Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời . Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 chân trời .

  • CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC

    BÀI 4 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    I. NHẬN BIẾT (8 câu)

    Câu 1: Trình bày nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn:

    • Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử.
    • Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
    • Các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau được xếp thành một cột.

    Câu 2: Mô tả cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    • Bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố hóa học mà vị trí được đặc trưng bởi ô nguyên tố, chu kì và nhóm.
    • Các nguyên tố họ lanthanide và họ actinide được xếp riêng thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn.

     

    Câu 3: Trình bày về ô nguyên tố.

    Trả lời:

    • Trong bảng tuần hoàn, mỗi ô nguyên tố cho biết các thông tin cần thiết về một nguyên tố hóa học.
    • Chú ý:
    • Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) và bằng số electron của nguyên tử.
    • Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

    Câu 4: Trình bày về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    • Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì.
    • Hiện nay, bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kì, xét về số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì thì chu kì được chia thành:
    • Chu kì nhỏ gồm các chu kì 1, 2, 3.
    • Chu kì lớn gồm các chu kì 4, 5, 6, 7.
    • Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.

    Câu 5: Trình bày về nhóm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    • Nhóm là tập hợp các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau và được xếp thành cột, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân.
    • Chú ý:
    • Số thứ tự nhóm được kí hiệu bằng các chữ số La Mã.
    • Nhóm IA gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (trừ H).
    • Nhóm VIIA gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (trừ At, Ts).

    Câu 6: Trình bày đặc điểm của các nguyên tố kim loại.

    Trả lời:

    • Các nguyên tố kim loại nhóm A:
    • Các nguyên tố kim loại nhóm A gồm nhóm IA (trừ nguyên tố hydrogen); nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ nguyên tố boron), …
    • Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA được gọi là nhóm kim loại kiềm.
    • Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IIA được gọi là nhóm kim loại kiềm thổ.
    • Các nguyên tố kim loại nhóm B:
    • Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại, mỗi nhóm B tương ứng với một cột trong bảng tuần hoàn (trừ nhóm VIIIB có 3 cột).
    • Chú ý: Hơn 80% các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là kim loại, bao gồm một số nguyên tố nhóm A và tất cả các nguyên tố nhóm B.

    Câu 7: Trình bày đặc điểm của các nguyên tố phi kim.

    Trả lời:

    • Vị trí:
    • Nhóm nguyên tố phi kim chủ yếu tập trung ở góc bên phải của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
    • Các nguyên tố phi kim bao gồm:
    • Nguyên tố hydrogen ở nhóm IA
    • Một số nguyên tố ở nhóm IIIA và IVA
    • Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA và VIIA.
    • Tính chất:
    • Ở điều kiện thường, các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
    • Nhóm nguyên tố phi kim VIIA được gọi là nhóm nguyên tố halogen. Các đơn chất thuộc nhóm halogen có một số đặc điểm như:
    • Có màu sắc đậm dần từ fluorine tới iodine, thể thay đổi từ khí – lỏng – rắn.
    • Độc hại đối với các sinh vật.

    Câu 8: Trình bày đặc điểm của các nguyên tố khí hiếm.

    Trả lời:

    • Các nguyên tố khí hiếm chiếm tỉ lệ thể tích rất ít trong không khí nhưng có những ứng dụng quan trọng trong đời sống.
    • Tính chất: Ở điều kiện thường, các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như:
    • Chất khí, không màu, tồn tại trong tự nhiên với hàm lượng thấp.
    • Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử.
    • Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động, hầu như không phản ứng với nhau và với chất khác.

    Câu 4: Trình bày về chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    • Các nguyên tố hóa học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp vào cùng một hàng ngang trong bảng tuần hoàn được gọi là chu kì.

    II. THÔNG HIỂU (4 câu)

    Câu 1: Kể tên một số kim loại nhóm IA, IIA, B

    Trả lời:

    • Kim loại nhóm IA: lithium, sodium, potassium, runidium,...
    • Kim loại nhóm IIA: magnesium, calcium, barium,...
    • Kim loại nhóm B: iron, copper, silver,…

    Câu 2: Kể tên một số khí hiếm và nguyên tố nhân tạo.

    Trả lời:

    Khí hiếm: Helium (He); Neon (Ne); Argon (Ar); Krypton (Kr); Xenon (Xe); Radon (Rn) và Oganesson (Og – nguyên tố nhân tạo).

    Câu 3: Dựa vào cơ sở nào để xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn?

    Trả lời:

    Bảng tuần hoàn được cấu tạo dựa trên cơ sở điện tích hạt nhân tăng dần.

     

    Câu 4: Em biết gì về nguyên tố khi biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

    Trả lời:

    Số hiệu nguyên tử = số đơn bị điện tích hạt nhân (bằng số proton trong hạt nhân) = số electron trong nguyên tử = số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

    III. VẬN DỤNG (4 câu)

    Câu 1: Nêu một số ứng dụng của khí hiếm.

    Trả lời:

    • Khí hiếm được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ chế tạo bóng đèn. Các bóng đèn chứa xenon, argon và neon có thể phát ra ánh sáng với các màu sắc khác nhau.
    • Xenon được sử dụng làm khí gây mê toàn phần; ứng dụng trong năng lượng hạt nhân; là tác nhân oxi hóa trong hóa học phân tích; ứng dụng trong tinh thể học protein.

    Câu 2: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố oxygen.

    Trả lời:

    Xung quanh oxygen có 3 nguyên tố là F, N và S.

    • Fluorine (F) có điện tích hạt nhân +9.
    • Nitrogen (N) có điện tích hạt nhân là +7.
    • Sunfur (S) có điện tích hạt nhân là +16.

    Câu 3: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố B và N. Giải thích.

    Trả lời:

    Dựa vào bảng tuần hoàn ta biết được:

    • Nguyên tố B thuộc nhóm IIIA nên nguyên tử B có 3 electron lớp ngoài cùng.
    • Nguyên tố N thuộc nhóm VA nên nguyên tử N có 5 electron lớp ngoài cùng.

    Câu 4: Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy kể tên nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố hydrogen.

    Trả lời:

    Nguyên tố cùng nhóm với nguyên tố hydrogen: lithium, sodium, potassium, rubidium, caesium, francidium.

    IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

    Câu 1: Nêu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    • Giúp xác định các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố: giúp chúng ta nắm được những thông tin cơ bản về các tính chất vật lý và hóa học của các nguyên tố hóa học.
    • Xác định các xu hướng trong tính chất hóa học: giúp chúng ta nhận thấy các xu hướng và mối liên hệ giữa các tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một chu kỳ hoặc nhóm.
    • Hỗ trợ trong việc dự đoán các tính chất của các hợp chất: giúp chúng ta dự đoán được một số tính chất của các hợp chất được tạo thành từ các nguyên tố hóa học.
    • Hỗ trợ trong việc giải thích các hiện tượng hóa học: giúp chúng ta giải thích được một số hiện tượng hóa học như tính chất oxi hóa khử, phản ứng trao đổi ion, tính chất axit-bazơ và các phản ứng hóa học khác.
    • Đóng góp cho các lĩnh vực khác nhau trong khoa học và kỹ thuật: hóa học, vật liệu học, sinh học, y

    Câu 2: Kim loại nào được ứng dụng trong chế tạo nhiệt kế? Nêu ứng dụng của nguyên tố kim loại đó trong đời sống.

    Trả lời:

    • Thủy ngân được ứng dụng để chế tạo nhiệt kế.
    • Hiện nay, thủy ngân được dùng chủ yếu để sản xuất các hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử. Chẳng hạn như: Nhiệt kế thủy ngân, phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán và nhiều thiết bị khác dùng trong phòng thí nghiệm.
    • Sử dụng trong máy đo huyết áp chứa thủy ngân nhưng hiện nay một số nước đã cấm dùng.
    • Hợp chất thủy ngân hữu cơ - Thiomersal được dùng để khử trùng trong vacxin và mực xăm.
    • Sử dụng để lấp đầy các lỗ hổng các chi tiết chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa học.
    • Trước đây, Hg là thành phần của thuốc diệt cỏ nhưng đã ngưng sử dụng vào năm 1995.
    • Ứng dụng trong bào chế ra các thuốc trừ sâu, hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay