Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời Bài 1: Phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời . Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Phương pháp và kỹ năng học tập môn khoa học tự nhiên. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 chân trời .

MỞ ĐẦU

BÀI 1 - PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là gì?

Trả lời:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

Câu 2: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước nào?

Trả lời:

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

  • (1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.
  • (2) Hình thành giải thuyết.
  • (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
  • (4) Thực hiện kế hoạch.
  • (5) Kết luận.

Câu 3: Để học tập tốt môn khoa học tự nhiên, ta cần nắm vững những kỹ năng nào?

Trả lời:

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

Câu 4: Em biết gì về các kỹ năng?

Trả lời:

  • Kỹ năng quan sát: Quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cần tìm hiều hay khám phá, từ đó có được câu trả lời.
  • Kĩ năng phân loại: Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.
  • Kĩ năng liên kết: Từ những thông tin thu được, các nhà nghiên cứu tiếp tục liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được.
  • Kĩ năng đo gồm: ước lượng giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; tiến hành đo; đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo.
  • Kĩ năng dự báo: Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể.
  • Kĩ năng viết báo cáo: Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học.
  • Kĩ năng thuyết trình: Sau khi hoàn thành báo cáo, chúng ta cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình.

Câu 5: Kể tên một số dụng cụ đo trong môn học KHTN.

Trả lời:

  • Dao động kí: Hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện: gồm hai bộ phận chính là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Cấu trúc một bài báo cáo thường bao gồm những phần nào?

Trả lời:

Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận, nghiên cứu.

Câu 2: Làm thế nào để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao?

Trả lời:

Một số yêu cầu cần đảm bảo để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao:

  • Trước khi thuyết trình: Chuẩn bị bài báo cáo, các công cụ hỗ trợ nếu có.
  • Trong quá trình thuyết trình: Chú ý về hình thức; về ngôn ngữ cần rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, logic; về ngữ điệu, nhịp điệu, sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, …
  • Sau khi kết thúc bài thuyết trình: Lắng nghe câu hỏi, ghi chép và chuẩn bị câu trả lời theo nhóm các vấn đề. Trong khi trao đổi, thảo luận, cần tập trung vào vấn đề cốt lõi cùng thái độ nhiệt tình, ôn hòa, cởi mở.

Câu 3: Ta biết được nhưng thông tin nào khi sử dụng dao động kí?

Trả lời:

Sử dụng dao động ký cho phép đọc được những thông tin sau:

  • Quan sát toàn cảnh tín hiệu
  • Đo các thông số cường độ của tín hiệu:
  • Đo điện áp, đo dòng điện, đo công suất
  • Đo tần số, chu kì, khoảng thời gian của tín hiệu
  • Đo độ di pha của tín hiệu
  • Vẽ tự động và đo được đặc tính phổ của tín hiệu
  • Vẽ đặc tuyến Vôn-ampe của linh kiện
  • Vẽ tự động, đo đặc tuyến biên độ - tần số

 

Câu 4: Nêu ưu, nhược điểm của đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Trả lời:

Sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo tốc độ chuyển động có:

  • Ưu điểm: Kết quả đo có độ chính xác cao, có thể đo thời gian chính xác tới phần nghìn giây.
  • Nhược điểm: Chi phí mua thiết bị đắt, thiết bị đo cồng kềnh.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tìm hiểu thông tin trên Internet và trình bày thực trạng khan hiếm nguồn nước ngọt trên toàn thế giới.

Trả lời:

  • Hiện tại, hơn 80 quốc gia (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) đang đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Đặc biệt là những vùng đất khô hạn và bán khô hạn như Tây Nam Á, châu Phi. Cũng theo các chuyên gia về nước trên thế giới hiện cứ 3 người thì sẽ có một người sống trong tình trạng thiếu nước.
  • Theo các số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) và UNICEF năm 2019, có đến 144 triệu người uống nước nước chưa qua xử lý, đặc biệt là những người nghèo ở các vùng nông thôn, việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó cũng có hơn 2,2, tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về đảm bảo nước uống.

Câu 2: Em đã từng quan sát được quan sát được hiện tượng tự nhiên nào? Mô tả và đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó.

Trả lời:

Từ việc quan sát sự phát triển của cây khi được tưới đủ nước và sự phát triển của cây khi tưới thiếu nước, có thể đặt câu hỏi: Nước có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?

Câu 3: Hãy kể tên một số động vật em biết và xếp các động vật có đặc điểm giống nhau vào các nhóm.

Trả lời:

  • Một số động vật em biết: Chim bồ nông, con sư tử, con voi, con thỏ, con tê giác, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng, con cá sấu, con vịt, con hà mã.
  • Phân loại:
  • Động vật 2 chân: Chim bồ nông, con vịt.
  • Động vật 4 chân: Con sư tử, con voi, con thỏ, con tê giác, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng, con cá sấu, con hà mã.

Câu 4: Muốn đo thời gian bạn An đi từ điểm A đến điểm B, ta sử dụng dụng cụ đo nào? Giải thích.

Trả lời:

Sử dụng đồng hồ bấm giây điện tử vì:

  • Có chức năng bấm giây, hiển thị số, đo thời gian chuyển động của vật khi bắt đầu chuyển động tới lúc dừng lại.
  • Nhỏ gọn, dễ sử dụng.
  • Độ chính xác cao lên tới 0,001s

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hệ thống phát hiện người qua cửa ra vào hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Lấy ví dụ.

Trả lời:

  • Hệ thống phát hiện người qua cửa ra vào hoạt động dựa trên nguyên tắc: Khi có người xuất hiện trong phạm vi không gian hoạt động của thiết bị cảm biến như: tia hồng ngoại, vi sóng, sóng âm,... thì các tia/ sóng này ngay lập tức sẽ bị tán xạ khiến cho cảm biến bị ngắt và tín hiệu sẽ được gửi trực tiếp đến các thiết bị điều khiển được cài đặt sẵn từ trước kết nối với nó.
  • Ví dụ: Nhờ vào cảm biến nhiệt độ trên cơ thể người mà hệ thống đèn điện sẽ tự động chiếu sáng một cách dễ dàng và thuận tiện hơn. Từ đó giúp tiết kiệm điện năng và tránh lãng phí khi không sử dụng.

Câu 2: Khi khám bệnh, bác sĩ đã thực hiện các kĩ năng gì để chuẩn đoán bệnh? Các kĩ năng đó tương ứng với các kĩ năng nào trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên?

Trả lời:

  • Bác sĩ chuẩn đoán bệnh thường phải thực hiện các kĩ năng là:
  • Kĩ năng quan sát: Quan sát các triệu chứng (biểu hiện bệnh) của bệnh nhân.
  • Kĩ năng đo: Đo các chỉ số cơ thể liên quan như nhiệt độ, nhịp tim, nhịp thở,…
  • Kĩ năng phân loại: Phân loại các triệu chứng và chỉ số đã quan sát và đo được.
  • Kĩ năng liên kết: Liên kết các triệu chứng, chỉ số đã quan sát, đo và liên kết với các kiến thức về các loại bệnh để tìm ra chuẩn đoán bệnh mà bệnh nhân gặp phải, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
  • Kĩ năng dự báo: Dự báo về các nguy cơ mà bệnh nhân có thể gặp phải.
  • Kĩ năng viết báo cáo: Viết bệnh án cho bệnh nhân.
  • Kĩ năng thuyết trình: Thuyết trình về tình trạng bệnh, nguy cơ gặp phải, phác đồ điều trị với bệnh nhân.
  • Các kĩ năng đó tương ứng với tất cả các kĩ năng trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên gồm: Kĩ năng quan sát, kĩ năng phân loại, kĩ năng liên kết, kĩ năng đo, kĩ năng dự báo, kĩ năng viết báo cáo, kĩ năng thuyết trình.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay