Bài tập file word Sinh học 6 chân trời Ôn tập chủ đề 6

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 6 Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 CTST.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG

(20 CÂU)

Câu 1: Nêu các đặc điểm về hình dạng và kích thước của tế bào.

Trả lời:

-  - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, hình trụ, hình thoi, hình đa giác,...

-  - Đa số các tế bào có kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, một số tế bào đủ lớn để quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường

Câu 2: Lấy ví dụ về vật sống cấu tạo từ các tế bào tử?

Trả lời:

Ví dụ: Cây bạch đằng.

Câu 3: Tế bào là gì?

Trả lời:

-  - Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào.

-  - Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.

Câu 4: Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật.

Trả lời:

Vì mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản.

Câu 5: Đặc điểm của tế bào nhân thực.

Trả lời:

Có màng nhân bao bọc vật chất di chuyển.

Câu 6: Kể tên một số tế bào quan sát được bằng kính hiển vi và tế bào quan sát được bằng mắt thường.

Trả lời:

-  - Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào khí khổng, tế bào hồng cầu,...

-  - Tế bào quan sát được bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch, tế bào tép chanh tế bào da, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào gân,...

Câu 7: Vì sao các loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?

Trả lời:

Mỗi loại tế bào đảm nhiệm những chức năng khác nhau vì thế mà chúng có cấu tạo, hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của tế bào.

Câu 8: Từ các kích thước của tế bào, xác định dụng cụ quan sát phù hợp.

Trả lời:

-  - Từ 0,1 nm đến 100 mM: sử dụng kính hiển vi điện tử.

-  - Từ 100 nm đến 1 cm: sử dụng kính hiển vi quang học.

-  - Từ 100 mM đến 1 km: quan sát bằng mắt thường.

Câu 9: Quan sát cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.

a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.

b) Xác định tên của tế bào A và B.

c) Lập bảng chỉ ra ba điểm khác nhau giữa hai tế bào.

Trả lời:

a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của hai tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần.

b) Xác định tên của tế bào A và B.

c)

Đặc điểmTế bào ATế bào B
Thành tế bàoKhông có
Không bàoKhông có
Lục lạpKhông có

 

Câu 10: Trong các vật sau, vật nào được cấu tạo từ tế bào?

1. Hoa cẩm tú cầu                                           2. Ngôi nhà

3. Xe ô tô                                                        4. Cây thông

5. Hoa lan                                                       6. Bánh gato

Trả lời:

Vật được cấu tạo từ tế bào: 1, 4, 5.

Câu 11: Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng ra sao đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan?

Trả lời:

Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan bằng cách ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, tương tác với môi trường xung quanh, và khả năng thực hiện các chức năng cần thiết.

Câu 12: Nhờ vào đặc điểm bên ngoài nào để phân biệt các loại tế bào?

Trả lời:

Có thể phân biệt các loại tế bào nhờ hình dạng và kích thước.

Câu 13: Phân tích kích thước và hình dạng tế bào được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư?

Trả lời:

Phân tích kích thước và hình dạng tế bào trong nghiên cứu về ung thư có thể giúp xác định sự biến đổi tế bào ung thư so với tế bào bình thường. Nó có thể cung cấp thông tin về sự phân tách và di chuyển của tế bào ung thư, cũng như theo dõi sự phát triển và phản ứng của tế bào trước điều trị.

Câu 14: Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?

Trả lời:

-  - Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt.

-  - Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ.

Câu 15:  Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số  lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.

a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?

b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?

c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào mới. Tế bào đó đã trải qua mấy lần sinh sản?

d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.

Trả lời:

a) Sự lớn lên của tế bào là sự tăng lên về kích thước:

- Màng tế bào giãn ra - Màng tế bào giãn ra

- Chất tế bào nhiều thêm - Chất tế bào nhiều thêm

- Nhân tế bào lớn dần - Nhân tế bào lớn dần

b) Khi tế bào sinh sản, nhân tế bào sẽ bị biến đổi về số lượng.

c) Số tế bào tạo thành sau n lần sinh sản là 16

→ Số lần sinh sản của tế bào là: n =  = 4

d) Sơ đồ:

Tế bào  Tế bào trưởng thành  Tế bào mới

Câu 16: Việc đánh giá hình dạng và kích thước tế bào có thể hỗ trợ trong nghiên cứu về tác động của dược phẩm và hóa chất như thế nào?

Trả lời:

Đánh giá hình dạng và kích thước tế bào có thể được sử dụng để đo lường tác động của dược phẩm và hóa chất lên tế bào. Nó có thể giúp xác định tác động làm thay đổi kích thước tế bào, hình dạng và sự sống còn của chúng, cung cấp thông tin về độ toàn vẹn và tình trạng của tế bào sau khi tiếp xúc với các chất này.

Câu 17: Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp thì sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?

Trả lời:

Có ba tế bào con tham gia sinh sản và sinh sản ba lần liên tiếp:

→ Số tế bào được tạo thành là: 3 × 23= 24

Câu 18: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?

b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật?

c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?

Trả lời:

a) Cơ thể con người được cấu tạo từ các tế bào nhân thực.

b) Các nhà khoa học đã sử dụng kính hiển vi để quan sát các tế bào sinh vật.

c) Ba đặc điểm khái quát về tế bào là:

- Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống. - Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống.

- Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể. - Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể.

- Tế bào được hình thành từ các tế bào khác. - Tế bào được hình thành từ các tế bào khác.

Câu 19: Hãy nêu các hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Hình đĩa lõm (tế bào hồng cầu) - Hình đĩa lõm (tế bào hồng cầu)

- Hình sao (tế bào thần kinh) - Hình sao (tế bào thần kinh)

- Hình cầu (tế bào trứng) - Hình cầu (tế bào trứng)

Câu 20: Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào ở người.

a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần về kích thước.

b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó.

Trả lời:

a) Trình tự sắp xếp:

Tế bào hồng cầu → tế bào niêm mạc miệng → tế bào trứng → tế bào cơ

b) Tế bào hồng cầu: vận chuyển oxygen 

- Tế bào cơ: tạo sự co giãn trong vận động - Tế bào cơ: tạo sự co giãn trong vận động

- Tế bào trứng: tham gia và sinh sản - Tế bào trứng: tham gia và sinh sản

- Tế bào niêm mạc miệng: bảo vệ khoang miệng - Tế bào niêm mạc miệng: bảo vệ khoang miệng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay