Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 8: Cấu trúc của tế bào nhân thực

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8:Cấu trúc của tế bào nhân thực. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

BÀI 8 - CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu cấu tạo và vai trò của màng sinh chất.

Trả lời:

 - Cấu tạo:

 + Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, gồm 2 thành phần chính là lớp kép phospholipid và protein:

o   Lớp kép phospholipid: các phân tử phospholipid có đuôi kị nước quay vào nhau; các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh.

o   Các phân tử protein: có sự sắp xếp khác nhau "khảm" trên lớp kép phospholipid, có phân tử xuyên qua lớp phospholipid (protein xuyên màng), có phân tử chỉ bám vào phân tử protein khác (protein bám màng hoặc protein rìa màng).

 + Ngoài ra, màng sinh chất còn có một số thành phần khác như:

o   Các phân tử sterol (cholesterol ở tế bào động vật; stigmaterol, sitosterol,… ở tế bào thực vật) nằm xen kẽ giữa các phân tử phospholipid giúp đảm bảo tính lỏng của màng.

o   Các phân tử glycoprotein và glycolipid được tạo thành từ carbohydrate liên kết với phân tử protein và lipid.

 - Vai trò:

 + Bao bọc và bảo vệ toàn bộ phần bên trong của tế bào, ngăn cách chúng với phần bên ngoài tế bào.

 + Kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào: Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc (tính bán thấm) nên chỉ cho các chất cần thiết đi qua.

 + Truyền thông tin giữa các tế bào: Các protein thụ thể trên màng sinh chất đóng vai trò là các thụ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường ngoài đưa vào tế bào.

 + Nhận biết tế bào: Màng sinh chất có các "dấu chuẩn" là glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế bào.

 

Câu 2: Nêu cấu tạo và vai trò của chất nền ngoại bào.

Trả lời:

 - Cấu tạo: Chất nền ngoại bào bao gồm chủ yếu các phân tử protein như collagen, proteoglycan,…

 - Vai trò: Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau và tham gia quá trình truyền thông tin.

Câu 3: Nêu cấu tạo và vai trò của thành tế bào.

Trả lời:

 - Cấu tạo: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ các chuỗi cellulose; ngoài ra, còn có một số loại polysaccharide khác như hemicellulose, pectin. Giữa các tế bào có cầu sinh chất đóng vai trò trao đổi chất giữa các tế bào.

 - Vai trò: Thành tế bào làm nhiệm vụ bảo vệ, tạo hình dạng đặc trưng và tham gia điều chỉnh lượng nước đi vào tế bào.

 

Câu 4: Nêu cấu tạo và vai trò của nhân.

Trả lời:

 - Cấu tạo: gồm màng nhân, chất nhân và nhân con.

 + Màng nhân: là màng kép trong đó lớp màng ngoài có những phần kết nối trực tiếp với lưới nội chất; màng nhân có các lỗ cho phép cả các phân tử lớn như RNA, protein đi qua.

 + Chất nhân (chất nền của nhân): là dịch bên trong, chứa các sợi nhiễm sắc mang thông tin di truyền và nhiều phân tử khác như enzyme, RNA, nucleotide,…

 + Nhân con (hạch nhân): có dạng hình cầu nằm trong nhân, là nơi tổng hợp ribosome.

 - Vai trò: Nhân đóng vai trò là trung tâm thông tin, điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

 

Câu 5: Nêu cấu tạo và vai trò của tế bào chất.

Trả lời:

 - Cấu tạo: Tế bào chất gồm dịch keo (bào tương), các bào quan và bộ khung tế bào.

 + Bào tương chứa nước, các chất vô cơ khác và các phân tử sinh học.

 + Các bào quan có cấu trúc đặc trưng và thực hiện các chức năng nhất định trong tế bào.

 - Vai trò: Tế bào chất là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào.

Câu 6: Nêu cấu tạo và vai trò của các bào quan nằm trong tế bào chất.

Trả lời:

Bào quan
Cấu tạoVai trò
Ti thể

Gồm lớp màng và chất nền.

 - Lớp màng: Ti thể có màng kép, trong đó, màng ngoài trơn nhẵn còn màng trong lõm sâu vào bên trong tạo các cấu trúc gọi là mào - nơi chứa các enzyme của chuỗi truyền electron và tổng hợp ATP.  - Chất nền ti thể: là dịch đặc chứa nhiều enzyme, ribosome 70S, DNA, acid hữu cơ,…

 

Ti thể là “nhà máy năng lượng” của tế bào vì là nơi diễn ra quá trình hô hấp tế bào tạo ra phần lớn ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
Lục lạpLục lạp có màng kép, bao gồm hệ thống các thylakoid và chất nền.Lục lạp là bào quan thực hiện chức năng quang hợp (có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học).
Lưới nội chấtLà hệ thống màng cuộn gập thành mạng lưới các túi dẹt và các ống chứa dịch thông với nhau, bao gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.Là nơi sản xuất và vận chuyển các phân tử protein, lipid và là “nhà máy” sản xuất màng của tế bào.
Bộ máy GolgiGồm hệ thống các túi dẹt song song nhưng tách rời nhau, cấu trúc phân cực gồm mặt nhập và mặt xuất. - Tiếp nhận các sản phẩm từ lưới nội chất → Biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm đến các vị trí khác nhau.  - Tổng hợp polysaccharide.
Ribosome - Không có màng bao bọc.  - Gồm một số loại rRNA kết hợp với protein.  - Gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần nhỏ.Là nơi tổng hợp protein cho tế bào
Khung xương tế bàoĐược cấu tạo bởi các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. - Nâng đỡ, duy trì hình dạng của tế bào và tham gia sự vận động của tế bào.  - Neo giữ các bào quan và vi ống tham gia vận chuyển bào quan.
Lysosome
Là bào quan dạng túi, màng đơn, chứa các enzyme thủy phân protein, nucleic acid, carbohydrate, lipid, các bào quan và thậm chí cả các tế bào cần thay thế.Là bào quan tiêu hóa của tế bào.
PeroxisomeChứa các enzyme chuyển hóa lipid, catalase phân giải H2O2, uricase phân giải uric acid.Tham gia phân giải chất độc, acid béo để bảo vệ tế bào.
Không bào
Là bào quan có màng đơn, chứa dịch lỏng.Tùy vào loài sinh vật và loại tế bào mà không bào có chức năng khác nhau.
Trung thể - Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau và chất quanh trung tử.  - Mỗi trung tử là một ống hình trụ dài và rỗng, được cấu tạo từ các bộ ba vi ống xếp thành vòng.Hình thành thoi phân bào.

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực
Có kích thước nhỏ hơn.Có kích thước lớn hơn.
Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).
Chưa có hệ thống nội màng.Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.
Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.
Không có hệ thống khung xương tế bào.Có hệ thống khung xương tế bào.

Câu 2: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật.

Trả lời:

Tế bào thực vậtTế bào động vật
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chấtKhông có thành cellulose bao quanh màng sinh chất

Có lục lạp

Không có lục lạp
Thường không có trung thểCó trung thể
Có không bào trung tâm lớnKhông có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ
Không có lysosomeCó lysosome
Chất dự trữ là tinh bột, dầuChất dự trữ là glycogen, mỡ

Câu 3: Phân biệt lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

Trả lời:

Lưới nội chất hạtLưới nội chất trơn
Gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có các hạt ribosome.Gồm hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome, chứa các enzyme tổng hợp lipid, chuyển hoá đường, khử độc,...
Có chức năng tổng hợp protein, các protein sau khi được tổng hợp sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi tiết và vận chuyển đến bộ máy Golgi.Có chức năng tổng hợp lipid, chuyển hóa đường, khử độc, dự trữ Ca2+,…

 

Câu 4: Tính thấm của màng sinh chất do phân tử nào quyết định? Nêu những phân tử có thể dễ dàng đi qua màng.

Trả lời:

 - Các phân tử phospholipid quyết định tính thấm của màng sinh chất.

 - Các phân tử có thể dễ dàng đi qua màng: các phân tử kị nước, protein xuyên màng.

 

Câu 5: Vì sao nói màng sinh chất là một màng có tính thấm chọn lọc?

Trả lời:

Vì các phân tử phospholipid ở màng sinh chất có đuôi kị nước quay vào nhau, phía giữa hai lớp, làm ổn định cấu trúc màng. Các đầu ưa nước quay ra phía ngoài hoặc phía trong màng, tiếp xúc với môi trường nước xung quanh.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao tế bào hồng cầu người không phân chia được? Hồng cầu mất nhân có tác dụng gì?

Trả lời:

 - Tế bào hồng cầu của người không phân chia được vì tế bào hồng cầu của người không có nhân.

 - Hồng cầu được sản sinh trong tủy đỏ xương, đóng vai trò trao đổi khí rất quan trọng trong hệ tuần hoàn. Hồng cầu tồn tại trong máu từ 80 - 120 ngày rồi bị phân hủy tại gan và lách. Hồng cầu lúc mới sinh ra có nhân nhưng khi bước vào hệ tuần hoàn thì hồng cầu mất nhân. Hồng cầu mất nhân là một đặc điểm giúp tăng hiệu quả vận chuyển khí của hồng cầu.

Câu 2: Nếu màng sinh chất bị phá vỡ thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu màng sinh chất bị phá vỡ, thì các bộ phận bên trong của tế bào sẽ không được bảo vệ, các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào sẽ không được kiểm soát ® rối loạn trong hoạt động của tế bào.

Câu 3: Các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non có vai trò gì?

Trả lời:

Vai trò của các vi lông ở bề mặt màng tế bào biểu mô ruột non: làm tăng diện tích bề mặt tế bào và tham gia nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết, liên kết tế bào.

 

Câu 4: Vì sao mọi người hay nói “ăn nhiều rau để sung chất xơ”?

Trả lời:

Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được chủ yếu là cellulose – thành phần cấu tạo chủ yếu của thực vật. Con người không tiêu hoá được cellulose (chất xơ) nhưng cellulose lại giúp tiêu hoá thức ăn, giúp kích thích tế bào niêm mạc ruột tiết ra dịch nhầy làm cho thức ăn được di chuyển trơn tru trong đường ruột, cuốn trôi cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài. Con người bổ sung chất xơ chủ yếu qua rau xanh.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tế bào nhân thực có tiềm năng và vai trò như thế nào trong y học và nghiên cứu y học?

Trả lời:

 - Nghiên cứu ung thư: nghiên cứu cơ chế phát triển ung thư và phản ứng của tế bào ung thư đối với điều trị, cung cấp cơ sở cho việc phát triển các phương pháp điều trị tế bào ung thư chính xác hơn và hiệu quả hơn.

 - Chẩn đoán bệnh tật: phân tích gen và tìm hiểu về biểu hiện gen liên quan đến bệnh tật, giúp hiểu thêm về các loại bệnh và phát triển các phương pháp chẩn đoán dựa trên gen.

 - Liệu pháp gen: Tế bào nhân thực có tiềm năng được sử dụng để phát triển các liệu pháp gen, bao gồm việc chỉnh sửa gen để điều trị các bệnh di truyền.

 - Nghiên cứu dược phẩm: Tế bào nhân thực cung cấp mô hình hữu ích để nghiên cứu tác động của các dược phẩm và thuốc trên mô tế bào, giúp đánh giá hiệu quả và an toàn của chúng trước khi thử nghiệm trên con người.

 - Y học tái tạo: Tế bào nhân thực có tiềm năng được sử dụng trong nghiên cứu và ứng dụng trong tái tạo mô và cơ quan.

Câu 2: Tại sao tế bào nhân thực thường được dùng nhiều trong nghiên cứu về gen và di truyền học?

Trả lời:

Tế bào nhân thực được sử dụng nhiều trong nghiên cứu về gen và di truyền học vì nó cung cấp mô hình cơ bản để hiểu sâu hơn về di truyền và quá trình sinh học:

 - Di truyền: Tế bào nhân thực chứa thông tin di truyền cơ bản của mỗi cá thể. Việc nghiên cứu tế bào nhân thực cung cấp thông tin về cơ sở di truyền cho nghiên cứu gen và di truyền học.

 - Mô hình nghiên cứu: Tế bào nhân thực cung cấp mô hình nghiên cứu đơn giản cho các quá trình di truyền, từ biểu hiện gen đến đột biến gen, tạo cơ sở để nghiên cứu các bệnh di truyền và mức độ biểu hiện của gen.

 - Sự đa dạng: Tế bào nhân thực có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm người, động vật và thực vật, cung cấp sự đa dạng cho nghiên cứu gen và di truyền học.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay