Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 12: Thông tin tế bào

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Thông tin tế bào. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 12 - THÔNG TIN TẾ BÀO

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hiểu như thế nào là thông tin giữa các tế bào?

Trả lời:

 - Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

 - Thông tin có nhiều dạng khác nhau nhưng dạng chủ yếu là bằng các tín hiệu hóa học, thông tin có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác.

Câu 2: Thông tin giữa các tế bào có vai trò gì?

Trả lời:

Ở sinh vật đa bào như thực vật, động vật và người, thông tin được truyền giữa các tế bào tạo ra cơ chế điều chỉnh, phối hợp hoạt động đảm bảo tính thống nhất của cơ thể.

Câu 3: Trình bày các hình thức thông tin giữa các tế bào.

Trả lời:

 - Truyền tin qua kết nối trực tiếp: Những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô có thể trao đổi các chất với nhau qua kết nối trực tiếp như cầu sinh chất ở các tế bào thực vật, mối nối ở các tế bào động vật.

 - Truyền tin cận tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào khoang giữa các tế bào (khoang gian bào) và truyền đến các tế bào đích xung quanh.

 - Truyền tin nội tiết: Các tín hiệu hóa học được tổng hợp tại tế bào tiết sau đó được tiết vào máu và truyền đến các tế bào đích ở khoảng cách xa.

 

Câu 4: Quá trình truyền thông tin trong tế bào gồm mấy giai đoạn?

Trả lời:

Truyền tin trong tế bào gồm 3 giai đoạn: tiếp nhận tín hiệu, truyền tín hiệu và đáp ứng tín hiệu nhận được.

 

Câu 5: Các giai đoạn truyền tin trong tế bào diễn ra như thế nào?

Trả lời:

 - Tiếp nhận tín hiệu

 + Phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích theo nguyên tắc chìa khóa với ổ khóa.

 + Có 2 loại thụ thể: thụ thể trên màng tế bào hoặc thụ thể nằm trong tế bào chất.

o   Đối với thụ thể nằm trong tế bào chất, phân tử tín hiệu đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.

o   Đối với thụ thể trên màng tế bào, phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.

 - Truyền tín hiệu:

 + Khi phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể đặc hiệu sẽ dẫn đến cấu hình của thụ thể bị biến đổi (thụ thể được hoạt hóa sang trạng thái hoạt động). Thụ thể hoạt động lại tác động tới phân tử liền kề gây hoạt hóa phân tử đó. Cứ như vậy, cho đến phân tử đích cuối cùng của chuỗi chuyển đổi tín hiệu trong tế bào được hoạt hóa.

 + Trong trường hợp thụ thể nằm ở bên trong tế bào chất, con đường chuyển đổi tín hiệu có thể dẫn tới phân tử đích gây ra đáp ứng tế bào là hoạt hóa gene nhất định.

 - Đáp ứng: Sự truyền tin nội bào dẫn đến kết quả là những thay đổi trong tế bào dưới nhiều dạng khác nhau như tăng cường phiên mã, dịch mã, tăng hay giảm quá trình chuyển hóa một hoặc một số chất, tăng cường vận chuyển qua màng tế bào, phân chia tế bào,…

 

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Nếu các tế bào không truyền thông tin cho nhau thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động độc lập và không có sự trao đổi thông tin với nhau thì tính thống nhất trong cơ thể bị phá vỡ, các chức năng trong cơ thể có thể rối loạn dẫn đến cơ thể không thể tồn tại, sinh trưởng và phát triển.

Câu 2: Lấy ví dụ về sự đáp ứng trong truyền tin.

Trả lời:

Ví dụ: Quá trình truyền thông tin từ insulin tạo ra đáp ứng là kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Câu 3: Trong cơ thể đa bào, các tế bào truyền tin cho nhau bằng cách nào?

Trả lời:

Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, tuyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.

 

Câu 4: Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan?

Trả lời:

Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan là hệ thần kinh và hệ nội tiết. Trong đó:

 - Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa, phối hợp các cơ quan, hệ cơ quan trong trong cơ thể.

 - Hệ nội tiết có vai trò liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các hormone.

 

Câu 1: Những động vật săn mồi phát hiện ra con mồi bằng cách nào?

Trả lời:

 - Động vật săn mồi phát hiện ra con mồi nhờ cơ quan thị giác, khứu giác, xúc giác.

 - Thông tin về con mồi được truyền các cơ quan: Thông tin từ cơ quan tiếp nhận (thị giác, khứu giác, xúc giác ) được truyền đến trung ương thần kinh và tác động đến tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này tiết hormone adrenaline. Hormone này tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,… và gây ra một loạt đáp ứng ® động vật săn mồi đuổi bắt con mồi.

 

Câu 5: So sánh truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết.

Trả lời:

 - Giống nhau:

 + Đều là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào.

 + Đều có sự truyền tin của các phân tử tín hiệu từ tế bào tiết đến tế bào đích.

 + Tế bào đích đều thu nhận tín hiệu từ các phân tử tín hiệu thông qua các thụ thể tiếp nhận.

 - Khác nhau:

Truyền tin cận tiết

Truyền tin nội tiết
Diễn ra trong phạm vi gần.Diễn ra trong phạm vi xa.
Các phân tử tín hiệu được tiết vào khoang gian bào.Các phân tử tín hiệu được tiết vào máu.

 

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Những động vật săn mồi phát hiện ra con mồi bằng cách nào?

Trả lời:

 - Động vật săn mồi phát hiện ra con mồi nhờ cơ quan thị giác, khứu giác, xúc giác.

 - Thông tin về con mồi được truyền các cơ quan: Thông tin từ cơ quan tiếp nhận (thị giác, khứu giác, xúc giác ) được truyền đến trung ương thần kinh và tác động đến tuyến trên thận, kích thích các tế bào của tuyến này tiết hormone adrenaline. Hormone này tác động đến các tế bào ở gan, tim, phổi, da,… và gây ra một loạt đáp ứng ® động vật săn mồi đuổi bắt con mồi.

Câu 2: Nêu ví dụ về truyền tin giữa các tế bào (truyền tin nội tiết).

Trả lời:

Ví dụ: Truyền tin qua hệ thần kinh, tín hiệu điện dọc tế bào thần kinh sau đó được chuyển hóa thành tín hiệu hóa học, khi các phân tử này được tiết ra và đi qua xinap để tới tế bào thần kinh khác. ở đây nó lại được chuyển thành tín hiệu điện. Theo cách đó, 1 tín hiệu thần kinh có thể di chuyển dọc trên chuỗi các tế bào thần kinh và lan nhanh trong khoảng cách xa.

Câu 3: Nêu ví dụ về truyền tin trong tế bào (truyền tin cục bộ).

Trả lời:

Ví dụ: Truyền tin qua xinap là phương pháp truyền tín hiệu cục bộ, tín hiệu điện dọc theo tế bào thần kinh kích hoạt tế bào tiết ra một loại tín hiệu hoạt hóa được vận chuyển bởi các phân tử dẫn truyền thần kinh. Các phân tử này sẽ khuếch tán qua màng xinap (khoảng cách gần). Chất dẫn truyền sẽ kích thích tế bào đích.

Câu 4: Khi nhắn tin trao đổi công việc, thông tin được truyền như thế nào?

Trả lời:

Trong quá trình trao đổi thông tin qua điện thoại, thông tin dưới dạng chữ viết hoặc tiếng nói sẽ được mã hóa thành tín hiệu điện và được truyền đi nhờ mạng điện thoại đến người nhận.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Insulin có vai trò gì trong điều hòa lượng đường trong máu? Trình bày diễn biến quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin. Ở người mắc bệnh tiểu đường type 2, quá trình truyền thông tin từ insulin thay đổi như thế nào?

Trả lời:

 - Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng ® tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

 - Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

 + Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào ® hoạt hóa thụ thể.

 + Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa ® hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.

 + Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.

 - Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động ® không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào ® tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

Câu 2: Nổi da gà là hiện tượng gì? Vì sao chúng ta lại bị nổi da gà?

Trả lời:

 - Nổi da gà hay còn gọi là sởn gai ốc hay nổi gai ốc là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiện tượng này thường xảy ra khi bị lạnh hoặc gặp cảm xúc mạnh như sợ hãi, bất ngờ, tức giận, phấn khích…

 - Khi đó, da sẽ tạo thành những nốt nổi tròn phồng nhỏ nổi lên trên da do chân lông tự co thắt.  Những nốt này xuất phát từ sự co cơ dính liền với mỗi sợi lông. Lông cắm sâu vào da và chân lông được nằm trong một bao (nang). Mỗi nang được một cơ sẽ làm nang phồng lên, đội lớp da lên tạo thành những hột trên mặt của da. Ðó là “da gà”.  Khi nang phồng lên, sợi lông bên trong sẽ dựng đứng lên.

 - Nổi da gà thường thấy rõ nhất trên cánh tay, chân, cổ… Ở một số trường hợp nổi da gà thể xuất hiện cả trên mặt. Chúng sẽ tự hết khi những tác nhân kích thích trên biến mất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay