Bài tập file word Khoa học tự nhiên 8 cánh diều bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều
PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
BÀI 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC (18 câu)1. NHẬN BIẾT (4 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Tốc độ phản ứng là gì?
Trả lời:
Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.
Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học là?
Trả lời:
Tốc độ của phản ứng hóa học phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của một phản ứng có thể là diện tích bề mặt tiếp xúc, nhiệt độ, sự có mặt của chất xúc tác, chất ức chế.
- Diện tích bề mặt tiếp xúc: Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
- Nồng độ: Nồng độ các chất phản ứng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh.
- Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không làm thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
- Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
Câu 3: Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.
Trả lời:
Chất xúc tác là các chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.
Vd: Men rượu trong quá trình sản xuất rượu
Enzyme amylase trong nước bọt
MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen bằng phân hủy KClO3
Câu 4: Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?
Trả lời:
- Phản ứng đốt cháy cồn hình 7.1 xảy ra nhanh hơn.
2. THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1: Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẫu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch HCI cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
- a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở hai ống nghiệm.
- b) Dựa vào đâu để kết luận phán ứng nào xảy ra nhanh hơn?
Trả lời:
- a) Tốc độ phản ứng ở ống 1 nhanh hơn ống 2.
- b) Dựa tốc độ thoát khí kết luận phán ứng nào xảy ra nhanh hơn.
Câu 2: Trường hợp nào sau có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:
- a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.
- b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào trong bình chứa khí oxygen.
Trả lời:
Phản ứng b xảy ra nhanh hơn.
Câu 3: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn
- a) đốt cháy dây sắt trong oxygen
- b) Sự gỉ sắt trong không khí
Trả lời:
Phản ứng a có tốc độ nhanh hơn, phản ứng b có tốc độ chậm hơn.
Câu 4: Kể tên hai phản ứng một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế.
Trả lời:
Một phản ứng có tốc độ nhanh: tôi vôi, Đốt cháy giấy,...
Một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế: lên men rượu,…
Câu 5: Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của phản ứng.
Trả lời:
Ví dụ khi đun bếp củi người ta thường bổ các khúc gỗ lớn thành các thành khúc nhỏ hơn để tăng diện tích tiếp xúc với không khí --> tăng tăng tốc độ phản ứng.
Câu 6: Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào cốc một viên vitamin c (dạng sủi) dự đoán xem cốc nào viên Vitamin C tan nhanh hơn?
Trả lời:
Dự toán cốc nước nóng thì vitamin C tan nhanh hơn.
Câu 7: Trong hai phản ứng sau phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơn? Vì sao?
- a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen
- b) Sự gỉ sắt trong không khí
Trả lời:
Phản ứng “a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen” tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn vì nhiệt độ cao hơn và nồng độ chất phản ứng (O2) cao hơn.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Tại sao trên các tàu đánh cá ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Trả lời:
Để giảm tốc độ ôi thiu, oxi hoá của cá.
Câu 2: Đề xuất thí nghiệm cho đá vôi tác dụng với dung dịch HCl để chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Trả lời:
Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 2 ống nghiệm
+ Cho vào ống 1: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 18%
+ Cho vào ống 2: 3 ml dung dịch HCl nồng độ 6%
Cho đồng thời 2g đá vôi vào 2 ống nghiệm
Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm.
Câu 3: Điều chế Oxygen trong phòng thí nghiệm từ KClO3 phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có MnO2 cho biết vai trò của MnO2 trong phản ứng này.
Trả lời:
MnO2 là chất xúc tác để phản ứng.
Câu 4: Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó , cho vào mỗi ống khoảng 5ml dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H2
- Phản ứng hóa học ở ống nghiệm nào sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích.
Trả lời:
- PTHH CaCO3+ 2HCl → H2O + CO2↑ + CaCl2
- b) Ống nghiệm chứa dung dịch HCl 15% phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn. Vì nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng.
Câu 5: Tại sao trên các tàu đánh cá ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá?
Trả lời:
Giảm nhiệt độ khiến giảm tốc độ ôi thiu của cá. Ngăn sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Cho phản ứng: A+ 2B → C
Nồng độ ban đầu các chất: [A] = 0,3M; [B] = 0,5M. Hằng số tốc độ k = 0,4
- a) Tính tốc độ phản ứng lúc ban đầu.
- b) Tĩnh tốc độ phản ứng tại thời điểm t khi nồng độ A giảm 0,1 mol/l.
Trả lời:
- a) Tốc độ ban đầu:
Vban đầu = k.[A].[B]2= 0,4.[0,3].[0,5] 2 =0,3 mol/ls
- b) Tốc độ tại thời điểm t
Khi nồng độ A giảm 0,1 mol/lít thì B giảm 0,2 mol/l theo phản ứng tỉ lệ 1 : 2
Nồng độ tại thời điểm t:
[A’] = 0,3 – 0,1 =0,2 (mol/l)
[B’]=0,5 -0,2 =0,3 (mol/l)
V= k.[A’].[B’] 2= 0,4.[0,2].[0,3] 2=0,0072 mol/ls
Câu 2: Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C.
Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi:
- Nồng độ A tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ B.
- Nồng độ B tăng 2 lần, giữ nguyên nồng độ A.
- Nồng độ của cả hai chất đều tăng lên 2 lần.
- Nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần.
- Tăng áp suất lên 2 lần đối với hỗn hợp phản ứng, coi đây là phản ứng của các chất khí
Trả lời:
a, Khi [A] tăng 2 lần thì : va = k.[2A].[B] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
b, Khi [B] tăng lên 2 lần thì : vb = k.[2B].[A] = 2k.[A].[B] = 2v
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần.
c, Khi [A] và [B] đều tăng 2 lần: vc = k.[2A].[2B] = 4k.[A].[B] = av
Vậy tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần.
d, Nồng độ của chất này tằng 2 lần, nồng độ của chất kia giảm 2 lần, do đó tốc độ phản ứng không thay đổi.
e, Khi tăng áp suất 2 lần (tương ứng với việc giảm thể tích 2 lần) nghĩa là tăng nồng độ của mỗi phản ứng lên 2 lần, do đó tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần
=> Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác