Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 13: Phân bón hóa học
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Phân bón hóa học. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều
PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 2: ACID – BASE – pH – MUỐI
BÀI 13. PHÂN BÓN HÓA HỌC(17 câu)
1. NHẬN BIẾT (9 câu)
Câu 1: Khái niệm phân bón hóa học là gì?
Trả lời:
Phan bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng dùng để bón cây nhằm nâng cao năng suất của cây trồng.
Câu 2: Phân loại phân bón hóa học?
Trả lời:
- Phân bón đa lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K.
- Phân bón trung lượng cung cấp cho cây các nguyên tố dinh dưỡng: Ca, Mg, S.
- Phân bón vi lượng cung cấp một lượng rất nhỏ các nguyên tố dinh dưỡng: Si, B, Zn, Fe, Cu,..
Câu 3: Phân đạm là gì? Tác dụng chính của phân đạm là gì?
Trả lời:
Phân đạm là những hợp chất cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitơ cho cây trồng.
Phân đạm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả và làm tăng tỉ lệ protein thực vật.
Câu 4: Có mấy loại phân đạm phổ biến?
Trả lời:
- Urea – (NH2)2CO là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước; thường dùng để bón thúc; phù hợp với nhiều loại cây, nhiều loại đất.
- Ammonium nitrate – NH4NO3 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, thường dùng để bón thúc; phù hợp với nhiều loại đất,
- Ammonium sulfate – (NH4)2SO4 là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước, thường dùng để bón thíc. Ammonium sulfate làm tăng độ chua của đất vì vậy không phù hợp với đất chua, mặn.
Câu 5: Phân lân là gì? Tác dụng chính của phân lân là gì?
Trả lời:
Phân lân là những hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng phosphorus dưới dạng các muối phosphate.
Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, quá trình đẻ nhánh và nảy chồi; thúc đẩy cây ra hoa, quá sớm; tăng khả năng chống chịu của cây.
Câu 6: Có mấy loại phân lân?
Trả lời:
Có hai loại phân lân phổ biến:
- Phân lân nung chảy chứa các muối phosphate của calcium và magneuum. Phân lân nung chảy có tính kiềm, ít tan trong nước, dùng để bón lót, phù hợp cho đất chua, phèn, đất đồi núi dốc; thích hợp cho lúa, ngô và cây lâu năm.
- Saperphosphate (có chứa Ca(H2(PO4)2) dễ tan trong nước, làm chua đất, dùng để bón lót hoặc bón thúc, thích hợp với cây ngắn ngày, với đất chua cần khử acid trước khi bón.
Câu 7: Phân kali là gì? Tác dụng chính của phân kali là gì?
Trả lời:
Phân kali là các hợp chất cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng kali (potassium) ở dạng các muối.
Phân kali làm tăng hàm lượng tinh bột, protein, vitamin, đường,… trong quả, củ, thân; tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với hạn hán, rét hại, sâu bệnh.
Câu 8: Có mấy loại phân kali?
Trả lời:
Có hai loại phân kali phổ biến:
- Potassium chloride – KCl dễ tan trong nước; dùng để bón lót, bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, lấy củ, lấy dầu; không thích hợp với đất nhiễm mặn.
- Potassium sulfate – K2SO4 dễ tan trong nước; thường dùng để bón thúc; thích hợp cho cây lấy tinh bột, củ, lấy dầu, rất thích hợp cho cây không ưa nguyên tố chlorine nhưng cần nguyên tố lưu huỳnh; rất phù hợp với đất bazan và đất xám.
Câu 9: Có mấy loại phân hỗn hợp? Tác dụng chính của phân hỗn hợp là gì?
Trả lời:
Phân hỗn hợp là loại phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, thường gặp nhất là phân hỗn hợp chứa cả ba nguyên tổ N, P, K và được gọi là phân NPK.
Loại phân này được tạo ra khi trộn các loại phân đơn theo tỉ lệ N : P: K nhất định.
Độ dinh dưỡng của mỗi loại phân NPK được tính theo % khối lượng N, P2O5, K2O và được ghi trên bao bì chứa chúng.
Phân hỗn hợp bảo đảm cho cây trồng phát triển ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Tác động của phân bón hóa học đến môi trường?
Trả lời:
Phân bón hóa học dư thừa có thể theo nguồn nước ngấm sâu vào đất dẫn đến ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Phân bón bị rửa trôi cũng bị ô nhiễm nguồn nước mặt.
Câu 2: Một số biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón hóa học?
Trả lời:
- Bón đúng loại phân.
- Bón đúng lúc.
- Bón đúng liều lượng.
- Bón đúng cách.
Câu 3: Cho những loại phân bón hóa học: KCl, NH4NO3, NH4Cl, (NH4)2SO4, Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2, (NH4)2HPO4, KNO3. Hãy cho biết tên hóa học của những phân bón nói trên.
Trả lời:
KCl: Potassium chloride
NH4NO3: Ammonium nitrate
NH4Cl: Ammonium chloride
(NH4)2SO4: Ammonium sulfate
Ca3(PO4)2: Calcium phosphate
Ca(H2PO4)2: Calcium dihidrophosphate
(NH4)2HPO4: Amoni hiđrophotphat
KNO3: Potassium nitrate
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Có 3 mẫu phân bón hóa học không ghi nhãn là: phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân supephotphat (phân lân) Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hóa học.
Trả lời:
Dùng dung dịch Ca(OH)2 làm thuốc thử để nhận biết.
Cho dung dịch Ca(OH)2 vào mẫu thử của dung dịch các loại phân bón trên và đun nhẹ:
Nếu có khí mùi khai NH3 thoát ra là NH4NO3
2NH4NO3 + Ca(OH)2 → Ca(NO3)2 + 2NH3↑ + H2O
Nếu có kết tủa xuất hiện là Ca(H2PO4)2
2Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2 → Ca3(PO4)2↓ + H2O
Không có hiện tượng gì là KCl.
Câu 4: Một người làm vườn đã dùng 500g (NH4)2SO4 để bón rau.
- a) Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này?
- b) Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón.
- c) Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
Trả lời:
- a) Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng trong phân bón (NH4)2SO4là nitơ.
- b) M(NH4)2SO4= 132 g; mN= 2×14 = 28 g.
%N = x100% = 21,2%
- c) Khối lượng Nitơ trong 500 gam (NH4)2SO4là: 106,05 gam
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Phân Kali clorua sản xuất được từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K2O. Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là?
Trả lời:
PTHH: 2KCl → K2O
149 → 94 gam
x 50 %
-> x = 50%.=79,26%
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 13: Phân bón hoá học