Bài tập file word Sinh học 6 chân trời Bài 29: Thực vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Thực vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 CTST.

CHỦ ĐỀ 8 - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 29 - THỰC VẬT

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Thực vật được chia thành các nhóm khác nhau dựa trên đặc điểm nào?

Trả lời:

Thực vật được phân chia thành nhiều nhóm dựa trên các đặc điểm: có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn, có hạt hoặc không có hạt, có hoa hoặc không có hoa.

Câu 2: Rêu có đặc điểm gì?

Trả lời:

Rêu là nhóm thực vật bậc thấp, thường mọc thành từng thảm, cây chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn. Rêu sống ở những nơi ẩm ướt (chân tường, trên thân cây to); đại diện: cây rêu tường.

Câu 3: Dương xỉ có đặc điểm gì?

Trả lời:

Dương xỉ là nhóm thực vật có tổ chức cơ thể gồm rễ, thân, lá (lá khi còn non thường cuộn lại ở đầu), có hệ mạch dẫn với chức năng vận chuyển các chất trong cây, sinh sản bằng bào tử. Dương xỉ rất đa dạng, thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng; đại diện: cây dương xỉ.

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm của thực vật hạt trần.

Trả lời:

Hạt trần là nhóm thực vật bậc cao, sống trên cạn, cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn trong thân, hạt nằm lộ trên noãn (gọi là Hạt trần), chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón (nón thông).

 

Câu 5: Trình bày đặc điểm của thực vật hạt kín.

Trả lời:

Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá nhất về sinh sản, các cơ quan rễ, thân, lá biến đổi đa dạng, thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện, cơ quan sinh sản là hoa, hạt được bảo vệ trong quả, môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn).

Câu 6: Nêu vai trò của thực vật.

Trả lời:

  • Trong tự nhiên, thực vật là thức ăn của nhiều loài sinh vật khác. Thực vật cung cấp nơi ở, nơi sinh sản cho nhiều loài sinh vật,... Thực vật góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí, điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất.
  • Thực vật có vai trò quan trọng trong thực tiễn như cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, làm cảnh, ...

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: So sánh điểm giống và khác nhau giữa rêu và dương xỉ.

Trả lời:

  • Giống nhau:
  • Thân và lá thật.
  • Lá có chất diệp lục.
  • Thực hiện các quá trình: quang hợp, hô hấp, hút nước...
  • Sinh sản bằng bào tử.
  • Cơ quan sinh sản túi bào tử.
  • Khác nhau:

 

Rêu

Dương xỉ

Rễ

Rễ giả

Rễ thật

Thân

Thân ngắn, không phân nhánh

Thân hình trụ

Lá nhẹ, mỏng

Lá non đầu cuộn tròn, lá già có cuống dài

Mạch dẫn

Không có

Vị trí cơ quan sinh sản

Ngọn cây

Mặt dưới lá già

Câu 2: So sánh điểm giống và khác nhau giữa thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.

Trả lời:

Đặc điểm

Thực vật hạt trần

Thực vật hạt kín

Cơ quan sinh dưỡng

Rễ

Rễ thật

Rễ thật

Thân 

Thân có hệ mạch dẫn

Thân có hệ mạch dẫn

Chủ yếu lá lá kim

Hình dạng lá đa dạng

Cơ quan sinh sản

Nón

Có nón 

Không có nón

Hoa 

Không có hoa

Có hoa

Quả 

Không có quả

Có quả

Hạt

Hạt trần

Hạt kín

Câu 3: Lấy ví dụ về thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Thực vật hạt trần: cây thông
  • Thực vật hạt kín: cây táo, cây đậu xanh, cây cà chua, cây đào.

Câu 4: Trong các loài thực vật sau, đâu là thực vật không có mạch; đâu là thực vật có mạch, không có hạt; đâu là thực vật hạt trần; đâu là thực vật hạt kín?

  1. Hoàng đàn 2. Xương rồng 3. Rau bợ   
  2. Rêu 5. Quyết           6. Vạn tuế
  3. Dương xỉ 8. Rêu tường 9. Kim giao
  4. Bao báp 11. Nong tằm 12. Bèo tấm

Trả lời:

  • Thực vật không có mạch: 4, 5, 8
  • Thực vật có mạch, không có hạt: 3, 7
  • Thực vật hạt trần: 1, 6, 9
  • Thực vật hạt kín: 2, 10, 11, 12

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Kể tên một vài loài thực vật gây hại cho con người, chúng gây hại như thế nào?

Trả lời:

  • Cây cô ca có chứa chất cocaine, là chất kích thích hệ thần kinh trung ương mạnh, sử dụng liên tục cocaine có thể sẽ gây nên tình trạng nghiện.
  • Cây trúc đào: Nhựa cây trúc đào chứa chất glucoside, khi chất này vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng như nôn dữ dội, người mệt lả, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, có thể truy tim, tụt huyết áp, hôn mê, rối loạn nhịp tim.

Câu 2: Than đá được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Những loài dương xỉ cổ đại có thân gỗ cao lớn, sống cách đây khoảng gần 300 triệu năm, làm thành những khu rừng rộng lớn trên Trái Đất. Khi các cây trong rừng dương xỉ cổ đại chết đi sẽ tích tụ một lượng lớn chất carbon trong đất. Qua quá trình lịch sử lâu dài của Trái Đất, carbon tích tụ trong đất sẽ biến đổi thành than đá mà ngày nay chúng ta vẫn dùng.

Câu 3: Thực vật nào ảnh hưởng lớn đến duy trì đa dạng sinh học toàn cầu?

Trả lời:

  • Một trong những loài thực vật được biết đến với vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu là "kelp" (tảo bẹ). Tảo bẹ được coi là một loài thực vật quan trọng trong hệ sinh thái biển, đặc biệt là trong các kelp forest (rừng tảo bẹ). Chúng là một loài "keystone species" (loài chủ chốt) trong môi trường sống của chúng.
  • Tảo bẹ là một loại rong biển mọc ở các khu rừng dưới nước được gọi là rừng tảo bẹ. Những khu rừng này được tìm thấy ở các vùng ôn đới và địa cực trên khắp thế giới. Sinh vật này là một phần quan trọng của hệ sinh thái đại dương, cung cấp thức ăn và nơi trú ẩn các sinh vật biển, giúp loại bỏ carbon dioxide khỏi khí quyển.
  • Rừng tảo bẹ là một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất và ít được biết đến nhất. Chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của các đại dương và Trái Đất. Chúng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài sinh vật biển và hỗ trợ chuỗi thức ăn cả trên cạn và dưới nước.

Câu 4: Sự đa dạng thực vật dược ứng dụng trong y học và ngành công nghiệp như thế nào?

Trả lời:

  • Y học: Các loại thực vật được sử dụng làm nguồn dược liệu để sản xuất các loại thuốc. Các thành phần hoá học tự nhiên từ thực vật, như alkaloid, flavonoid, và terpenoid, thường được sử dụng để tạo ra các loại thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, nhiều loài thực vật cũng được sử dụng để nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị bệnh tật.
  • Công nghiệp: Sự đa dạng thực vật cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, bao gồm nguyên liệu sản xuất thức ăn, dược phẩm, mỹ phẩm, và vật liệu xây dựng. Ngoài ra, một số loại thực vật cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.
  • Sinh học và công nghệ sinh học: Sự đa dạng thực vật cung cấp nguồn nguyên liệu quan trọng cho nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học, bao gồm việc nghiên cứu gen, tạo ra các loại thực phẩm biến đổi gen, và sản xuất nhiên liệu sinh học.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Kể tên một số loài thực vật được dùng làm thuốc ở Việt Nam. Chúng có công dụng gì?

Trả lời:

  • Cây cỏ ngươi còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo,... có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm. Rễ của cây cỏ ngươi có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp.
  • Cây khổ sâm: có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng, thường để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng...
  • Cây tầm gửi cây dâu hay còn gọi là tang ký sinh, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa, chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp.
  • Cây cỏ tranh có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam... Hoa cỏ tranh có tác dụng cầm máu.

Câu 2: Trình bày thực trạng rừng nước ta.

Trả lời:

  • Rừng cung cấp cho không khí từ 16 – 30 tấn oxygen/1 ha rừng/năm. Ở Việt Nam, thực trạng chặt phá rừng là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ trong hơn 5 năm từ 2012 – 2017, diện tích rừng tự nhiên bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật chiếm 11%.
  • Theo Quyết định số 1423/QĐ-BNN-TCLN, hiện trạng rừng Việt Nam tính đến ngày 31/12/2019, diện tích đất có rừng là 14.609.220 ha, trong đó có 10.292.434 ha rừng tự nhiên và 4.316.786 ha rừng trồng. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.864.223 ha, tỉ lệ che phủ đạt 41,89%.

Câu 3: Trình bày sự tương tác giữa các loại thực vật để duy trì sự đa dạng sinh học?

Trả lời:

  • Cạnh tranh và hỗ trợ: Các loài thực vật có thể cạnh tranh với nhau để tìm kiếm nguồn tài nguyên như ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm, các loài thực vật cũng có thể tạo ra các mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc chia sẻ tài nguyên và tương tác sinh học.
  • Tương tác sinh học: Các loài thực vật có thể tương tác với nhau thông qua quá trình thụ phấn, tạo ra sự kết hợp gen đa dạng và mạnh mẽ. Từ đó có thể tạo ra các loài mới với các đặc điểm sinh học mới và tăng đa dạng sinh học.
  • Phát triển hệ sinh thái: Các loài thực vật có thể cùng nhau tạo ra một môi trường sống phong phú và ổn định cho các loài động vật khác, từ đó duy trì sự đa dạng sinh học ở cấp độ quần thể và hệ sinh thái.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay