Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 6: Nồng độ dung dịch

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 6: Nồng độ dung dịch. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 6. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

 (22 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Định nghĩa độ tan?

Trả lời:

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

 

Câu 2: Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là?

Trả lời:

(gam/100 gam H2O)

Trong đó:

mct là khối lượng của chất tan được hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hòa, có đơn vị là gam.

mnước là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

 

Câu 3: Công thức tính hiệu suất phản ứng là?

Trả lời:

Trong đó: H là hiệu suất phản ứng (%)

                 mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo thực tế

                 mtt là khối lượng chất (gam) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình hóa học).

 

Câu 4: Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước?

Trả lời:

- Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

- Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

 

Câu 5: Định nghĩa nồng độ phần trăm và công thức tính nồng độ phần trăm?

Trả lời:

- Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

- Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Trong đó:

mct là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

mdd­ là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng chất tan và dung môi.

 

Câu 6: Định nghĩa nồng độ mol và công thức tính nồng độ mol?

Trả lời:

- Nồng độ mol (kí hiệu là CM) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1l dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/lít và thường được kí hiệu là M.

- Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

 

2. THÔNG HIỂU (9 câu)

Câu 1:  Dung dịch bão hòa là gì?

Trả lời:

Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

 

Câu 2: Tính khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20oC và để thu được dung dịch sodium chloride bão hòa.

Trả lời:

Lượng sodium chloride hòa tan tốt trong 100 gam nước tạo thành dung dịch bão hòa ở 20oC là 35,9 gam

Vậy khối lượng sodium chloride cần hòa tan trong 200 gam nước ở 20oC để thu được dung dịch sodium chloride bão hòa là 2 . 35,9 = 71,2 (gam)

Câu 3: Tính độ tan của Sodium nitrate (NaNO3) ở 0oC biết để tạo ra dung dịch NaNO3 bão hòa người ta cần hòa tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước.

Trả lời:

Độ tan của Sodium nitrate bằng: 

71 (g/100g H2O)

Câu 4: a) có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30oC

  1. b) có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở nhiệt độ 60oC

Trả lời:

ở 60oC có thể hoà tan = 722 gam đường

ở 30oC có thể hoà tan  = 541,75 gam đường

 

Câu 5: Tiến hành hòa tan 20 gam muối ăn khan vào nước thu được dung dịch A có C% = 10%

a, Hãy tính khối lượng của dung dịch A thu được.

b, Hãy ính khối lượng nước cần thiết cho sự pha chế.

Trả lời:

a, Áp dụng công thức

 Ta có:

 

= 200 gam

Kết luận: Vậy khối lượng dung dịch A là 200 gam

b,        mnước= mdd - mmuối = 200 - 20 = 180 gam

 

Câu 6: Hãy tính khối lượng chất tan cần dùng để pha chế 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M

Trả lời:

Áp dụng công thức tính nồng độ mol, ta có

nNaCl  = CM .V = 2,5 . 0,9 = 2,25 (mol)

→  mNaCl = 2,25 . (23 + 35,5)= 131,625 gam

 

Câu 7: Tại sao người ta thường sử dụng chất rắn khan để pha chế dung dịch?

Trả lời:

 Người ta thường sử dụng chất rắn khan để pha chế dung dịch để xác định một cách chính xác khối lượng chất tan và khối lượng của dung môi. Từ đó tránh được những sai số khi tính toán nồng độ của dung dịch.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1:  Dung dịch D - Glucose 5% được sử dụng trong y tế làm dung dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể loại sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam D - Glucose. Tính lượng dung dịch và lượng nước có trong chai dịch truyền đó.

Trả lời:

- Khối lượng dung dịch có trong chai dịch truyền là:

- Khối lượng nước có trong chai dịch truyền là: 500 – 25 = 475 (gam).

Câu 2: Từ sodium chloride, nước và những dụng cụ cần thiết, nêu cánh pha 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

Trả lời:

Khối lượng NaCl cần dùng để pha chế là:

Khối lượng nước cần dùng để pha chế là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 500 – 4,5 = 495,5 (gam).

Cách pha chế:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cân điện tử, cốc thuỷ tinh (loại 1000 mL), đũa thuỷ tinh.

- Hoá chất: Muối ăn (sodium chloride), nước cất.

Tiến hành:

Bước 1: Cân chính xác 4,5 gam muối ăn cho vào cốc dung tích 1000 mL.

Bước 2: Cân lấy 495,5 gam nước cất, rồi cho dần vào cốc và khấy nhẹ cho tới khi thu được 500 gam dung dịch sodium chloride 0,9%.

 

Câu 3:  Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M

Trả lời:

Số mol chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M bằng 

Khối lượng chất tan cần để pha chế 100 ml dung dịch CuSO4 0,1 M bằng 

 

Câu 4: Muốn pha 300 gam dung dịch HCl 2% từ dung dịch HCl 12% thì khối lượng dung dịch HCl 12% cần lấy là bao nhiêu?

Trả lời:

Khối lượng HCl có trong 300 gam dung dịch HCl 2% là:

 =  = 6 gam

Khối lượng dung dịch HCl 12% có chứa 6 gam HCl là:

 =  = 50 gam 

 

Câu 5: Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Tính giá trị của m.

Trả lời:

Khối lượng chất tan ở dung dịch (1) là:

m1= mdd(1).C% =  = 30 (g)

Khối lượng chất tan ở dung dịch (2) là:

m2 =  mdd(2).C% =  = 0,054m (g)

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi trộn thu được là:

mct = m1+m2 = 30 + 0,054m

Khối lượng dung dịch mới thu được sau khi trộn là:

mdd = mdd1 + mdd2= 200 + m

Ta có nồng độ dung dịch mới thu được là:

C% =

→ m = 100 (g)

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hai dung dịch X và Y chứa cùng một chất tan. Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y. Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M. Nồng độ mol của các dung dịch X và Y là bao nhiêu?

Trả lời:

Ta giả sử nồng độ mol của dung dịch X là Cx (mol/L), và nồng độ mol của dung dịch Y là Cy (mol/L).

Theo đề bài, ta có:

Nồng độ mol của X gấp 2 lần của Y, tức là: Cx = 2Cy

Xét cùng một đơn vị thể tích là V thì Cx =   , Cy =  

=> nx =2 ny

Trộn 3 thể tích X với 5 thể tích Y được dung dịch Z có nồng độ 3M

Từ đây, ta có thể tìm được nồng độ mol của dung dịch Z theo công thức:

Cz =  = 3 M

=>   = 3.8/11 = 2,18 (M)

Vậy Cy = 2,18 (M), Cx= 4,36 (M)

 

Câu 2: Cần phải trộn dung dịch NaOH 5% với dung dịch NạO 10% theo lượng như thế nào để thu được dung dịch NaOH 8%.

Trả lời:

 Gọi x là khối lượng cung dịch NaOH 5% cần dùng thì mct =

Gọi y là khối lượng dung dịch NaOH 10% cần dùng thì mct =

Khối lượng dung dịch sau pha trộn là: x+y (g)

Khối lượng chất tan sau khi pha trộn là (+  ) =

Nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi pha trộn là:

C% =

→ 5x+10y = 8x+8y

→2y = 3x

Vậy cần trộn dung dịch NaOH 5% và dung dịch NaOH 10% theo tỉ lệ khối lượng là 2:3 để thu được dung dịch NaOH 8%

 

=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 6: Nồng độ dung dịch

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay