Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 6: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

BÀI 11 - TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO

I. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm, vai trò, cơ chế của quá trình tổng hợp các chất trong tế bào.

Trả lời:

 - Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme.

 - Vai trò: Quá trình tổng hợp giúp hình thành các chất để xây dựng tế bào, đồng thời tích lũy năng lượng cho tế bào.

 - Cơ chế: Tổng hợp có thể chia thành hai giai đoạn:

 + Giai đoạn 1: Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ. Giai đoạn này được thực hiện thông qua các quá trình như quang tổng hợp, hoá tổng hợp, quang khử.

 + Giai đoạn 2: Tổng hợp các phân tử lớn từ các chất hữu cơ đơn giản. Đây là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho tế bào.

Câu 2: Trình bày khái niệm, vai trò, cơ chế của quá trình quang tổng hợp.

Trả lời:

 - Quang tổng hợp (quang hợp) là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ.

 - Quang tổng hợp có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất:

 + Chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ (C6H12O6) → Cung cấp nguồn năng lượng cho sự sống của sinh vật.

 + Sản phẩm của quá trình quang tổng hợp là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp khác → Cung cấp vật chất cho sự sống của sinh vật.

 + Giải phóng O2 vào khí quyển → Cung cấp dưỡng khó cho sự sống của sinh vật.

 - Cơ chế: Quá trình quang tổng hợp ở thực vật và tảo diễn ra ở lục lạp và được chia thành hai pha: pha phụ thuộc vào ánh sáng (pha sáng) và pha không phụ thuộc ánh sáng (Chu trình Calvin).

Câu 3: Trình bày khái niệm của hóa tổng hợp và quang khử.

Trả lời:

 - Hóa tổng hợp là quá trình tế bào chuyển hóa năng lượng hóa học trong các chất vô cơ thông qua các phản ứng oxi hóa – khử thành năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

 - Quang khử là quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn nhờ các sắc tố quang hợp nằm trên màng sinh chất, được thực hiện trong điều kiện không có O2.

 

Câu 4: Trình bày khái niệm, vai trò của quá trình phân giải các chất.

Trả lời:

 - Khái niệm: Phân giải các chất trong tế bào là quá trình chuyển hóa các chất phức tạp thành các chất đơn giản diễn ra trong tế bào nhờ sự xúc tác của enzyme.

 - Vai trò: Quá trình phân giải sẽ giải phóng ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào đồng thời tạo ra các phân tử nhỏ là nguyên liệu của quá trình tổng hợp.

 

Câu 5: Trình bày khái niệm, vai trò, cơ chế của hô hấp tế bào.

Trả lời:

 - Hô hấp tế bào là chuỗi các phản ứng phân giải hợp chất hữu cơ (glucose) diễn ra trong tế bào. Thông qua các phản ứng này, hợp chất hữu cơ được phân giải thành CO2 và H2O, giải phóng năng lượng tích lũy trong các phân tử ATP.

 - Vai trò:

 + Giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

 + Tạo ra nhiệt năng giúp duy trì thân nhiệt cho sinh vật.

 + Các sản phẩm trung gian của quá trình phân giải cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp.

 - Cơ chế: Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào tương và ti thể, gồm ba giai đoạn: đường phân, oxi hóa pyruvic acid và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron.

Câu 6: Trình bày diễn biến quá trình lên men.

Trả lời:

 - Điều kiện diễn ra: Lên men diễn ra trong điều kiện tế bào không có O2 (không có chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền electron).

 - Vị trí diễn ra: Diễn ra trong tế bào chất.

 - Diễn biến: gồm giai đoạn đường phân và lên men.

 + Giai đoạn đường phân: biến đổi phân tử glucose thành pyruvic acid.

 + Giai đoạn lên men: Pyruvic acid được giữ lại ở bào tương và được chuyển hóa thành lactic acid, ethanol hoặc hợp chất hữu cơ khác theo con đường lên men.

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về quá trình tổng hợp.

Trả lời:

Ví dụ: tổng hợp protein từ các amino acid.

Câu 2: So sánh quang tổng hợp và hóa tổng hợp.

Trả lời:

So sánhQuang tổng hợpHóa tổng hợp

Giống nhau

 - Đều là quá trình tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất vô cơ.  - Đều giai đoạn khử CO2 thành glucose. 
Khác nhau - Sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng nên quá trình này xảy ra khi có ánh sáng. - Sử dụng nguồn năng lượng hóa học trong các chất vô cơ nên quá trình này xảy ra kể cả khi không có ánh sáng.
 - Có giải phóng O2. - Không giải phóng O2. 

Câu 3: So sánh quang tổng hợp và quang khử.

Trả lời:

So sánhQuang tổng hợpQuang khử

Giống nhau

 - Đều là quá trình tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất vô cơ.  - Đều diễn ra trong điều kiện có ánh sáng. 
Khác nhau - Diễn ra ở thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang tổng hợp. - Diễn ra ở một số vi khuẩn.
 - Có thể diễn ra khi môi trường có O2. - Chỉ diễn ra khi môi trường không có O2. 
 - Sử dụng H2O là nguyên liệu. - H2O là sản phẩm của quá trình, nguyên liệu H2X không phải là H2O. 
 - Có giải phóng khí O2. - Không giải phóng khí O2. 

 

Câu 4: Quá trình lên men cho hiệu quả năng lượng như thế nào?

Trả lời:

Quá trình lên men không oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ nên năng lượng tạo ra sẽ ít hơn rất nhiều so với hô hấp, chỉ có 2 ATP được tạo ra từ giai đoạn đường phân.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ cụ thể về quá trình hóa tổng hợp.

Trả lời:

Ví dụ: Quá trình tổng hợp ở vi khuẩn oxi hóa hydrogen diễn ra theo hai giai đoạn như sau:

 - Giai đoạn tích lũy năng lượng:

H2 + O2 + ADP + Pi + NAD + → H2O + NADH + ATP

 - Giai đoạn khử CO2:

CO2 + NADH + ATP → C + NADH + ATP → C6H12O6 +  ADP + Pi + NAD +

→ Phương trình tổng quát: 24 H2 + 6 O + 6 O2 + 6 CO + 6 CO2 → C6H12O6 + 18 H + 18 H2O

Câu 2: Sự phân giải tinh bột diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự phân giải tinh bột: Khi phân giải tinh bột sẽ tạo ra các phân tử glucose → Tế bào hấp thu và phân giải glucose, giải phóng năng lượng theo hai con đường là hô hấp và lên men.

Câu 3: Vì sao vào mùa đông ta thấy đói nhanh hơn mùa hè?

Trả lời:

Khi trời lạnh, cơ thể chủ động chuyển hóa chất dinh dưỡng dự trữ nhằm gia tăng tốc độ trao đổi chất giúp sản sinh nhiệt từ bên trong nên dễ làm chúng ta thèm ăn. Thêm vào đó, cơ thể cần tiêu tốn nhiều năng lượng để giữ ấm toàn thân, vì vậy, chúng ta thường có khuynh hướng nhanh đói hơn.

Câu 4: Tại sao tâm trạng thường không tốt vào mùa đông?

Trả lời:

 - Mọi người thường có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn khi trời trở lạnh. Điều này khiến bạn không thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, kết quả là thiếu vitamin D. Đồng thời, hàm lượng serotonin được sản sinh nhờ vào ánh nắng mặt trời sẽ bị suy giảm đáng kể.

 - Khi cơ thể thiếu hụt serotonin khiến bạn luôn có cảm giác buồn chán, căng thẳng. Kết hợp với lượng vitamin D không đủ có thể gây nên các triệu chứng trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Điển hình là tình trạng rối loạn tâm lý theo mùa - SAD.

 - Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị SAD có xu hướng thèm ăn carbohydrate vì chúng giúp cơ thể sử dụng tryptophan - một loại axit amin để chuyển đổi thành serotonin tạo nên tâm trạng vui vẻ.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao có những người ăn rất nhiều nhưng khó tăng cân?

Trả lời:

 - Ăn không đủ dưỡng chất: Một số người cho rằng ăn nhiều mỡ hay thực phẩm giàu chất béo vào sẽ tăng cân nhưng sự thật không như vậy. Nếu duy trì cách này vừa khiến dinh dưỡng mất cân bằng vừa khiến cân nặng không cải thiện.

 - Thói quen ăn uống: Khi ăn uống mà không chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa thì cũng khó hấp thu được dinh dưỡng nên không thể tăng cân. Mặt khác, có nhiều người vì muốn giảm cân nên bỏ bữa sáng, theo thời gian khiến dạ dày gặp vấn đề và cơ thể dễ mắc nhiều bệnh lý nên việc hấp thu dưỡng chất cũng khó khăn.

 - Lạm dụng thuốc tăng cân: Việc sử dụng thuốc hay tăng cân có thể giúp tăng cân tạm thời nhưng thực chất đó chỉ là tăng do tích mỡ hoặc nước chứ không tăng khối cơ bên trong cơ thể.

 - Lười vận động

 - Một số bệnh lý: cường giáp, tiểu đường, viêm ruột, rối loạn ăn uống,...

 - Chuyển hóa năng lượng cao: mức năng lượng tiêu hao cho các hoạt động cao hơn nhiều so với người bình thường.

Câu 2: Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng như thế nào? Những người gặp phải tình trạng này nên sử dụng loại thực phẩm nào?

Trả lời:

 - Rối loạn chuyển hóa lipid là tình trạng gia tăng cholesterol máu có kèm theo hay không có kèm theo gia tăng triglycerid hay thấp HDL góp phần vào tình trạng xơ vữa động mạch.

 - Rối loạn chuyển hóa lipid máu có thể trực tiếp gây nên một số bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ não...

 - Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn lipid máu nhẹ như: tỏi, quả cà, hành tây, đậu tương, dưa leo, rong biển, ớt, súp lơ, mướp đắng, cần tây, mầm đậu xanh, cà rốt, sơn tra, táo, chuối, kiwi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay