Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 5: Tính theo phương trình hóa học

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Tính theo phương trình hóa học . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 5. TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

 (23 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng với chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học, ta thực hiện theo mấy bước?

Trả lời:

4 bước:

Bước 1: viết phương trình hóa học của phản ứng.

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.

Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các chất phản ứng hoặc chất sản phẩm khác.

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của chất cần tìm.

 

Câu 2: Hiệu suất phản ứng là gì?

Trả lời:

Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết.

 

Câu 3: Công thức tính hiệu suất phản ứng là?

Trả lời:

Trong đó: H là hiệu suất phản ứng (%)

                 mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo thực tế

                 mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình hóa học).

 

Câu 4: Trong công nghiệp người ta sản xuất nhôm từ Aluminium Oxide (Al2O3) làm như thế nào để khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất nhôm hoặc tính khối lượng nhôm tạo ra nếu biết khối lượng của nguyên liệu đã dùng?

Trả lời:

Do tỉ lệ số nguyên tử phân tử trong phản ứng hóa học tương ứng với tỉ lệ số mol nguyên tử, phân tử nên thông qua vào phương trình hoá học người ta tính được khối lượng các chất cần tìm dựa vào dữ liệu ban đầu.

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1:  Đốt cháy 1 mol khí hydrogen trong 0,4 mol khí oxygen đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho biết chất nào còn dư sau phản ứng.

Trả lời:

PTHH: 2H2 + O→ 2H2O

Trong phản ứng hoá học, 2 phân tử H2 tác dụng với 1 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O tương ứng 2 mol phân tử H2 tác dụng với 1mol phân tử O2 tạo thành 2 phân tử H2O

Ta có: 

Vậy khí hydrogen dư

 

Câu 2:

  1. a) Hiệu suất phản ứng được tính bằng cách nào?
  2. b) Khi nào hiệu suất phản ứng bằng 100%?

Trả lời:

  1. a) hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết
  2. b)  Hiệu suất phản ứng bằng 100% khi lượng sản phẩm thu được theo thực tếbằnglượng sản phẩm thu được theo lý thuyết

Câu 3: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí sulfur dioxide có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí sulfur dioxide sinh ra.

Trả lời:

Số mol lưu huỳnh tham gia phản ứng là:  =  0,05 (mol)

PTHH: S + O2  SO2

Theo phương trình hóa học:

1 mol S tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol SO2

Vậy :   0,05 mol S ……………………..………………0,05 mol SO2

Khối lượng SO2  sinh ra sau phản ứng là  = 0,05.64 = 3,2 (gam)

Câu 4: Cho phương trình CaCO3  CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 ?

Trả lời:

Số mol CaO tham gia phản ứng là:  =  0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học:

1 mol CaO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CaCO3

Vậy :   0,2 mol CaO ………………..…………..………0,2 mol CaCO3

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng 0,2 mol CaCO3 

Câu 5: Cho thanh magnessium có khối lượng là 7,2 gam cháy trong không khí thu được bao nhiêu gam magnessium oxide.

Trả lời:

Số mol CaO tham gia phản ứng là:  =  0,3 (mol)

PTHH:         2Mg + O2  2MgO

Theo phương trình hóa học:

2 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 2 mol MgO

Vậy :   0,3 mol Mg ………………..…………..………0,3 mol MgO

Khối lượng magnessium oxide thu được là  = 0,3.40 = 12 (gam)

Câu 6: Tính thể tích của oxygen (đkc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam P, biết phản ứng sinh ra chất rắn P2O5.

Trả lời:

Số mol phosphorus tham gia phản ứng là:  =  0,1 (mol)

PTHH:   4P + 5O2  2P2O5

Theo phương trình hóa học:

4 mol P tham gia phản với 5 mol O2

Vậy :   0,1 mol P ………………..…….0,125  mol O2

Thể tích khí oxygen (đkc) tham gia phản ứng là V = 0,125.24,79 ≈ 3,1 (lít)

 

Câu 7: Cho phương trình CaCO3  CO↑+ CaO

Để thu được 2,479 lít CO2 (đkc) thì số mol CaCO3 cần dùng là bao nhiêu?

Trả lời:

Số mol khí CO2 là n= V: 24,79 = 2,479: 24,79 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học:

1 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CO2 

Vậy :   0,1 mol CaCO3  ………………………….…..…….0,1 mol CO2 

Khối lượng CaCO3 phản ứng là  = 0,1.100 = 10 (gam)

Câu 8: Khử 48 gam copper (II) oxide bằng hydrogen được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Tính hiệu suất của phản ứng trên.

Trả lời:

Số mol CuO là n= 48:80=0,6 (mol)

PTHH: CuO + H2   Cu + H2O

Theo phương trình hóa học:

1 mol CuO  tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol Cu 

Vậy :   0,6 mol CuO   ……………………………...…….0,6 mol Cu 

Khối lượng của Cu sinh ra theo lí thuyết là 0,6.64= 38,4 (gam)

Hiệu suất của phản ứng là H =  . 100%=

Câu 9: Phân hủy hoàn toàn 3,16 g KMnO4 (ở nhiệt độ cao) thu được V lít khí O2 ở đkc. Tính V

Trả lời:

Số mol KMnO4 là n= 3,16:158= 0,02 (mol)

PTHH: 2KMnO4    K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo phương trình hóa học:

2 mol KMnO4 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol O2

Vậy :   0,02 mol KMnO4 ………….………………..…….0,01 mol O2

Thể tích khí oxygen sinh ra là V= n.24,79 = 0,01.24,79= 0,2479 ( lít)

 

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1:  Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ Aluminium Oxide (Al2O3) theo phương trình hóa học sau

  1. a) Tính hiệu suất của phản ứng khi điện phân 102 kg Al2O3khối lượng nhôm thu được sau phản ứng là 51,3 kg
  2. b) biết khối lượng nhôm thu được sau điện phân là 54 kg và hiệu suất phản ứng là 92%. Tnh khối lượng Al2O3đã dùng.

Trả lời:

  1. a) (mol)

PTHH: 2Al2O3 → 4Al + 3O2

Theo PTHH: 

nAl = 2.nAl2O3=2.103 (mol)

mAl (lý thuyết) = 2.103.27 = 54.103 (gam) = 54 kg

Hiệu suất phản ứng bằng

  1. b)

Theo PTHH: 

Do hiệu suất phản ứng bằng 92% nên khối lượng Al2O3 đã dùng bằng

Câu 2: Cho 8,45g Zinc ( kẽm) tác dụng với 5,9496 lít khí Chlorine (đkc). Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư

Trả lời:

Số mol Zn là              (mol)

Số mol Cl2 là              =

PTHH:    Zn + Cl2   ZnCl2

Theo phương trình hóa học:

1 mol Zn sẽ tham gia phản ứng với 1 mol Cl2

Vậy :   0,13 mol Zn  ………… …..  .………….0,13 mol Cl2

Thực tế có đến 0,24 mol Cl2, vậy nên chlorine dư.

 

Câu 3: Dùng khí H2 để khử 40 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 trong đó Fe2O3 chiếm 80% khối lượng hỗn hợp. Thể tích khí Hở đkc cần dùng là:

Trả lời:

Khối lượng Fe2O3 có trong hỗn hợp là:            50.80:100 = 32 (gam)

Khối lượng CuO có trong hỗn hợp là:              50-40 = 8 (gam)

Số mol Fe2O3  là:              32:160= 0,2 (mol)

Số mol CuO là:                 8:80 = 0,1 (mol)

PTHH:      Fe2O3  + 3H2      2Fe + 3H2O

                 0,2           0,6                                (mol)

CuO  +   H2       Cu + H2O

0,1           0,1                                  (mol)

Tổng số mol H2 phản ứng là 0,6+0,1 =0,7 mol

Vậy thể tích khí H2 phản ứng ở đkc là : 0,4. 24,79 = 17,353 (lít)

 

Câu 4: Một quặng sắt chứa 90% Fe3O4 còn lại là tạp chất. Nếu dùng khí H2 để khử 0,5 tấn quặng thì khối lượng sắt thu được là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta có:

0,50,5 tấn = 500500 kg

Khối lượng Fe3O4 trong 500 kg quặng đó là:

500×90:100=450500×90:100=450 (kg)

PTHH: 

Fe3O4+4H2  3Fe+4H2O

Theo PT, ta có: cứ 1 mol Fe3O4 lại tạo ra 3 mol Fe

Mà: MFe3O4=232 (g/mol); MFe=56 (g/mol)

→ Cứ 232 g Fe3O4 lại tạo ra 3.56=168 g Fe

→ Cứ 450 kg Fe3O4 thì tạo ra x kg Fe

Hay  232:450=168:x

→  x≈325,862 

Vậy khối lượng sắt thu được là 325,862 kg

 

Câu 5: Cho 3,25 gam Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Dẫn toàn bộ khí thu được qua CuO dư đun nóng.

  1. Viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
  2. b) Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

Trả lời:

a )PTHH:

 Zn + 2HCl →ZnCl+ H2               (1)

H2 + CuO  Cu + H2O                 (2)

b ) nZn = 3,25:65= 0,05 ( mol )

→nH2= nZn = 0,05 ( mol )

→nCu = nH2=0,05 ( mol )

→mCu = n x M = 0,05 x 64 =3,2 ( g )

Câu 6: Hòa tan hết 17,05 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 124,1 gam dung dịch HCl 25% thu được dung dịch muối và khí không màu. Phần trăm khối lượng Zn trong hỗn hợp đầu bao nhiêu?

Trả lời:

mHCl = 124,1.25% = 31,025 = 31,023 gam

→ nHCl= 21,025:36,5= 0,85 (mol)

Đặt số mol Zn là x, số mol Al là y ( x,y >0)

Ta có mhh = mZn + mAl

→ 65x + 27y = 17,05             (1)

PTHH:             Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

                         x           2x                                      (mol)

                        2Al  +  6HCl   → 2AlCl3 + 3H2

                                      y           3y                                     (mol)

→ nHCl = 2x + 3y = 0,85 (mol)          (2)

Từ (1) và (2) suy ra  x= 0,2 (mol); y=0,15 (mol)

Khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là 0,2.65 = 13 (gam)

Vậy % khối lượng Zn trong hỗn hợp ban đầu là 13:17,05.100% = 76,2%

Câu 7: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với H2SO4 loãng vừa đủ thu được 7,437 lít khí H2 (ở đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (gam) muối khan. Tính m.

Trả lời:

=

 Đặt số mol của Mg là x, số mol của Zn là y

Ta có mhh = mMg + mZn

→ 24x+ 65y = 11,3                                                                          (1)

PTHH Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

                 x                           x            x

            Zn +  H2SO4  → ZnSO4 + H2

                 y                            x          y

Tổng số mol H2 sinh ra ở cả 2 phản ứng là: n = x+y = 0,3              (2)

Từ (1) và (2) ta có x= 0,2 mol; y=0,1 mol

Khối lượng muối khan thu được là  

Mm = mMgSO4 +mZnSO4

      = 0,2.120+ 0,1.161

= 40,1 (gam).

Câu 8:  Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ với 1,2395 lit khí chlorine (ở đkc) theo sơ đồ p/ư:

2R + Cl2 → 2RCl

Tìm R.

Trả lời:

Số mol của Cl2 là 1,2395:24,79 = 0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học

2 mol R tham gia phản ứng với 1 mol Cl2

Vậy :   0,1 mol R ………….………….…...0,05 mol Cl2

Số mol R tham gia phản ứng với 1,2395 lít chlorne là 0,1 mol

MR= m:n= 2,3:0,1=23 (g/mol)

Vậy kim loại R là Na

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đốt 16 lit CO  trong bình đựng 6 lit O2 . Sau phản ứng thu được 18 lit hỗn hợp khí. Tính hiệu suất của phản ứng.

Trả lời:

PTHH:                     2CO     +      O2 →   2CO2

Trước phản ứng:         16               6            0

Phản ứng                     2x                x          2 x        

Sau phản ứng            16-2x          6-x           2x

Ta có sau phản ứng thu được 18 lít hỗn hợp:

16-2x + 6-x + 2x =18

→ x= 4  (lít)

Hiệu suất của phản ứng là 4/6.100% = 66.67%

Câu 2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gốm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 2,9748 lít H2 (đkc). Dung dịch Y có thể hòa tan vừa hết 1,12 gam bột Fe. Tính giá trị m.

Trả lời:

Mg+2FeCl3→MgCl2+2FeCl2                       (1)

Mg+2HCl→MgCl2+H                                (2)

Từ phản ứng (2) ta có:

nMg= nH2 = 2,688/22,4 = 0,12 mol

Dung dịch Y gồm 3 muối  MgCl2, FeCl2, FeCl3

  FeCl3sau phản ứng (1) còn dư.

 nFeCl3(1) = 2.nMg = 2.0,12 = 0,24g

Fe+2FeCl3→3FeCl2                                       (3)

 nFeCl3(3) = 2nFe= 0,04 mol

 nFeCl3 bd=nFeCl3(3)+nFeCl3 (1)         

= 0,04+0,24 = 0,28g

 m = 0,12.24 + 0,28.(56+35,5.3) = 48,3g

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 5: Tính theo phương trình hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay