Bài tập file word sinh học 10 chân trời Ôn tập chương 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày cơ sở khoa học và quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus.

Trả lời: 

- Cơ sở khoa học: Một số loại virus khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu bệnh cho sâu hại cây trồng. - Cơ sở khoa học: Một số loại virus khả năng xâm nhập và gây bệnh cho sâu bệnh cho sâu hại cây trồng.

- Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus: - Quá trình sản xuất thuốc trừ sâu từ virus:

+ Nhiễm virus vào sâu hại: Nuôi sâu trong các buồng nuôi và thức ăn nhân tạo, khi sâu ở độ tuổi từ 3 - 4, tiến hành nhiễm virus vào cơ thể sâu. + Nhiễm virus vào sâu hại: Nuôi sâu trong các buồng nuôi và thức ăn nhân tạo, khi sâu ở độ tuổi từ 3 - 4, tiến hành nhiễm virus vào cơ thể sâu.

+ Tạo thuốc trừ sâu virus: Khi sâu chết, nghiền nát sâu, thêm nước, lọc, ly tâm, thêm phụ gia, kiểm tra hoạt tính, thêm chất bảo quản, đóng chai + Tạo thuốc trừ sâu virus: Khi sâu chết, nghiền nát sâu, thêm nước, lọc, ly tâm, thêm phụ gia, kiểm tra hoạt tính, thêm chất bảo quản, đóng chai

Câu 2: Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo phương thức nào?

Trả lời: 

Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức: truyền ngang và truyền dọc.

Câu 3: Trình bày đặc điểm và diễn biến quá trình nhân lên trong tế bào vật chủ của virus.

Trả lời: 

- Đặc điểm sự nhân lên của virus trong tế bào chủ: - Đặc điểm sự nhân lên của virus trong tế bào chủ:

+ Chỉ được thực hiện bên trong tế bào vật chủ: Virus sử dụng hệ gene và các enzyme của chúng cùng với các nguyên liệu lấy từ tế bào chủ để tổng hợp vật chất di truyền và lớp vỏ, sau đó ráp lại thành virus mới. + Chỉ được thực hiện bên trong tế bào vật chủ: Virus sử dụng hệ gene và các enzyme của chúng cùng với các nguyên liệu lấy từ tế bào chủ để tổng hợp vật chất di truyền và lớp vỏ, sau đó ráp lại thành virus mới.

+ Diễn ra nhanh, từ một virus ban đầu nhân lên và tạo ra vô số virus mới. + Diễn ra nhanh, từ một virus ban đầu nhân lên và tạo ra vô số virus mới.

- Quá trình nhân lên gồm 5 giai đoạn: - Quá trình nhân lên gồm 5 giai đoạn:

1. Hấp phụ: Do va chạm ngẫu nhiên, phân tử bề mặt của virus gắn đặc hiệu vào thụ thể bề mặt của tế bào vật chủ theo nguyên tắc “chìa và khoá ".

2. Xâm nhập: Virus tìm mọi cách để đưa vật chất di truyền vào bên trong tế bào vật chủ. Tuỳ vào mỗi loại virus mà có cách xâm nhập khác nhau.

3. Tổng hợp: Khi hệ gene đã vào bên trong tế bào vật chủ, chúng lập tức ức chế các quá trình tổng hợp của tế bào và kích hoạt bộ máy của tế bào theo hướng tổng hợp các thành phần của virus.

4. Lắp ráp: Các capsomer tạo thành vỏ capsid rỗng và gắn hệ gene vào một cách ngẫu nhiên.

5. Phóng thích: Sau khi được tạo thành, các virus con (thế hệ con) sẽ thoát ra ngoài để tiếp tục lây nhiễm vào tế bào khác. Tuỳ vào từng loại virus mà có các phương thức phóng thích khác nhau.

Câu 4: Virus thực vật xâm nhập vào cây như thế nào ? Có giống như sự xâm nhập của phage và virus động vật không?

Trả lời: 

Virus thực vật tự nó không xâm nhập được vào tế bào, vì tế bào có thành dày cấu tạo từ xenlulozzo. Virus chỉ xâm nhập được vào tế bào nhờ côn trùng, nhờ các vết xây xước do dụng cụ, nhờ giun (tuyết trùng) hoặc nhờ nấm. Khi ở trong tế bào, chúng nhân lên rồi truyền sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật để lan ra khắp cây. Virus thực vật lan truyền nhờ côn trùng và nhờ gió. Cách xâm nhập này khác với cách của phage hay virus động vật.

Câu 5: Trình bày cơ sở khoa học của việc ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học.

Trả lời: 

Cơ sở khoa học của việc ứng dụng virus trong sản xuất chế phẩm sinh học: Một số virus kí sinh ở vi khuẩn (phage), chứa các đoạn gene không thật sự quan trọng, nếu cắt bỏ và thay bởi một đoạn gene hác thì quá trình nhân lên của chúng không bị ảnh hưởng.

Câu 6: Các biến thể virus là gì?

Trả lời: 

Biến thể của virus là những thể mới của virus do sự thay đổi hệ gene của chúng qua đột biến.

Câu 7: Chu trình sinh tan và chu trình tiềm tan có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời: 

Mối quan hệ của chu trình tan và tiềm tan: Lõi nucleic acid có thể nhân lên tạo vô số virus mới và làm tan tế bào hoặc hệ gene của virus có thể cài xen vào hệ gene của tế bào chủ, nhân lên và tạo ra quần thể tiền virus. Các tiền virus sau đó có thể chuyển sang chu trình tan nhưng virus ở chu trình sinh tan sẽ không đi vào chu trình tiềm tan được.

Câu 8: Tại sao trong các vụ dịch virus. Ví dụ,, H5N1, lở mồm long móng…, người ta phải giết hết cả đàn gia súc và gia cầm trong vùng dịch.

Trả lời: 

Virus là kí sinh nội bào bắt buộc. Chúng không thể tồn tại nếu không có vật chủ. Do vậy phải tiêu diệt hết vật chủ trong phạm vi vùng dịch.

 Câu 9: Interferon chống lại virus như thế nào?

Trả lời: 

- Interferon tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau: Ức chế sự gắn virus vào receptor ở bề mặt tế bào, ngăn chặn sự thoát vỏ bọc của virus, ức chế sự tổng hợp mARN, sự mã hóa các protein virus. - Interferon tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau: Ức chế sự gắn virus vào receptor ở bề mặt tế bào, ngăn chặn sự thoát vỏ bọc của virus, ức chế sự tổng hợp mARN, sự mã hóa các protein virus.

- Đối với nhiều virus, ức chế sự tổng hợp protein virus. - Đối với nhiều virus, ức chế sự tổng hợp protein virus.

- Interferon được sản sinh ra ngay sau khi tế bào bị nhiễm virus, nó chỉ bảo vệ các tế bào bên cạnh và không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ. - Interferon được sản sinh ra ngay sau khi tế bào bị nhiễm virus, nó chỉ bảo vệ các tế bào bên cạnh và không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ.

Câu 10: Virus có nhiều biến thể gây ra hậu quả gì?

Trả lời: 

Hậu quả: Sự thay đổi bộ gene của virus dẫn đến những sai khác về lớp vỏ, thay đổi khả năng xâm nhập, lây truyền và làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không nhận ra được virus, giảm hiệu quả của vaccine.

Câu 11: Phân biệt quá trình hấp phụ, xâm nhập vào tế bào vật chủ của phage, virus trần, virus có vỏ ngoài.

Trả lời: 

- Quá trình hấp phụ: Bề mặt tiếp xúc  - Quá trình hấp phụ: Bề mặt tiếp xúc 

+ Phage: đầu mút của các sợi lông đuôi + Phage: đầu mút của các sợi lông đuôi

+ Virus có vỏ ngoài: gai glycoprotein nhô ra + Virus có vỏ ngoài: gai glycoprotein nhô ra

+ Virus trần: Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện + Virus trần: Phân tử protein nhô ra ở đỉnh khối đa diện

- Quá trình xâm nhập: - Quá trình xâm nhập:

+ Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào nên trong tế bào để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài + Phage: Sợi lông đuôi tiết ra enzyme lysozyme làm tan thành tế bào vật chủ, bao đuôi co lại đẩy DNA vào nên trong tế bào để lại vỏ capsid rỗng ở ngoài

+ Virus có vỏ ngoài: xâm nhập nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài + Virus có vỏ ngoài: xâm nhập nhờ vào sự dung hợp màng sinh chất với vỏ ngoài

+ Virus trần: xâm nhập nhờ cơ thế thực bào, sau đó enzyme lysozyme của tế bào vật chủ phân hủy lớp vỏ capsid và giải phóng hệ gene tế bào chất. + Virus trần: xâm nhập nhờ cơ thế thực bào, sau đó enzyme lysozyme của tế bào vật chủ phân hủy lớp vỏ capsid và giải phóng hệ gene tế bào chất.

Câu 12: Hãy nêu một vài tính chất cơ bản để phân biệt vi khuẩn với virus.

Trả lời: 

- Vi khuẩn là cơ thể sống, có cấu tạo tế bào. Virus chưa phải là cơ thể sống và chưa có cấu tạo tế bào. - Vi khuẩn là cơ thể sống, có cấu tạo tế bào. Virus chưa phải là cơ thể sống và chưa có cấu tạo tế bào.

- Genom virus là một loại nucleic acid DNA hoặc RNA. Virus chỉ chứa một loại nucleic acid là genom. Genom của vi khuẩn bao giờ cũng là DNA xoắn kép. Vi khuẩn chứa cả DNA và RNA. - Genom virus là một loại nucleic acid DNA hoặc RNA. Virus chỉ chứa một loại nucleic acid là genom. Genom của vi khuẩn bao giờ cũng là DNA xoắn kép. Vi khuẩn chứa cả DNA và RNA.

- Vi khuẩn có đầy đủ điều kiện để tiến hành trao đổi chất và sinh sản, còn virus thì không, nên nó là kí sinh nội bào bắt buộc. - Vi khuẩn có đầy đủ điều kiện để tiến hành trao đổi chất và sinh sản, còn virus thì không, nên nó là kí sinh nội bào bắt buộc.

- Vi khuẩn mẫn cảm với thuốc kháng sinh, còn virus thì không. - Vi khuẩn mẫn cảm với thuốc kháng sinh, còn virus thì không.

Câu 13: Nêu một số thành tựu ứng dụng của virus trong y học.

Trả lời: 

- Sử dụng virus làm vector để sản xuất hormone insulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu, giúp điều trị bệnh tiểu đường. - Sử dụng virus làm vector để sản xuất hormone insulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu, giúp điều trị bệnh tiểu đường.

- Sử dụng virus làm vector để sản xuất interferon để chống virus, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. - Sử dụng virus làm vector để sản xuất interferon để chống virus, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

- Sử dụng virus để sản xuất vaccine để phòng tránh các bệnh do virus gây ra, nhờ vậy mà con người có thể tránh được các đại dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch. - Sử dụng virus để sản xuất vaccine để phòng tránh các bệnh do virus gây ra, nhờ vậy mà con người có thể tránh được các đại dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Câu 14: Virus cúm lây truyền qua con đường nào?

Trả lời: 

Virus cúm thường phát tán từ người này sang người khác thông qua các giọt dịch khi hắt hơi, dịch tiết, qua tiếp xúc với các bề mặt có dịch tiết chứa virus.

Câu 15: Vì sao virus rất đa dạng và phong phú về chủng loại ?

Trả lời: 

Virus thường có tần số và tốc độ đột biến rất cao bởi vì enzyme polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai. Bên cạnh đó, các biến chủng cũng được tạo ra do cơ chế tái tổ hợp virus từ nhiều nguồn khác nhau.

Câu 16: Nêu một số thành tựu ứng dụng virus và cơ sở khoa học của các thành tựu đó.

Trả lời: 

- Chế tạo vaccine: Một trong số cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh, sau đó, tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo kháng thể chống lại virus khi bị chúng tấn công. - Chế tạo vaccine: Một trong số cách tạo ra vaccine là biến đổi chủng virus gây bệnh, sau đó, tiêm vào người hoặc vật nuôi để tạo kháng thể chống lại virus khi bị chúng tấn công.

- Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus: Nhiều loại virus tấn công và gây chết các loài côn trùng gây hại thực vật. Do đó, người ta cho nhiễm virus vào các loại côn trùng này và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại một số loài thực vật. - Sản xuất thuốc trừ sâu từ virus: Nhiều loại virus tấn công và gây chết các loài côn trùng gây hại thực vật. Do đó, người ta cho nhiễm virus vào các loại côn trùng này và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại một số loài thực vật.

- Sử dụng virus làm vector trong công nghệ di truyền: Virus có khả năng tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ nên một số virus được sử dụng làm vector để truyền gene từ loài này sang loài khác. - Sử dụng virus làm vector trong công nghệ di truyền: Virus có khả năng tích hợp hệ gene của chúng vào hệ gene của tế bào chủ nên một số virus được sử dụng làm vector để truyền gene từ loài này sang loài khác.

Câu 17: Bệnh ở thực vật do virus gây ra lây truyền qua con đường nào?

Trả lời: 

Virus lây bệnh ở các loài thực vật được truyền theo hai cách truyền theo hàng ngang và theo hàng dọc:

- Truyền bệnh theo hàng ngang: Là sự lây nhiễm từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào. Virus truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương (do côn trùng chích hoặc do tổn thương trong quá trình chăm sóc cây), sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất. - Truyền bệnh theo hàng ngang: Là sự lây nhiễm từ cây này sang cây khác. Do tế bào thực vật có thành tế bào nên virus không thể xâm nhập vào trong tế bào qua con đường thực bào hoặc dung hợp màng tế bào. Virus truyền từ cây này sang cây khác khi thành tế bào thực vật bị tổn thương (do côn trùng chích hoặc do tổn thương trong quá trình chăm sóc cây), sau đó virus được nhân lên và lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất.

- Truyền bệnh theo hàng dọc: Là virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính. - Truyền bệnh theo hàng dọc: Là virus được di truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.

Câu 18: Vì sao kháng sinh không thể tiêu diệt virus?

Trả lời: 

Không giống như vi khuẩn tấn công các tế bào của cơ thể từ bên ngoài, virus thực sự di chuyển vào bên trong tế bào, sống vào tạo ra các bản sao của chính chúng trong đó. Virus không thể tự sinh sản, mà chúng tự gắn thành phần di truyền của mình vào các tế bào khỏe mạnh của vật chủ và lập trình lại các tế bào đó để tạo ra những virus mới → thuốc kháng sinh không tiêu diệt được virus.

Câu 19: Làm thế nào để phòng tránh bệnh do virus gây ra ở người?

Trả lời: 

- Một số biện pháp chung: chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ,... - Một số biện pháp chung: chăm sóc sức khỏe bản thân, tăng cường sức đề kháng, kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở sạch sẽ,...

- Ngoài ra, tùy vào cơ chế biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau: - Ngoài ra, tùy vào cơ chế biểu hiện bệnh, cơ chế lây truyền của mỗi loại virus để có cách phòng chống khác nhau:

+ Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ; Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác; Thực hiện khai báo y tế theo quy định;… + Đối với virus lây truyền qua đường hô hấp: Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, nơi tập trung đông người,...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; Giữ vệ sinh nhà cửa và các vật dụng sạch sẽ; Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác; Thực hiện khai báo y tế theo quy định;…

+ Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát, đũa, li uống nước,… với người khác;… + Đối với virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Thực hiện ăn uống hợp vệ sinh; Không dùng chung bát, đũa, li uống nước,… với người khác;…

+ Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; Tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; Khử trùng các đồ dùng hằng ngày;… + Đối với virus lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp qua đường tình dục, máu, dùng chung các đồ vật hằng ngày: Sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; Tiệt trùng các dụng cụ y tế, không dùng chung bơm, kim tiêm; Tránh tiếp xúc với các động vật truyền bệnh; Khử trùng các đồ dùng hằng ngày;…

+ Đối với các virus lây truyền theo con đường từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai; Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;… + Đối với các virus lây truyền theo con đường từ mẹ sang con: Tiêm vaccine đầy đủ trước khi mang thai; Nếu mẹ bị nhiễm virus thì cần chữa khỏi trước khi sinh con;…

Câu 20: Làm thế nào để phòng tránh bệnh do virus gây ra ở thực vật?

Trả lời: 

- Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lý. - Cần tìm hiểu triệu chứng gây bệnh và cơ chế lây truyền trên cây trồng của từng loại virus để kịp thời phát hiện và xử lý.

- Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể. - Loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh khỏi quần thể.

- Phòng tránh, xử lý côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây. - Phòng tránh, xử lý côn trùng gây hại, hạn chế các vết cắn của côn trùng lên cây.

- Xử lý đồng ruộng trước khi gieo trồng. - Xử lý đồng ruộng trước khi gieo trồng.

- Chọn, tạo giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng. - Chọn, tạo giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay