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều calcium như đậu hũ, cải xoăn, rau bina (spinach), củ cải trắng, và trong nhiều loại rau xanh.  

Câu 20: Kim loại nào được ứng dụng trong chế tạo nhiệt kế? Nêu ứng dụng của nguyên tố kim loại đó trong đời sống.

Trả lời:

- Thủy ngân được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế.  

- Hiện nay, thủy ngân được dùng chủ yếu để sản xuất các hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử. Chẳng hạn như: Nhiệt kế thủy ngân, phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán và nhiều thiết bị khác dùng trong phòng thí nghiệm.

+ Sử dụng trong máy đo huyết áp chứa thủy ngân nhưng hiện nay một số nước đã cấm dùng.

+ Hợp chất thủy ngân hữu cơ - Thiomersal được dùng để khử trùng trong vacxin và mực xăm.

+ Sử dụng để lấp đầy các lỗ hổng các chi tiết chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa học.

+ Trước đây, Hg là thành phần của thuốc diệt cỏ nhưng đã ngưng sử dụng vào năm 1995.

+Ứng dụng trong bào chế ra các thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay