Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

BÀI 7 - TẾ BÀO NHÂN SƠ VÀ TẾ BÀO NHÂN THỰC

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Tế bào nhân sơ có đặc điểm gì?

Trả lời:

 - Kích thước: Tế bào nhân sơ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,5 – 10 µm) nên tỉ lệ S/V lớn dẫn đến tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản nhanh chóng.

 - Hình dạng: Tế bào nhân sơ thường có hình cầu, hình que, hình xoắn.

Câu 2: Tế bào nhân sơ được cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Tế bào nhân sơ có cấu tạo rất đơn giản; gồm các thành phần chính là thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.

 - Thành tế bào: được cấu tạo từ peptidoglycan; có vai trò quy định hình dạng và sự cứng chắc của tế bào, chống lại áp lực của nước đi vào tế bào và sự gây hại của các sinh vật hay tế bào khác.

 - Màng tế bào: được cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein; có vai trò kiểm soát sự ra vào tế bào của các chất.

 - Tế bào chất: không có bào quan có màng bao bọc, chỉ có bào quan duy nhất là ribosome thuộc loại nhỏ 70S – bộ máy tổng hợp protein; tế bào chất là nơi diễn ra các phản ứng sinh hóa đảm bảo duy trì hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra, ở một số tế bào vi khuẩn, tế bào chất còn chứa một hoặc một số phân tử DNA vòng, nhỏ gọi là plasmid; plasmid chứa một số gene hỗ trợ cho sự sinh trưởng của vi khuẩn như gene kháng kháng sinh.

 - Vùng nhân: chứa chất di truyền là các phân tử DNA dạng vòng kép, không có màng bao bọc; có chức năng mang thông tin di truyền.

 - Ngoài ra, nhiều vi khuẩn có thêm một số thành phần khác như: vỏ nhầy bao phủ bên ngoài thành tế bào giúp vi khuẩn bám dính vào các bề mặt và bảo vệ tế bào tránh các tác nhân bên ngoài; lông nhung bên ngoài vỏ nhầy giúp vi khuẩn bám vào các bề mặt; roi có vai trò thực hiện di chuyển của tế bào.

Câu 3: Tế bào nhân thực có kích thước như thế nào?

Trả lời:

Tế bào nhân thực có kích thước khoảng 10 – 100 µm. Một số tế bào có kích thước lớn hơn nhiều như tế bào thần kinh, tế bào trứng, tế bào mạch gỗ,…

 

Câu 4: Tế bào nhân thực được cấu tạo như thế nào?

Trả lời:

Cấu tạo: Tế bào nhân thực có cấu tạo phức tạp, gồm các thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

 - Tế bào chất được xoang hóa nhờ hệ thống nội màng, có hệ thống các bào quan có màng và không có màng đảm bảo cho nhiều hoạt động sống diễn ra trong cùng một thời gian.

 - Nhân hoàn chỉnh (có màng bao bọc).

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt tế bào thực vật và tế bào động vật.

Trả lời:

Tế bào thực vậtTế bào động vật
Có thành cellulose bao quanh màng sinh chấtKhông có thành cellulose bao quanh màng sinh chất

Có lục lạp

Không có lục lạp
Thường không có trung thểCó trung thể
Có không bào trung tâm lớnKhông có không bào hoặc có không bào nhưng có kích thước nhỏ
Không có lysosomeCó lysosome
Chất dự trữ là tinh bột, dầuChất dự trữ là glycogen, mỡ

Câu 2: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.

Trả lời:

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực
Có kích thước nhỏ hơn.Có kích thước lớn hơn.
Chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (vùng nhân).Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền (nhân hoàn chỉnh).
Chưa có hệ thống nội màng.Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các khoang riêng biệt.
Không có hệ thống các bào quan có màng bao bọc.Có hệ thống các bào quan có màng và không có màng bao bọc.
Không có hệ thống khung xương tế bào.Có hệ thống khung xương tế bào.

Câu 3: Theo hệ thống phân loại 5 giới, sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới nào?

Trả lời:

 Sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ thuộc giới khởi sinh.

 

Câu 4: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực có điểm nào giống nhau?

Trả lời:

Những điểm giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

 - Đều có 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.

 - Đều có những đặc điểm chung của tế bào:

 + Mỗi tế bào được xem một hệ thống mở, tự duy trì, đồng thời tự sản xuất.

 + Sinh sản thông qua quá trình phân bào.

 + Trao đổi chất tế bào bao gồm các quá trình thu nhận các vật liệu thô, chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào và sản xuất các phân tử mang năng lượng và các sản phẩm phụ.

 + Đáp ứng với các kích thích hoặc sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phương pháp nhuộm gram có ý nghĩa gì trong y học?

Trả lời:

Nhuộm gram là phương pháp xác định loại vi khuẩn nhanh hơn nuôi cấy, có ý nghĩa giúp phân biệt sớm các bệnh do nhiễm khuẩn để xác định hướng điều trị cũng như tiên lượng bệnh.

Câu 2: Vì sao ở tế bào nhân sơ, người ta có khái niệm vùng nhân chứ không phải nhân tế bào?

Trả lời:

Gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào vì tế bào nhân sơ chưa có màng nhân nên nhân không phân cách với tê bào chất, do đó ADN co cụm lại một chỗ.

Câu 3: Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật nào?

Trả lời:

Tế bào nhân thực là đơn vị cấu trúc và chức năng của các nhóm sinh vật: sinh vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), động vật, thực vật và nấm (sinh vật đa bào).

Câu 4: Vì sao tế bào động vật không thể quang hợp, nhưng tế bào thực vật thì có thể?

Trả lời:

Vì các tế bào thực vật có lục lạp. Bào quan này là nơi chứa chất diệp lục, giữ nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao một số loại thuốc làm ngừng hoặc thúc đẩy chu trình tế bào nhân sơ trong điều trị các bệnh lý, nhưng cũng gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng?

Trả lời:

Các loại thuốc làm ngừng hoặc thúc đẩy chu trình tế bào nhân sơ thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như ung thư. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng do ảnh hưởng đến sự phân chia và tổng hợp của tế bào của cả tế bào ung thư và tế bào bình thường:

 - Tác dụng không đặc hiệu: Một số loại thuốc có tác động không đặc hiệu, tức là chúng không chỉ tác động vào tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Điều này có thể làm suy giảm các tế bào bình thường, gây ra thiếu máu, suy yếu hệ thống miễn dịch, hoặc tác động xấu đến các tế bào trong tóc, da, và tiêu hóa.

 - Tác động kéo dài: Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của tế bào sau quá trình điều trị. Điều này có thể dẫn đến tác dụng phụ kéo dài, như làm giảm chức năng gan, thận, hoặc gây ra các vấn đề khác.

Câu 2: Vì sao bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra lại nguy hiểm hơn bệnh do vi khuẩn gram dương gây ra?

Trả lời:

 - Bệnh do vi khuẩn gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn so với bệnh do vi khuẩn gram dương. Nguyên nhân là do màng ngoài của vi khuẩn gram âm được bọc bởi một nang, và nang này che phủ các kháng nguyên khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khó phát hiện sự xâm lấn của chúng hơn.

 - Ngoài ra, lớp màng ngoài của vi khuẩn gram âm có chứa lipopolysaccharide có vai trò là nội độc tố làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

 - Vi khuẩn gram dương thường ít nguy hiểm hơn do cơ thể chúng ta không có peptidoglycan nên có thể nhận biết sự xâm nhập của chúng dễ dàng hơn. Đồng thời cơ thể chúng ta có khả năng sản xuất lysozyme để tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn gram dương.

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều bài 7: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay