Bài tập file word Hoá học 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chủ đề 2: Phân tử (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Phân tử (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án hóa học 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: PHÂN TỬ

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Phân tử là gì?

Trả lời:

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử kết hợp với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của một chất.

Câu 2: Trình bày sự tạo thành ion dương.

Trả lời:

- Các nguyên tử của nguyên tố kim loại thường có xu hướng nhường electron ở lớp ngoài cùng để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tử của nguyên tố khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn.

- Nguyên tử kim loại khi nhường electron sẽ tạo thành ion dương tương ứng.

Câu 3: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là gì? Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta làm gì?

Trả lời:

- Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử khác trong phân tử.

- Hóa trị được biểu thị bằng các chữ số La Mã (I; II …)

- Để xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, người ta dựa vào hóa trị của nguyên tố đã biết làm đơn vị, chẳng hạn hóa trị của H là I; hóa trị của O là II.

Câu 4: Đơn chất thường được tạo thành từ cái gì?

Trả lời:

- Mỗi đơn chất được tạo thành từ nguyên tố hóa học tương ứng. Tên gọi của đơn chất thường trùng với tên nguyên tố.

- Phân tử đơn chất được tạo ra từ một số nguyên tử.

Câu 5: Nêu khái niệm và tính chất của chất ion.

Trả lời:

- Chất được tạo bởi các ion dương và ion âm được gọi là chất ion.

- Tính chất: Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn. Chất ion khó bay hơi, khó nóng chảy, khi tan trong nước tạo dung dịch dẫn được điện.

Câu 6: Nêu một số ví dụ về phân tử đơn chất.

Trả lời:

- Phân tử bromine được tạo nên từ 2 nguyên tử bromine.

- Phân tử ozone được tạo nên từ 3 nguyên tử oxygen.

Câu 7: Nêu ví dụ về sự tạo thành ion âm.

Trả lời:

Ví dụ: O + 2e → O2-

Câu 8: Lấy ví dụ về công thức hóa học của hợp chất.

Trả lời:

Ví dụ: Công thức hóa học của khí methane là CH4, của muối ăn là NaCl …

Câu 9: Nêu một số ví dụ về phân tử hợp chất.

Trả lời:

- Phân tử methane được cấu tạo nên từ 1 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen.

- Phân tử sulfur dioxide được cấu tạo nên tử 1 nguyên tử sulfur và 2 nguyên tử oxygen.

Câu 10: Trình bày quá trình tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen.

Trả lời:

- Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng và cần thêm 2 electron để có lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm.

- Khi hai nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử góp 2 electron để tạo ra đôi electron dùng chung.

- Hạt nhân của hai nguyên tử O cùng hút đôi electron dùng chung và liên kết với nhau tạo thành phân tử oxygen.

Câu 11: Lấy ví dụ về ý nghĩa của công thức hóa học.

Trả lời:

- Sodium nitrate gồm 3 nguyên tố là Na, N và O.

- Trong một phân tử calcium carbonate có một nguyên tử Na, một nguyên tử N, ba nguyên tử O và tỉ lệ số nguyên tử Na : N : O là 1 : 1 : 3.

- Khối lượng phân tử bằng 23 + 11 + 3.16 = 82 amu.

Câu 12: Đường là đơn chất hay hợp chất? Vì sao?

Trả lời:

Đường được tạo nên từ 3 nguyên tố là C, H, O Hợp chất.

Câu 13: Hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Li và ion Li+.

Trả lời:

Nguyên tử Li có 3 electron và 2 lớp electron.

Ion Li+ có 2 electron và 1 lớp electron.

 Nguyên tử Li đã mất đi 1 electron để tạo thành ion Li+.

Câu 14: Lập công thức phân tử của khí hydrogen sulfide, biết lưu huỳnh trong hợp chất này có hóa trị II.

Trả lời:

Gọi công thức của khí hydrogen sulfide là .

Theo quy tắc hóa trị: x.I = y.II

→   =    =  

⇒ x = 2 và y = 1

Vậy công thức của khí hydrogen sulfide là H2S.

Câu 15: Kể tên 5 đơn chất và 5 hợp chất được cấu tạo từ 2 nguyên tử mà em biết.

Trả lời:

- 5 phân tử đơn chất là:

+ Khí oxygen được tạo bởi nguyên tố O

+ Khí nitrogen được tạo bởi nguyên tố N

+ Khí helium được tạo bởi nguyên tố He

+ Sodium được tạo bảo nguyên tố Na

+ Sulfur được tạo bởi nguyên tố S

- 5 phân tử đơn chất là:

+ Carbon dioxide được tạo bởi nguyên tố C và O

+ Sodium chloride được tạo bởi nguyên tố Na và Cl

+ Potassium iodide được tạo bởi nguyên tố K và I

+ Nước được tạo bởi nguyên tố H và O

+ Hydrogen chloride được tạo bởi nguyên tố H và Cl

Câu 16: Trong phân tử CO2, liên kết giữa cacbon và oxy là loại liên kết gì và tại sao?

Trả lời:

Trong phân tử CO2, liên kết giữa cacbon và oxy là liên kết cộng hóa trị đôi. Liên kết này được hình thành khi carbon chia sẻ hai cặp electron với mỗi nguyên tử oxy, tạo ra liên kết đôi. Liên kết cộng hóa trị đôi trong CO2 giúp ổn định cấu trúc phân tử.  

Câu 17: Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong một phân tử copper sulfate (CuSO4).

Trả lời:

Trong một phân tử copper sulfate (CuSO4) có một nguyên tử Cu, một nguyên tử S và bốn nguyên tử O.

Khối lượng phân tử CuSO4 bằng: 64.1 + 32.1 + 16.4 = 160 (amu)

Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CuSO4 là:

% Cu =  = 40%

% S =  = 20%

%O = 100% - 40% - 20% = 40%

Câu 18: Em biết gì về kim cương?

Trả lời:

- Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của Carbon, dạng còn lại đó là than chì. Kim cương có độ cứng cao và khả năng quang học cực tốt và chúng được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.

- Kim cương được cấu tạo từ nguyên tử Carbon (C), vì vậy nên kim cương là đơn chất.

- Kim cương là vật chất cứng nhất được tìm thấy trong tự nhiên và nhân tạo.

- Từ xa xưa người ta đã biết dùng kim cương làm các mũi khoan và làm dụng cụ khắc chữ. Độ cứng của kim cương cũng khiến cho nó phù hợp hơn với vai trò của một món trang sức. Bởi vì nó chỉ có thể bị làm trầy bởi một viên kim cương khác nên nó luôn luôn sáng bóng qua thời gian.

Câu 19: Nguyên tố nào có hóa trị cao nhất? Giải thích.

Trả lời:

- Nguyên tố có hóa trị cao nhất là S, ví dụ trong hợp chất sulfur trioxide, S có hóa trị VI.

- Lưu huỳnh có hóa trị cao nhất là VI, phần lớn do cấu trúc electron của nó. Lưu huỳnh có công thức hóa học là S và nằm ở vị trí 16 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Trong nguyên tử lưu huỳnh, có 16 electron, với cấu hình electron là 1s2s2p3s3p4, viết gọn là [Ne]3s2 3p4. Do vậy, lưu huỳnh cần thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững. Khi kết hợp với các nguyên tố khác, lưu huỳnh thường tạo ra 6 liên kết hóa học, do đó hóa trị của nó có thể lên đến VI.

- Cấu trúc electron này cũng giúp giải thích tại sao lưu huỳnh thường tạo ra các phân tử có cấu trúc vòng, như trong phân tử lưu huỳnh đioxit (SO2) và lưu huỳnh - lưu huỳnh (S8).

Câu 20: Tại sao liên kết cộng hóa trị đôi thường không thể quay quanh trục của liên kết?

Trả lời:

- Liên kết cộng hóa trị đôi thường không thể quay quanh trục của liên kết do sự cố định không gian của liên kết đôi. Liên kết cộng hóa trị đôi được hình thành khi hai nguyên tử nguyên tố chia sẻ hai cặp electron, tạo ra sự liên kết đôi bền vững. Điện tích âm của electron chia sẻ trong cả hai cặp electron giữa hai nguyên tử tạo ra một lực đẩy mạnh, làm cho các nguyên tử không thể xoay quanh nhau tự do như trong liên kết đơn.

Trong liên kết đôi, mỗi nguyên tử đều đóng góp một cặp electron vào liên kết nên các nguyên tử này phải duy trì vị trí cố định để giữ cho các cặp electron này ổn định. Do đó, liên kết cộng hóa trị đôi không linh hoạt như liên kết đơn và không thể xoay quanh trục của liên kết một cách tự do.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay