Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời Bài 2: Nguyên tử
Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời . Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Nguyên tử. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 chân trời .
Xem: => Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC
BÀI 2 - NGUYÊN TỬ
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày sơ lược về nguyên tử.
Trả lời:
Các chất đều được cấu tạo từ những hạt vô cùng nhỏ (không thể quan sát được bằng kính hiển vi thông thường), gọi là nguyên tử.
⇒ Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, tạo nên các chất.
Câu 2: Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Ernest Rutherford.
Trả lời:
- Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân ở bên trong và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron (kí hiệu là e) mang điện tích âm, mỗi electron mang một đơn vị điện tích âm và được kí hiệu là -1.
- Bên trong hạt nhân chứa các hạt proton (kí hiệu là p) mang điện tích dương, mỗi proton mang một đơn vị điện tích dương và được quy ước là +1.
- Trong nguyên tử, số proton = số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.
Câu 3: Nêu khái quát về mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr.
Trả lời:
- Trong nguyên tử, các electron ở vỏ được xếp thành từng lớp và chuyển động xung quanh hạt nhân theo những qũy đạo như các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời.
- Năm 1932, sau khi nghiên cứu sâu hơn về nguyên tử bằng các thiết bị tiên tiến, James Chadwick (1891 – 1974) đã phát hiện ra bên trong hạt nhân còn có hạt không mang điện, gọi là neutron.
Câu 4: Trình bày về khối lượng nguyên tử.
Trả lời:
- Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt (proton, neutron và electron) có trong nguyên tử.
- Tuy nhiên, khối lượng nguyên tử rất nhỏ nên để biểu thị khối lượng nguyên tử người ta sử dụng đơn vị khối lượng nguyên tử, viết tắt là amu (atomic mass unit, 1 amu = 1,6605 × 10-24 gam).
- Proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau (gần bằng 1 amu); electron có khối lượng rất bé (chỉ bằng khoảng 0,00055 amu). Do đó, có thể xem như khối lượng của hạt nhân là khối lượng của nguyên tử.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ về nguyên tử.
Trả lời:
Ví dụ: Than chì (graphite) được cấu tạo nên từ các nguyên tử carbon.
Câu 2: Mô tả cấu tạo của nguyên tử oxygen và nguyên tử chlor theo mô hình nguyên tử của Bo.
Trả lời:
- Nguyên tử oxygen gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 8 electron chuyển động quanh hạt nhân. 8 electron này được xếp thành hai lớp, lớp trong cùng có 2 electron, lớp tiếp theo có 6 electron.
- Nguyên tử chlor gồm có hạt nhân mang điện tích dương và 17 electron chuyển động quanh hạt nhân. 17 electron này được xếp thành ba lớp, lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 7 electron.
Câu 3: Số đơn vị điện tích hạt nhân của oxygen bằng bao nhiêu?
Trả lời:
Số đơn vị điện tích hạt nhân của canxi bằng 8 (bằng tổng số proton trong hạt nhân).
Câu 4: Khối lượng nguyên tử của oxygen là bao nhiêu?
Trả lời:
Nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 electron và 16 neutron.
Coi khối lượng hạt nhân nguyên tử là khối lượng của nguyên tử.
⇒ Khối lượng của nguyên tử oxygen là 8 amu + 8 amu = 16 amu.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử natri.
Trả lời:
Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 1 electron.
Câu 2: Kể tên một số đối tượng mà ta có thể quan sát bằng mắt thường, bằng kính lúp, bằng kính hiển vi?
Trả lời:
- Quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì.
- Quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí.
- Quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn.
Câu 3: Cấu tạo của khí oxygen, hydrogen, natri có đặc điểm chung gì?
Trả lời:
Khí oxygen, hydrogen, natri đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ.
Câu 4: Tại sao theo lý thuyết, nguyên tử trung hòa về điện?
Trả lời:
Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1. Mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.
⇒ Nguyên tử trung hòa về điện.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Nguyên tố nào có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người? Nêu vai trò của nguyên tố đó đối với cơ thể người.
Trả lời:
- Nguyên tố phospho có hàm lượng thấp nhất trong cơ thể người
- Vai trò: là cầu nối canxi hấp thu vào cơ thể và vận chuyển canxi vào xương; là thành phần cấu tạo nên các tế bào DNA, RNA trong hệ gen của cơ thể; tham gia các hoạt động tạo năng lượng ATP, lọc chất thải của thận; tham gia vào sự co cơ và sự dẫn truyền thần kinh; tham gia vào quá trình hoạt hóa bạch cầu tại ổ viêm, làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Câu 2: Nguyên tố nào có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất? Nêu vai trò của nguyên tố đó.
Trả lời:
- Nguyên tố oxygen có hàm lượng cao nhất trong vỏ Trái Đất
- Vai trò: Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.
- Vai trò của oxygen với sự sống: Không có oxygen, con người không thể hô hấp, tồn tại và phát triển. Ở những nơi thiếu hoặc không đủ không khí, người ta sử dụng bình dưỡng khí để cung cấp thêm oxygen. Trong bệnh viện, oxygen được cung cấp để hỗ trợ người bệnh khi họ không tự chủ được hô hấp.
- Vai trò của oxygen đối với sự cháy và quá trình đốt cháy nhiên liệu: Oxygen cần cho quá trình đốt cháy nhiên liệu như củi, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên,... để phục vụ đời sống con người.
Câu 3: Tại sao nguyên tố flo được sử dụng trong nước sát trùng và hóa chất tẩy trắng?
Trả lời:
- Nguyên tố flo được sử dụng trong nước sát trùng và hóa chất tẩy trắng do tính chất oxy hóa mạnh mẽ của nó. Flo có khả năng tác động lên nhiều loại hợp chất hữu cơ và cô cơ, có tác dụng tẩy trắng hiệu quả và làm sạch bề mặt. Ngoài ra, flo có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn và virus trong quá trình làm sạch và sát trùng.
- Tuy nhiên, cần sử dụng flo cẩn thận vì tính chất ăn mòn và độc hại của nó.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 2: Nguyên tử (4 tiết)