Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 6 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Virus là gì và chúng đều có đặc điểm chung nào?

Trả lời:

- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm lõi là nucleic acid và được bao bọc bởi vỏ protein, sống kí sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ. - Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu hiển vi, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm lõi là nucleic acid và được bao bọc bởi vỏ protein, sống kí sinh nội bào bắt buộc và chỉ nhân lên trong tế bào vật chủ.

- Đặc điểm chung của virus: - Đặc điểm chung của virus:

+ Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm). + Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).

+ Chưa có cấu tạo tế bào, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một số virus còn có vỏ ngoài mang kháng nguyên. + Chưa có cấu tạo tế bào, có cấu tạo đơn giản chỉ gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một số virus còn có vỏ ngoài mang kháng nguyên.

+ Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn cảm với các chất kháng sinh. + Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

+ Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào vật chủ. + Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào vật chủ.

+ Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm. + Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm.

Câu 2: Trình bày quy trình ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học.

Trả lời:

Quy trình ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học:

- Tạo vector virus tái tổ hợp: cắt bỏ gene không quan trọng của virus, gắn/ghép gene mong muốn vào virus tái tổ hợp. - Tạo vector virus tái tổ hợp: cắt bỏ gene không quan trọng của virus, gắn/ghép gene mong muốn vào virus tái tổ hợp.

- Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: sử dụng virus tái tổ hợp làm vector để chuyển gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn. - Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: sử dụng virus tái tổ hợp làm vector để chuyển gene mong muốn vào tế bào vi khuẩn.

- Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm. - Tiến hành nuôi vi khuẩn để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu chế phẩm.

Câu 3: Virus lây truyền theo phương thức truyền dọc như thế nào?

Trả lời:

- Đối với người và động vật: Virus lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ. - Đối với người và động vật: Virus lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, nhiễm qua sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

- Đối với thực vật: Virus lây truyền qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau. - Đối với thực vật: Virus lây truyền qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính để truyền sang cho thế hệ sau.

Câu 4: Tại sao với virus, người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản?

Trả lời:

Virus không có khả năng tự sinh sản do không có các enzyme dành cho chuyển hoá vật chất và năng lượng, không có ribixom, cũng như bất kỳ bào quan nào thực hiện tổng hợp protein. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ đề tăng số lượng bản sao của mình. Vì thế người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản.

Câu 5: Trình bày cơ chế gây bệnh của virus.

Trả lời:

- Virus gây bệnh cho cơ thể bằng cách giết chết tế bào làm tổn thương mô, cơ quan trong cơ thể và làm cho các bệnh nền nặng hơn. - Virus gây bệnh cho cơ thể bằng cách giết chết tế bào làm tổn thương mô, cơ quan trong cơ thể và làm cho các bệnh nền nặng hơn.

- Khả năng gây bệnh của virus có liên quan đến những yếu tố khác nhau của virus (lượng virus, con đường xâm nhập, tốc độ nhân lên và lây lan) và vật chủ (tuổi, tình trạng miễn dịch, tình trạng sức khỏe, các bệnh nền, bộ phận nhiễm virus,…). - Khả năng gây bệnh của virus có liên quan đến những yếu tố khác nhau của virus (lượng virus, con đường xâm nhập, tốc độ nhân lên và lây lan) và vật chủ (tuổi, tình trạng miễn dịch, tình trạng sức khỏe, các bệnh nền, bộ phận nhiễm virus,…).

- Khi cơ thể bị nhiễm virus, giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng, sau đó khi lượng virus nhân lên nhiều, có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, thậm chí dẫn đến tử vong. - Khi cơ thể bị nhiễm virus, giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng, sau đó khi lượng virus nhân lên nhiều, có thể gây ra các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, mãn tính, thậm chí dẫn đến tử vong.

Câu 6: Quá trình sản xuất insulin, interferon diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Tạo vector virus làm vector tái tổ hợp: Cắt bỏ gene không quan trọng của virus phage, gắn/ghép gene tổng hợp insullin, interferon vào DNA virus phage tạo vector tái tổ hợp - Tạo vector virus làm vector tái tổ hợp: Cắt bỏ gene không quan trọng của virus phage, gắn/ghép gene tổng hợp insullin, interferon vào DNA virus phage tạo vector tái tổ hợp

- Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: Biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn E.coli. - Biến nạp gene mong muốn vào cơ thể vi khuẩn: Biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào vi khuẩn E.coli.

- Tiến hành nuôi vi khuẩn E.coli nhiễm phage tái tổ hợp trong nồi lên men để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu sản phẩm - Tiến hành nuôi vi khuẩn E.coli nhiễm phage tái tổ hợp trong nồi lên men để thu sinh khối và tách chiết sinh khối để thu sản phẩm

Câu 7: Virus HIV lây truyền qua con đường nào?

Trả lời:

HIV lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:

- Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng. - Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình,… với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.

- Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su). - Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ (bao cao su).

- Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ. - Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ.

Câu 8: Thông qua quá trình nhân lên của phage T trong tế bào vi khuẩn, bằng cahs nào các nhà khoa học chứng minh được rằng chính DNA chứ không phải là protein là vật chất di truyền ?

Trả lời:

Sau khi gắn vào thụ thể, phage bơm DNA vào trong tế bào còn vỏ protein capsut nằm ngoài. Nếu dùng đồng vị phóng xạ để đánh dấu DNA (P32) và protein (S35) thì ở thế hệ virus con chỉ thấy đồng vị phóng xạ P32 của DNA, mà không có đồng vị phóng xạ S35 của protein. Điều đó chứng tỏ protein không phải là vật chất di truyền.

Câu 9: Vì sao virus chỉ xâm nhập vào tế bào của vật chủ nhất định.

Trả lời:

Bởi vì gai glycoprotein hoặc protein bề mặt virus phải đặc hiệu với thụ thể của tế bào chủ thì virus mới có thể bám vào được.

Câu 10: Người bệnh cần lưu ý những điều gì khi sử dụng insulin để điều trị bệnh tiểu đường?

Trả lời:

Lưu ý:

- Tiêm insulin ngay trước bữa ăn.  - Tiêm insulin ngay trước bữa ăn.

- Nên tiêm insulin theo đường tĩnh mạch  - Nên tiêm insulin theo đường tĩnh mạch

- Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều insulin, không nên lắc mạnh  - Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều insulin, không nên lắc mạnh

- Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. - Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Câu 11: Làm thế nào để phòng tránh bệnh do virus gây ra ở động vật?

Trả lời:

- Cần tìm hiểu các triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lý. - Cần tìm hiểu các triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lý.

- Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm. - Cách li cá thể nhiễm bệnh khỏi đàn gia súc, gia cầm.

- Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, không cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình. - Không sử dụng các động vật đã bị nhiễm virus, không cần chôn lấp động vật chết do virus đúng quy trình.

- Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lý ao, hồ trước khi nuôi thủy sản. - Vệ sinh chuồng, trại, ao nuôi sạch sẽ; xử lý ao, hồ trước khi nuôi thủy sản.

- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định. - Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi theo quy định.

- Chọn, tạo giống khỏe mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,... - Chọn, tạo giống khỏe mạnh để chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản,...

Câu 12: Điều gì khiến cho người không bao giờ bị mắc phải bệnh toi gà cũng như một số bệnh của chó cảnh.

Trả lời:

Muốn xâm nhập vào tế bào, virus phải gắn một cách đặc hiệu protein bề mặt của mình vào thụ thể bề mặt của tế bào. Các virus gây bệnh kể trên không tìm thấy thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào người nên không thể xâm nhập vào tế bào người để gây bệnh.

Câu 13: Virus có cấu trúc như thế nào và được phân loại ra sao?

Trả lời:

- Virus được cấu trúc bởi 2 thành phần cơ bản là: lõi nucleic acid và lớp vỏ capsid. - Virus được cấu trúc bởi 2 thành phần cơ bản là: lõi nucleic acid và lớp vỏ capsid.

+ Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép). + Lõi nucleic acid: DNA hoặc RNA (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép).

+ Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer. + Vỏ capsid được cấu tạo từ các đơn vị protein là capsomer.

+ Ngoài ra, đối với virus có lớp vỏ ngoài, còn có lớp vỏ ngoài cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein; trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein có tính kháng nguyên và giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện vật chủ để xâm nhập. + Ngoài ra, đối với virus có lớp vỏ ngoài, còn có lớp vỏ ngoài cấu tạo từ lớp kép phospholipid và protein; trên vỏ ngoài chứa các gai glycoprotein có tính kháng nguyên và giúp virus bám vào vật chủ, nhận diện vật chủ để xâm nhập.

- Phân loại:  - Phân loại:

STTTiêu chíPhân loại
1

Vật chất di truyền

2 loại: virus DNA và virus RNA
2Lớp vỏ2 loại: virus trần và virus có vỏ ngoài
3Sự sắp xếp của các capsomer3 loại: khối, xoắn, hỗn hợp
4Đối tượng vật chủ4 loại: thể thực khuẩn phage, virus kí sinh trên nấm, virus kí sinh trên thực vật, virus kí sinh trên động vật và người.

Câu 14: Các nhà khoa học đã sử dụng virus để tạo giống cây trồng như thế nào?

Trả lời:

Dùng virus làm vector chuyển gene giúp chuyển các gen kháng virus, kháng khuẩn, kháng sâu bệnh, chịu hạn,... vào cây trồng để tạo ra các giống cây trồng kháng bệnh.

Câu 15: Virus lây truyền theo phương thức truyền ngang như thế nào?

Trả lời:

- Đối với người và động vật:  - Đối với người và động vật:

+ Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác. + Virus lây lan qua đường hô hấp: các giọt tiết bắn ra khi ho, hắt hơi hoặc nói to từ cá thể nhiễm virus sang cá thể khác.

+ Virus lây lan qua đường tiêu hóa: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống. + Virus lây lan qua đường tiêu hóa: virus từ phân, nước tiểu, nhiễm vào thức ăn, nước uống.

+ Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục, qua đường máu, qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày. + Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dục, qua đường máu, qua bắt tay, dùng chung các đồ dùng hằng ngày.

- Đối với thực vật: Do có vách cellulose nên virus chỉ có thể lây qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động). - Đối với thực vật: Do có vách cellulose nên virus chỉ có thể lây qua vết thương (do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động).

Câu 16: Chu trình tiềm tan và sinh tan là gì?

Trả lời:

- Chu trình sinh tan: Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ, nhân lên tạo vô số virus mới và phá vỡ, làm tan tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc. - Chu trình sinh tan: Virus xâm nhập vào tế bào vật chủ, nhân lên tạo vô số virus mới và phá vỡ, làm tan tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.

- Chu trình tiềm tan: Ngược với chu trình sinh tan vốn làm chết tế bào vật chủ, chu trình tiềm tan cho phép hệ gene của virus có thể tái bản (cài xen vào hệ gene của tế bào vật chủ), chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ. - Chu trình tiềm tan: Ngược với chu trình sinh tan vốn làm chết tế bào vật chủ, chu trình tiềm tan cho phép hệ gene của virus có thể tái bản (cài xen vào hệ gene của tế bào vật chủ), chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ.

Câu 17: Ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm là tinh khiết hơn, chất lượng cao hơn và có cấu trúc giống hệt insulin tự nhiên của người, do vậy ít tạo kháng thể và thời gian tác dụng ngắn hơn.

Câu 18: Vì sao virus có nhiều biến thể?

Trả lời:

Nguyên nhân virus có nhiều biến thể vì:

- Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai, quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng. - Virus nói chung và đặc biệt những virus có hệ gene là RNA thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai, quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng.

- Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau. - Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.

Câu 19: Phân biệt virus và vi khuẩn.

Trả lời:

Đặc điểmVi khuẩnVirus
Cấu trúcĐơn bàoKhông có tế bào, cấu trúc đơn giản
Kích thướcKhoảng 1000 nanometKích thước bằng 1/100 đến 1/10 vi khuẩn
Phương thức sinh sảnSinh sản vô tính, nhân đôi DNAXâm nhập vào tế bào chủ, tạo ra bản sao DNA/RNA của virus
Sự sốngChưa xác định

Câu 20: Nêu khái niệm chế phẩm sinh học. Trình bày vai trò của việc ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học.

Trả lời:

- Chế phẩm sinh học là các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học. - Chế phẩm sinh học là các sản phẩm được tạo ra bằng con đường sinh học.

- Vai trò của virus trong sản xuất chế phẩm sinh học: Nhờ ứng dụng virus, con người có thể tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn, giúp giảm giá thành sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của con người. - Vai trò của virus trong sản xuất chế phẩm sinh học: Nhờ ứng dụng virus, con người có thể tạo ra một lượng lớn chế phẩm trong thời gian ngắn, giúp giảm giá thành sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu của con người.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay