Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 11: Oxide.

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 11: Oxide. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – MUỐI

BÀI 11. OXIDE

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Khái niệm oxide là gì?

Trả lời:

Kim loại hoặc phi kim khi tác dụng với oxygen sẽ tạo oxide.

Oxide là hợp chất của oxygen với một nguyên tố khác.

Một số oxide có nhiều trong tự nhiên như:

+ Silicon dioxide (SiO2) - thánh phần chính của cát.

+ Aluminium oxide (Al2O3) - thành phẩn chính của quặng bauxite (boxit).

+ Carbon dioxide (CO2,) có trong không khí.

 

Câu 2: Phân loại oxide?

Trả lời:

Dựa vào khả năng phản ứng với acid và base, oxide được phân thành 4 loại: Oxide base, Oxide acid, Oxide lưỡng tính, Oxide trung tính.

+ Oxide base là những oxide tác dụng được với dụng dịch acid tạo thành muối và nước. Đa số các oxide kim loại là oxide base như: CuO, CaO, MgO,…

+ Oxide acid là những oxide tác đụng được với dụng địch base tạo thành muối và nước. Các oxide acid thường là oxide của các phi kim như: CO2, SO2, SO3, P2O5, ....

+ Oxide lưỡng tính là những oxide tác dụng được với dung địch acid và với dụng dịch

base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,…

+ Oxide trung tính là những oxide không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base.

Mội số oxide trung tính như: CO, NO, N2O,...

 

Câu 3: Tính chất hóa học của oxide?

Trả lời:

- Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo ra muối và nước.

- Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo ra muối và nước.

 

Câu 4: Chất nào sau đây là oxide acid: CuO, NO, P2O5, NO2, MgO, CO, K2O, FeCl2, H2SO4, NaOH, ZnO, SO2?

Trả lời:

P2O5, NO2, SO2.

 

Câu 5: Chất nào sau đây là oxide base: CuO, NO, P2O5, NO2, MgO, CO, K2O, FeCl2, H2SO4, NaOH, ZnO, SO2?

Trả lời:

CuO, MgO, K2O.

 

Câu 6: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính: CuO, NO, P2O5, NO2, MgO, CO, K2O, FeCl2, H2SO4, NaOH, ZnO, SO2?

Trả lời:

ZnO.

 

Câu 7: Chất nào sau đây là oxide trung tính: CuO, NO, P2O5, NO2, MgO, CO, K2O, FeCl2, H2SO4, NaOH, ZnO, SO2?

Trả lời:

CO, NO

 

Câu 8: Chất nào sau đây là oxide: Na2SO4, P2O3, CaCO3, SO3, K2O?

Trả lời:

P2O3, SO3, K2O.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Viết phương trình hóa học giữa các cặp chất sau

  1. a) H2SO4với BaO.
  2. b) H2SO4với FeO.
  3. c) HCl với Al2O3.

 Trả lời:

BaO + H2SO4 → BaSO4 + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

Câu 2:  Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho dung dịch NaOH phản ứng với các chất sau SO2, CO2, SO3.

Trả lời:

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2

2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O

Câu 3:  Trình bày một thí nghiệm chứng minh oxide base tác dụng với dung dịch acid.

Trả lời:

- Chuẩn bị

 

+ Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.

+ Hoá chất: CuO, dung dịch HCI loãng.

- Tiến hành

+ Lấy một lượng nhỏ CuO cho vào ống nghiệm, cho tiếp vào ống nghiệm khoảng 1 - 2 ml dung địch HCl, lắc nhẹ.

+ Mô tả các hiện tượng xảy ra:

   Chất rắn màu đen (đồng II oxide: CuO) tan dần trong dung dịch, tạo thành dung dịch màu xanh lam (CuCl2)

Câu 4:  Trình bày một thí nghiệm chứng minh oxide acid tác dụng với dung dịch base.

Trả lời:

- Chuẩn bị

+ Dụng cụ: bình tam giác (loại 100ml), ống thủy tinh, ống nối cao su.

+ Hoá chất: dung dịch nước vôi trong, CO2 (được điều chế từ bình tạo khí CO2).

- Tiến hành

+ Cho vào bình tam giác khoảng 30 ml nước vôi trong, dẫn khí CO­­2 từ từ vào dung dịch, khi dung dịch vẩn đục thì dùng lại.

+ Mô tả hiện tượng xảy ra: Xuất hiện kết tủa trắng (CaCO3)

 

Câu 5:  Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxygen, trong đó N có hóa trị V là?

Trả lời:

Công thức của oxide là N2O5.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1:  Hiệu ứng nhà kính chủ yếu do oxide nào gây ra? Trình bày hiểu biết về hiệu ứng nhà kính?

Trả lời:

- Hiệu ứng nhà kính do CO2.

Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Và khi đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Một ví dụ rất thực tế là hãy liên tưởng tới những tia sáng của Mặt trời chiếu vào một ngồi nhà kính. Khi đó, nguồn năng lượng này được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà bị ấm lên.

Khi nhà kính giữ lại nhiệt của mặt Trời và không cho nó phản xạ đi. Nếu như lượng khí này ổn định thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng nó lại gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển nên làm cho Trái Đất nóng lên

Câu 2:  Mưa acid chủ yếu do oxide nào gây ra? Trình bày hiểu biết về mưa acid?

Trả lời:

- Mưa acid chủ yếu do SO2.

Mưa axit là hiện tượng nước mưa có chứa các chất ô nhiễm công nghiệp khiến cho nước có độ pH xuống thấp dưới 5.6. Đặc biệt, axit phản ứng với kim loại nguy hiểm trong không khí sẽ khiến cho nước mưa càng thêm độc. 

Mưa axit được hình thành bởi lượng khí thải SO2 và NO2 trong không khí xuất hiện nhiều và tập trung ở một khu vực - thường là những nơi phát triển công nghiệp và hóa chất.

 

Câu 3: Hãy nhận biết từng chất bằng phương pháp hóa học:

Các chất rắn: CaCO3, Na2O, SO3?

Trả lời:

- Cho 3 chất vào nước:

+ Chất không tan là CaCO3, Chất tan là Na2O và SO3.

- Cho quỳ tím vào 2 dung dịch tan (Na2O, SO3):

+ DD làm quỳ chuyển xanh là Na2O.

+ DD làm quỳ chuyển đỏ là SO3.

 

Câu 4: Cho 300ml dung dịch Ca(OH)2 tác dụng vừa đủ với 4,48 lit khí CO2 (đktc), biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.

  1. Viết PTHH xảy ra.
  2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2

Trả lời:

  1. a) PTHH:

b)Theo PTHH:  nCO2 =0,2(mol) ->  nCa(OH2=nCO2=0,1 (mol)

=> CM Ca(OH)2=

 

Câu 5: Hòa tan 4,7 g K2O vào 195,3 g nước thu được dung dịch A.

  1. Viết PTHH xảy ra.
  2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A thu được sau khi phản ứng kết thúc.?

Trả lời:

  1. a) PTHH : K2O + H2O -> 2KOH
    b) Ta có
    nK2O = 0,05 mol
    -> nKOH = 2 nK2O = 0,1 mol
    -> mKOH = 0,1.56 = 5,6 g
    m dung dịch = 200 g
    -> C% = 2,8%. b

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cho 4,48 lít CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxide sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hydrogen bằng 20. Công  thức của oxide sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là?
Trả lời:

FexOy  +  yCO    ¾®    xFe + yCO2

Khí thu được có  ®  gồm 2 khí CO2 và CO dư

                                       

                   Þ                    ®    .

Mặt khác:    mol  ®  nCO dư = 0,05 mol.

Thực chất phản ứng khử oxit sắt là do

CO  +  O (trong oxit sắt)   ¾®  CO2

Þ               nCO = nO = 0,15 mol   ®   mO = 0,15´16 = 2,4 gam

Þ               mFe = 8 - 2,4 = 5,6 gam  ®  nFe = 0,1 mol.

Theo phương trình phản ứng ta có:

              ®    Fe2O3

 

 

Câu 2: A là oxit của một kim loại R hoá trị II. Hoà tan 5,6 g A trong dung dịch HCl 7,3% vừa đủ thu được dung dịch có chứa 11,1 g muối B. Xác định công thức của A?

Trả lời:

Vì A là oxide của kim loại R hóa trị II nên A có dạng RO

PTHH: RO + 2HCl  RCl2 + H2O

Theo PTHH: =>

=> R = 40

Công thức của A là CaO. 

.

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 11: Oxide

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay