Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 1 (P1)
Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 1. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
(PHẦN 1 - 20 CÂU)
Câu 1: Trình bày những nội dung cơ bản của học thuyết tế bào.
Trả lời:
Học thuyết tế bào có những nội dung cơ bản sau:
- Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. - Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống. - Các tế bào là đơn vị cơ sở của cơ thể sống.
- Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. - Tất cả các tế bào được sinh ra từ các tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào.
- DNA là vật chất di truyền của tế bào. - DNA là vật chất di truyền của tế bào.
- Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau. - Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau.
- Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào. - Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của nhiều bào quan trong tế bào.
Câu 2: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có trong tế bào? Chúng được phân loại như thế nào?
Trả lời:
- Có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống. - Có khoảng 25 nguyên tố được biết là có vai trò quan trọng đối với sự sống.
- Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng 96,3% khối lượng chất khô của tế bào. - Các nguyên tố C, H, O, N chiếm khoảng 96,3% khối lượng chất khô của tế bào.
- Phân loại: Có 2 loại nguyên tố là nguyên tố đa lượng (mỗi nguyên tố đa lượng chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01%) và nguyên tố vi lượng (mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,01%). - Phân loại: Có 2 loại nguyên tố là nguyên tố đa lượng (mỗi nguyên tố đa lượng chiếm tỉ lệ lớn hơn 0,01%) và nguyên tố vi lượng (mỗi nguyên tố vi lượng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 0,01%).
Câu 3: Nêu cấu tạo, tính chất, phân loại và vai trò của carbohydate.
Trả lời:
- Cấu tạo: - Cấu tạo:
+ Là phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O. + Là phân tử sinh học được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
+ Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là đường đơn (gồm từ 3 – 7 carbon), phổ biến là đường 5 – 6 carbon. + Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là đường đơn (gồm từ 3 – 7 carbon), phổ biến là đường 5 – 6 carbon.
- Tính chất: Có vị ngọt, tan trong nước và một số có tính khử. - Tính chất: Có vị ngọt, tan trong nước và một số có tính khử.
- Phân loại: Tùy theo số lượng đơn phân mà carbohydrate được chia thành 3 loại. - Phân loại: Tùy theo số lượng đơn phân mà carbohydrate được chia thành 3 loại.
+ Đường đơn (monosaccharide): chỉ chứa 1 đơn phân. + Đường đơn (monosaccharide): chỉ chứa 1 đơn phân.
+ Đường đôi (disaccharide): chỉ chứa 2 đơn phân. + Đường đôi (disaccharide): chỉ chứa 2 đơn phân.
+ Đường đa (polysaccharide): chứa nhiều hơn 2 đơn phân. + Đường đa (polysaccharide): chứa nhiều hơn 2 đơn phân.
- Vai trò: - Vai trò:
+ Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. + Là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
+ Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể. + Là nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.
+ Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật. + Tham gia cấu tạo nên một số thành phần của tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Có khả năng liên kết với protein, lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng. + Có khả năng liên kết với protein, lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất và kênh vận chuyển các chất trên màng.
+ Tham gia cấu tạo nucleic acid. + Tham gia cấu tạo nucleic acid.
Câu 4: Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
Câu 5: Nêu vai trò của các nguyên tố hóa học.
Trả lời:
- Vai trò của các nguyên tố đa lượng: - Vai trò của các nguyên tố đa lượng:
+ Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như: nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid → Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật. + Tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như: nucleic acid, protein, carbohydrate, lipid → Góp phần xây dựng nên cấu trúc tế bào và cơ thể sinh vật.
+ Một số là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào. Ví dụ: Mg cấu tạo nên diệp lục,… + Một số là thành phần của các hợp chất hữu cơ tham gia các hoạt động sống của tế bào. Ví dụ: Mg cấu tạo nên diệp lục,…
- Vai trò của các nguyên tố vi lượng: - Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
+ Nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hormone, vitamin,... + Nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hormone, vitamin,...
+ Thiếu các nguyên tố vi lượng có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như thiếu máu, bướu cổ,… + Thiếu các nguyên tố vi lượng có thể là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh như thiếu máu, bướu cổ,…
Câu 6: Nêu đặc điểm chung của nucleic acid.
Trả lời:
- Là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: - Là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân:
+ Mỗi đơn phân là một nucleotide. + Mỗi đơn phân là một nucleotide.
+ Mỗi nucleotide được cấu tạo bởi 3 thành phần (đường 5C, base, gốc P) nhưng chỉ khác nhau ở thành phần base (có 2 loại base là purine A, G và pyrimidine C, T, U). Tên các base được dùng để đặt tên cho nucleotide. + Mỗi nucleotide được cấu tạo bởi 3 thành phần (đường 5C, base, gốc P) nhưng chỉ khác nhau ở thành phần base (có 2 loại base là purine A, G và pyrimidine C, T, U). Tên các base được dùng để đặt tên cho nucleotide.
- Có hai loại nucleic acid: - Có hai loại nucleic acid:
+ Deoxyribonucleic acid (DNA): cấu tạo từ bốn loại nucleotide A, T, G, C. + Deoxyribonucleic acid (DNA): cấu tạo từ bốn loại nucleotide A, T, G, C.
+ Ribonucleic acid (RNA): cấu tạo từ bốn loại nucleotide A, U, G, C. + Ribonucleic acid (RNA): cấu tạo từ bốn loại nucleotide A, U, G, C.
Câu 7: Đơn vị cấu trúc và chức năng của sinh vật sống là gì?
Trả lời:
Đơn vị cấu trúc và chức năng của sinh vật sống là tế bào.
Câu 8: Vì sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?
Trả lời:
Vì nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme, và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 9: Cấu trúc không gian của protein có thể bị ảnh hưởng, thậm chỉ bị phá hủy khi nào?
Trả lời:
Cấu trúc không gian của protein có thể bị phá hủy khi chịu sự tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, kim loại nặng, độ pH,... gây biến tính protein. Khi protein bị biến tính, protein sẽ mất chức năng sinh học.
Câu 10: Một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào khác nhau ở điểm nào?
Trả lời:
Sinh vật đơn bào chỉ được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên.
Câu 11: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết?
Trả lời:
Vì nước có tính phân cực.
Câu 12: DNA có cấu tạo như thế nào để phù hợp với chức năng?
Trả lời:
- Lưu trữ thông tin di truyền: Thông tin di truyền trên DNA được lưu trữ dưới dạng trình tự sắp xếp các nucleotide tạo nên các gene (gene mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoặc RNA). Một phân tử DNA chứa nhiều gene. - Lưu trữ thông tin di truyền: Thông tin di truyền trên DNA được lưu trữ dưới dạng trình tự sắp xếp các nucleotide tạo nên các gene (gene mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptide hoặc RNA). Một phân tử DNA chứa nhiều gene.
- Bảo quản thông tin di truyền: Nhờ có cấu trúc cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein mà thông tin di truyền trên DNA được bảo quản chặt chẽ. - Bảo quản thông tin di truyền: Nhờ có cấu trúc cuộn xoắn và liên kết với nhiều loại protein mà thông tin di truyền trên DNA được bảo quản chặt chẽ.
- Truyền đạt thông tin di truyền: Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt qua các thế hệ nhờ quá trình tái bản DNA trong phân bào. - Truyền đạt thông tin di truyền: Thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt qua các thế hệ nhờ quá trình tái bản DNA trong phân bào.
Câu 13: Vì sao các loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
Trả lời:
Mỗi loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau vì thế mà chúng có cấu tạo, hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của tế bào.
Câu 14: Nước hay đồ ăn quan trọng hơn đối với cơ thể con người?
Trả lời:
- Con người có thể nhịn ăn 3 tuần và nhịn uống nước 3 ngày. Chúng ta đã thấy rất nhiều trường hợp con người vượt qua được nhu cầu ăn uống của cơ thể trong một thời gian dài mà vẫn sống sót. - Con người có thể nhịn ăn 3 tuần và nhịn uống nước 3 ngày. Chúng ta đã thấy rất nhiều trường hợp con người vượt qua được nhu cầu ăn uống của cơ thể trong một thời gian dài mà vẫn sống sót.
- Đối với nhịn ăn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian nhịn ăn có thể dài hoặc ngắn, tuy nhiên nếu thiếu nước uống, cơ thể sẽ nhanh chóng bị gục ngã. - Đối với nhịn ăn, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà thời gian nhịn ăn có thể dài hoặc ngắn, tuy nhiên nếu thiếu nước uống, cơ thể sẽ nhanh chóng bị gục ngã.
Nước quan trọng hơn đồ ăn.
Câu 15: Các loại đường đơn có nhiều trong thực phẩm nào?
Trả lời:
- Đường glucose: có nhiều trong bộ phận của thực vật, nhất là các loại quả chín; chúng còn có ở mật ong, trong cơ thể người và động vật. - Đường glucose: có nhiều trong bộ phận của thực vật, nhất là các loại quả chín; chúng còn có ở mật ong, trong cơ thể người và động vật.
- Đường fructose: có nhiều trong các loại quả có vị ngọt, đặc biệt trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt gắt. - Đường fructose: có nhiều trong các loại quả có vị ngọt, đặc biệt trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt gắt.
Câu 16: Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
Trả lời:
- Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt. - Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.
- Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ. - Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.
Câu 17: Độ đục của nước là gì? Ảnh hưởng thế nào đến chất lượng nước?
Trả lời:
- Độ đục được hiểu là độ vẩn đục của nước do những hạt lơ lửng tồn tại trong nước mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Hạt lơ lửng đó có thể là đất, nấm, tảo, các chất hữu cơ… - Độ đục được hiểu là độ vẩn đục của nước do những hạt lơ lửng tồn tại trong nước mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Hạt lơ lửng đó có thể là đất, nấm, tảo, các chất hữu cơ…
- Ngoài việc làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, độ đục còn ảnh hưởng tới quá trình quang hợp trong môi trường nước, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Độ đục càng cao thì mức độ nguy hại của nó tới đối tượng sử dụng càng cao. - Ngoài việc làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, độ đục còn ảnh hưởng tới quá trình quang hợp trong môi trường nước, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Độ đục càng cao thì mức độ nguy hại của nó tới đối tượng sử dụng càng cao.
Câu 18: Tại sao có những người không uống được sữa bò?
Trả lời:
- Nguyên nhân chính là do cơ thể không thể tiêu hóa được lactose - một dạng đường có trong sữa. Lactose trong sữa bò cao hơn các loại sữa động vật khác. - Nguyên nhân chính là do cơ thể không thể tiêu hóa được lactose - một dạng đường có trong sữa. Lactose trong sữa bò cao hơn các loại sữa động vật khác.
- Cơ chế hoạt động như sau: Thông thường, ruột non có nhiệm vụ sản xuất ra một loại enzyme tên là lactase, sau đó lactase sẽ phân hủy đường sữa trở thành một loại đường đơn giản hơn thường gọi là glucose rồi được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường máu. - Cơ chế hoạt động như sau: Thông thường, ruột non có nhiệm vụ sản xuất ra một loại enzyme tên là lactase, sau đó lactase sẽ phân hủy đường sữa trở thành một loại đường đơn giản hơn thường gọi là glucose rồi được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường máu.
- Tuy nhiên có những người enzym lactase không được sản xuất ra hoặc sản xuất ra rất ít. Khi đó lactose có trong sữa mà bạn uống vào không thể được tiêu hóa đi vào ruột già - nơi các vi khuẩn sẽ phá vỡ và làm cho sữa trở thành nước và khí dư, gây nên hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi và chuột rút sau khi uống sữa. - Tuy nhiên có những người enzym lactase không được sản xuất ra hoặc sản xuất ra rất ít. Khi đó lactose có trong sữa mà bạn uống vào không thể được tiêu hóa đi vào ruột già - nơi các vi khuẩn sẽ phá vỡ và làm cho sữa trở thành nước và khí dư, gây nên hiện tượng tiêu chảy, đầy hơi và chuột rút sau khi uống sữa.
- Có hai dạng không tiêu hóa được lactose là nguyên phát và thứ phát. Không dung nạp lactose nguyên phát là dạng thường thấy nhất ở mọi người. Thông thường, hiếm có tình trạng trẻ mới sinh ra đã không dung nạp được lactose, tuy nhiên theo thời gian thì cơ thể người đó sẽ dung nạp giảm dần lượng lactase. Không dung nạp lactose thứ phát là do ruột non sau những căn bệnh như viêm dạ dày hoặc trải qua phẫu thuật sẽ giảm sản xuất lactase. - Có hai dạng không tiêu hóa được lactose là nguyên phát và thứ phát. Không dung nạp lactose nguyên phát là dạng thường thấy nhất ở mọi người. Thông thường, hiếm có tình trạng trẻ mới sinh ra đã không dung nạp được lactose, tuy nhiên theo thời gian thì cơ thể người đó sẽ dung nạp giảm dần lượng lactase. Không dung nạp lactose thứ phát là do ruột non sau những căn bệnh như viêm dạ dày hoặc trải qua phẫu thuật sẽ giảm sản xuất lactase.
Câu 19: Khi tìm hiểu về sự hình thành tế bào, có hai ý kiến được đưa ra như sau:
- Ý kiến 1: Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước. - Ý kiến 1: Mọi tế bào được sinh ra từ tế bào có trước.
- Ý kiến 2: Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới. - Ý kiến 2: Một số tế bào được hình thành ngẫu nhiên từ các chất vô cơ và hữu cơ. Sau đó, các tế bào này sinh ra các tế bào mới.
Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. Giải thích.
Trả lời:
- Ý kiến 1 là đúng. - Ý kiến 1 là đúng.
- Giải thích: Nhờ - Giải thích: Nhờ kỹ thuật chế tạo kính hiển vi được cải thiện, các nhà khoa học quan sát thấy sự phân chia của các tế bào. Đồng thời, vào năm 1855, Rudolf Virchow đã báo cáo rằng tất cả các tế bào đến từ các tế bào có trước.
Câu 20: Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối ăn mà không trộn vào gạo?
Trả lời
Người ta thường trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo vì:
- Iodine là nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp - Iodine là nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp lý hơn trộn vào gạo do mỗi ngày chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn.
- Khi trộn iodine vào gạo: - Khi trộn iodine vào gạo:
+ Nếu trộn iodine dưới dạng I + Nếu trộn iodine dưới dạng I2 thì I2 sẽ thăng hoa ở nhiệt độ thường tạo mùi khó chịu và gây độc. Mặt khác, I2 sẽ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành acid gây hư hỏng gạo.
+ Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm, dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được. + Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm, dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được.
+ Khi vo gạo, iodine sẽ bị rửa trôi nên không được cung cấp cho cơ thể. + Khi vo gạo, iodine sẽ bị rửa trôi nên không được cung cấp cho cơ thể.
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 1 (1 tiết)