Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời Bài 3: Nguyên tố hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời . Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Nguyên tố hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 chân trời .

  • CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC

    BÀI 3 - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

    I. NHẬN BIẾT (3 câu)

    Câu 1: Em hiểu thế nào về nguyên tố hóa học?

    Trả lời:

    • Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.
    • Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

    Câu 2: Đặc trưng của nguyên tố hóa học là gì?

    Trả lời:

    Số proton là đặc trưng cho nguyên tố hóa học.

     

    Câu 3: Trình bày về kí hiệu hóa học.

    Trả lời:

    • Để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu, IUPAC đã thống nhất tên gọi và kí hiệu hóa học của các nguyên tố.
    • Kí hiệu hóa học được sử dụng để biểu diễn một nguyên tố hóa học và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
    • Kí hiệu hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái (chữ cái đầu tiên viết in hoa và nếu có chữ cái thứ hai thì viết thường).

    II. THÔNG HIỂU (4 câu)

    Câu 1: Em biết gì về độ phổ biến của một số nguyến tố hóa học?

    Trả lời:

    • Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái Đất là oxygen.
    • Nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ là hydrogen, thứ hai là helium.
    • Nguyên tố calcium chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể người, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, hoạt động của hệ cơ và thần kinh nói chung; có vai trò quan trọng trong cấu tạo của hệ xương.
    • Nguyên tố phosphorus chiếm khoảng 1% khối lượng của cơ thể người. Nguyên tố này có các chức năng sinh lý như: cùng calcium cấu tạo nên xương, răng, hóa hợp với protein, lipid và glucid để tham gia cấu tạo nên tế bào và đặc biệt là màng tế bào.
    • Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất, tinh thần và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng, ngăn ngừa bệnh bướu cổ ở người.

    Câu 2: Vì sao cần có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học?

    Trả lời:

    Phải có hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học vì: Có một thời, các nhà hóa học sử dụng nhiều kí hiệu khác nhau để biểu diễn cho nguyên tử của các nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, những kí hiệu này lại rất rắc rối và không thống nhất giữa các nhà hóa học.

    Câu 3: Số hiệu nguyên tử Cu là 29. Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là bao nhiêu?

    Trả lời:

    Số hiệu nguyên tử = số proton trong hạt nhân.

    ⇒ Số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đồng là 29.

     

    Câu 4: Nêu khó khăn nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học.

    Trả lời:

    Nếu quy ước tất cả kí hiệu hóa học bằng một chữ cái đầu tiên trong tên gọi các nguyên tố hóa học thì sẽ có các nguyên tố có kí hiệu trùng nhau. Ví dụ:

    • Hydrogen và Helium đều kí hiệu là H
    • Carbon và Calcium đều kí hiệu là C

    III. VẬN DỤNG (5 câu)

    Câu 1: Em hãy cho biết số electron trên từng lớp ở vỏ nguyên tử natri.

    Trả lời:

    Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 1 electron.

    Câu 2: Kể tên một số đối tượng mà ta có thể quan sát bằng mắt thường, bằng kính lúp, bằng kính hiển vi?

    Trả lời:

    • Quan sát bằng mắt thường: Ruột bút chì.
    • Quan sát bằng kính lúp: Hạt bụi trong không khí.
    • Quan sát bằng kính hiển vi: Tế bào máu, vi khuẩn.

    Câu 3: Cấu tạo của khí oxygen, hydrogen, natri có đặc điểm chung gì?

    Trả lời:

    Khí oxygen, hydrogen, natri đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ.

    Câu 4: Tại sao theo lý thuyết, nguyên tử trung hòa về điện?

    Trả lời:

    Mỗi electron mang điện tích -1, mỗi proton mang điện tích +1. Mà trong nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau.

    ⇒ Nguyên tử trung hòa về điện.

    Câu 4: Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh gì? Nêu nguyên nhân gây thiếu hụt canxi và thực đơn bổ sung phù hợp.

    Trả lời:

    • Thiếu hụt nguyên tố canxi thì cơ thể dễ bị bệnh loãng xương.
    • Cơ thể bị thiếu canxi thường do hai nhóm nguyên nhân: Suy dinh dưỡng (khẩu phần ăn hằng ngày không đủ canxi, thiếu vitamin D) hoặc thiếu do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) - trong trường hợp này, khẩu phần ăn tuy đủ canxi nhưng cơ thể cũng không hấp thu được.
    • Canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm:
    • Các món hải sản (tôm, cua, sò, cá...)
    • Các loại rau màu xanh đậm (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây...) là những thực phẩm tốt cho sức khỏe xương.
    • Sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai...

    IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

    Câu 1: Em hãy tìm hiểu và trình bày về vai trò của sắt đối với cơ thể người.

    Trả lời:

    • Sắt là một khoáng chất đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp hemoglobin hay nói cách khác là tạo máu, làm cho máu có màu đỏ. Thiếu sắt gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thường xuyên ốm yếu uể oải, thậm chí nếu lượng hồng cầu quá ít trong khi lượng bạch cầu nhiều hơn sẽ dẫn tới bệnh bạch cấu ác tính cực kì nguy hiểm.
    • Bên cạnh đó, sắt còn có vai trò vận chuyển oxygen trong máu đến các cơ quan, tế bào trong cơ thể giúp não bộ hoạt động tốt và phát triển cơ bắp. Khi cơ thể không có đủ lượng sắt cần thiết tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp sẽ khiến cho con người không đủ sức hoạt động. Việc thiếu hụt sắt có thể tác động không nhỏ đến hoạt động ghi nhớ của hệ thần kinh và gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống miễn dịch khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, cảm cúm, …
    • Ngoài ra sắt còn đóng vai trò cải thiện hệ miễn dịch, góp phần điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Vì thế chúng ta cần bổ sung đủ lượng sắt để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu sắt như: rau cải bó xôi, các loại hạt họ đậu (đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan,…), thịt bò, thịt lợn, thịt dê, bí ngô, cá, socola đen, …. Ngoài ra có thể bổ sung sắt qua các loại nước điện giải và thực phẩm chức năng.

    Câu 2: Nguyên tố hóa học nào cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người? Trình bày vai trò của nguyên tố hóa học đó.

    Trả lời:

    • Nguyên tố hóa học cần thiết cho sự phát triển chiều cao của cơ thể người đó là calcium
    • Calcium là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và đặc biệt giúp trẻ phát triển chiều cao. Calcium là nền tảng cho việc điều trị và phòng chống loãng xương. Ngoài ra calcium cũng đóng vao trò quan trọng không kém trong hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh, co bóp cơ, cùng quá trình tiết những hormone và enzyme quan trọng bên trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu hụt calcium có thể dẫn đến nhiều chứng bệnh khác nhau. Nguồn calcium chủ yếu là các sản phẩm bơ sữa. Thực phẩm nguồn gốc thực vật chứa nhiều calcium như đậu hũ, cải xoăn, rau bina (spinach), củ cải trắng, và trong nhiều loại rau xanh.

     

    Câu 3: Vì sao người ta thường sử dụng vàng và bạc để làm đồ trang sức?

    Trả lời:

    Vì vàng và bạc là kim loại dễ uốn, có thể đúc thành khuôn và dát mỏng dễ dàng nên thường được sử dụng để làm đồ trang sức.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay