Bài tập file word Hoá học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 2: Phân tử (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Phân tử (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TỬ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu cách tính khối lượng nguyên tử.

Trả lời:

- Khối lượng phân tử của một chất là khối lượng tính bằng đơn vị amu của một phân tử chất đó.

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

Câu 2: Trình bày sự tạo thành ion âm?

Trả lời:

- Các nguyên tử của nguyên tố phi kim (Cl, O, N …) có số electron lớp ngoài cùng là 7, 6, 5, … nên khi kết hợp với các nguyên tử kim loại, nguyên tử phi kim có xu hướng nhận electron từ nguyên tử kim loại để có lớp ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

- Nguyên tử phi kim khi nhận electron sẽ tạo thành ion âm tương ứng.

Câu 3: Trình bày quy tắc hóa trị.

Trả lời:

Quy tắc hóa trị: Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia.

Câu 4: Em biết gì về hợp chất?

Trả lời:

Phân tử hợp chất gồm nhiều nguyên tố hóa học tạo nên. Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kết hợp với nhau theo tỉ lệ và thứ tự nhất định.

Câu 5: Nêu khái niệm và tính chất của chất cộng hóa trị.

Trả lời:

- Chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị được gọi là chất cộng hóa trị.

- Tính chất: Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền với nhiệt; một số chất tan được trong nước thành dung dịch. Tùy thuộc vào chất cộng hóa trị khi tan trong nước mà dung dịch thu được có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Câu 6: Nêu ví dụ về phân tử.

Trả lời:

- Phân tử hydrogen gồm 2 nguyên tử hydrogen.

- Phân tử carbon monoxide gồm 1 nguyên tử carbon và 1 nguyên tử oxygen.

Câu 7: Nêu ví dụ về sự tạo thành ion dương.

Trả lời:

Ví dụ: Ca → Ca2+ + 2e

Câu 8: Lấy ví dụ minh họa quy tắc hóa trị được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

Trả lời:

- Trong hợp chất HCl, 1 Cl liên kết với 1 H nên Cl có hóa trị I.

- Trong phân tử carbon dioxide CO2, nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O nên C có hóa trị IV.

Câu 9: Phân biệt đơn chất và hợp chất

Trả lời:

Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Câu 10: Nêu ví dụ về sự khác biệt về tính dẫn điện giữa chất ion và chất cộng hóa trị.

Trả lời:

Ví dụ: Dung dịch nước muối (chất ion) dẫn điện còn dung dịch nước đường (chất cộng hóa trị) thì không dẫn điện.

Câu 11: Lấy ví dụ về công thức hóa học của đơn chất.

Trả lời:

- Công thức hóa học của đồng là Cu, sắt là Fe; helium là He; carbon là C, lưu huỳnh là S,…

- Công thức hóa học của hydrogen là H2; oxygen là O2; ozone là O3

Câu 12: Nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hydrogen. Hãy tính khối lượng của phân tử nước.

Trả lời:

Phân tử nước gồm 1 nguyên tử oxygen (16 amu) và 2 nguyên tử hydrogen (1 amu)

Khối lượng phân tử nước = 16 amu x 1 + 1 amu x 2 = 18 amu.

Câu 13: Lấy một ví dụ về liên kết ion trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời:

Một ví dụ phổ biến về liên kết ion trong cuộc sống hàng ngày là natri clorua (NaCl), còn được gọi là muối ăn. Trong muối ăn, nguyên tử natri (Na) đóng vai trò của ion dương vì nó mất một electron để trở thành Na⁺, trong khi nguyên tử clorua (Cl) đóng vai trò của ion âm với việc nhận thêm electron để trở thành Cl⁻. Sự kết hợp giữa ion natri dương và ion clorua âm tạo ra liên kết ion. Điều này được thấy rõ khi muối tan trong nước, các ion Na⁺ và Cl⁻ tách rời và di chuyển độc lập trong dung dịch.

Câu 14: Khí carbon dioxide luôn có thành phần như sau: cứ 1 phần khối lượng carbon có tương ứng 2,667 phần khối lượng oxygen. Hãy lập công thức hóa học của khí carbon dioxide, biết khối lượng phân tử của nó là 44 amu.

Trả lời:

Gọi công thức của khí carbon dioxide là CxOy.

Khối lượng phân tử của khí carbon dioxide là: 12x + 16y = 44. (1)

Ta có:

  =     →     =  ½ → y = 2x

Thế y = 2x vào (1) ta được: 12x + 16.2x = 44

⇒ x = 1 ⇒ y = 2

Vậy công thức của khí carbon dioxide là CO2.

Câu 15: Khi bật nắp lon coca thường thấy có bọt khí trào lên. Bọt khí đó là chất nào? Chất đó là đơn chất hay hợp chất?

Trả lời:

- Bọt khí đó là carbon dioxide.

- Carbon dioxide được tạo nên từ 2 nguyên tố là C và O  Carbon dioxide là hợp chất

Câu 16: Trong hợp chất vô cơ, tại sao liên kết ion thường là loại liên kết chính?

Trả lời:

Trong hợp chất vô cơ, liên kết ion thường là loại liên kết chính do sự khác biệt về tính chất giữa các nguyên tố kim loại và phi kim. Liên kết ion thường xảy ra giữa một nguyên tố kim loại, có khả năng hiện diện dưới dạng cation, và một nguyên tố phi kim, có khả năng hiện diện dưới dạng anion. Sự chênh lệch lớn về độ âm điện giữa kim loại và phi kim tạo ra điện tích nguyên tử trái dấu, dẫn đến khả năng hình thành liên kết ion.

Câu 17: A được coi là lá chắn của Trái Đất, hấp thụ phần lớn bức xạ từ Mặt Trời? Nêu nguyên tố hóa học cấu tạo nên phân tử A. A là đơn chất hay hợp chất? Trình bày thực trạng của A hiện nay.

Trả lời:

- A là tầng ozon.

- Ozon được cấu tạo từ 3 nguyên tử oxygen nên ozon là đơn chất.

- Thực trạng của tầng ozon hiện nay: Vào giữa những năm 1970, các nhà khoa học nhận ra rằng tầng ozon bị đe dọa do sự tích tụ của các khí có chứa halogen (clo và brom) trong khí quyển. Sau đó, vào giữa những năm 1980, các nhà khoa học đã phát hiện ra một “lỗ hổng” trong tầng ozon phía trên Nam Cực - khu vực bầu khí quyển của Trái đất bị suy giảm nghiêm trọng.

Câu 18: Axit sunfuric (H2SO4) là một acid quen thuộc trong phòng thí nghiệm. Em hãy tính khối lượng của phân tử H2SO4. Nêu một số ứng dụng mà em biết và lưu ý khi sử dụng.

Trả lời:

- Axit sunfuric gồm 2 nguyên tử hydrogen (1 amu), 1 nguyên tử sunfua (32 amu) và 4 nguyên tử oxygen (16 amu).

Khối lượng axit sunfuric: 2 x 1 + 32 + 16 x4 = 98 amu.

- Ứng dụng:

+ Trong sản xuất công nghiệp: Axit sunfuric có mặt trong phần lớn các đơn vị ngành công nghiệp như: luyện kim, phẩm nhuộm, chất tẩy rửa, giấy, sợi.

+ Trong phòng thí nghiệm: Được sử dụng trong việc điều chế những axit khác yếu hơn như: HNO3, HCL

+ Trong xử lý nước thải: dùng để điều chế nhôm hidroxit có vai trò lọc những tạp chất, khử mùi cho nước, cân bằng độ pH trong nước. Quan trọng nhất là dùng để loại bỏ những kim loại nặng trong nước như Mg, Ca, giúp hạn chế nguy cơ nước bị nhiễm phèn.

+Ứng dụng khác: Sản xuất nhôm sunfat, được biết tới như là phèn làm giấy.

- Lưu ý khi sử dụng: Khi dùng cần phải pha loãng axit sunfuric với nước, sau ấy cho từ từ axit vào nước rồi sau đó khuấy đều, tuyệt đối không được làm ngược lại. Cần sử dụng găng tay y tế và kính khi tiếp xúc với axit sunfuric loãng, và khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc thì dùng tấm bảo vệ mặt và tạp dề PVC để đảm bảo an toàn nhất.

Câu 19: Em hãy lập công thức hóa học của A với B, biết hợp chất của nguyên tố A và O là A2O3, hợp chất của nguyên tố B với H là BH2.

Trả lời:

Gọi a là hóa trị của nguyên tố A, ta có: 2.a = 3.2 suy ra a = 3.

Gọi b là hóa trị của nguyên tố B, ta có: 1.b = 2.1 suy ra b = 2.

Gọi công thức tổng quát của hợp chất là AmBn

Theo quy tắc hóa trị, ta có: 3.m = 2.n suy ra =  

Suy ra m = 2 và n = 3

Vậy công thức hóa học của hợp chất cần tìm là A2B3.

Câu 20: Carbon dioxide có phải phân tử phân cực hay không? Giải thích.

Trả lời:

Liên kết giữa C và O là liên kết phân cực, nhưng CO2 có cấu tạo thẳng nên 2 liên kết đôi sẽ phân cực triệt tiêu nhau. Kết quả nhận được: CO2 chính là phân tử không phân cực.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay