Bài tập file word Sinh học 6 chân trời Bài 28: Nấm

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 28: Nấm. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 CTST.

CHỦ ĐỀ 8 - ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG

BÀI 28 - NẤM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nấm là gì?

Trả lời:

Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bảo cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.

Câu 2: Nấm thường sống ở đâu, nấm được chia thành mấy nhóm dựa vào tiêu chí nào?

Trả lời:

  • Nấm thường sống ở những nơi ẩm ướt như đất ẩm, rơm rạ, thức ăn, hoa quả,...
  • Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, nấm được chia thành hai nhóm: nấm đơn bào và nấm đa bào.
  • Dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản, nấm được chia thành hai nhóm là nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có cơ quan sinh sản là đảm bào tử, bào tử mọc trên đảm; đại diện: nấm rơm, nấm sò,... Nấm túi có cơ quan sinh sản là túi bào tử, bào tử nằm trong túi; đại diện: nấm men, nấm mốc, ...
  • Ngoài ra, dựa vào một số đặc điểm bên ngoài, người ta có thể phân biệt nấm ăn được và nấm độc.

Câu 3: Sự đa dạng của nấm được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

  • Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...
  • Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.

Câu 4: Nấm có vai trò và tác hại gì?

Trả lời:

  • Trong tự nhiên, nấm tham gia vào quá trình phân huỷ xác sinh vật, phân huỷ rác hữu cơ, làm sạch môi trường. Trong thực tiễn, nấm có nhiều giá trị sử dụng đối với con người như: làm thức ăn, làm thuốc, thực phẩm chức năng, dùng trong sản xuất bia rượu, làm men nở, chế biến thực phẩm.
  • Bên cạnh những lợi ích từ nấm, một số loài nấm gây bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng.

Câu 5: Nấm có thể lây qua con đường nào? Nêu biện pháp phòng chống.

Trả lời:

  • Một số con đường lây truyền bệnh do nấm: tiếp xúc với mầm bệnh, ô nhiễm môi trường, vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
  • Biện pháp phòng chống: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh; vệ sinh cá nhân thường xuyên, vệ sinh môi trường.

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Kể tên một số nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.

Trả lời:

  • Nấm tủi: nấm bụng đê, nấm cục,...
  • Nấm đảm: nấm hương, nấm rơm, nấm sò,...
  • Nấm tiếp hợp: các nấm mốc trên bánh mì, trên các loại hoa quả,...

Câu 2: Trong các bệnh ở người dưới đây, bệnh nào không phải do nấm gây ra?

  1. Cúm 2. Sốt phát ban 3. Hắc lào
  2. Đau họng 5. Nấm kẽ 6. Lang ben

Trả lời:

Các bệnh không phải do nấm gây ra: 1, 2, 4.

Câu 3: Nêu vai trò của nấm trong hệ sinh thái?

Trả lời:

Nấm có vai trò quan trọng trong sinh quyển, đóng kín chu trình chuyển hoá vật chất của tự nhiên. Trong tự nhiên, thực vật là những sinh vật tổng hợp chất hữu cơ, động vật ăn thực vật và chuyển hoá thành những dạng khác, nấm là những sinh vật phân huỷ những hợp chất đó. Nấm có hệ thống men phong phú, có khả năng phân hủy hầu hết các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên (trừ những hợp chất như PVC do con người tạo ra).

Câu 4: Trong điều kiện môi trường như thế nào thì nấm phát triển mạnh?

Trả lời:

  • Nhiệt độ: đa số nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, nhiệt độ tối ưu trong nuôi cấy nấm là 25 - 350C
  • Độ ẩm: Nấm phát triển mạnh khi điều kiện độ ẩm không khí cao, hầu hết các nấm sợi không phát triển khi độ ẩm không khí dưới 70%, ngược lại nấm phát triển mạnh khi độ ẩm không khí trên 70%.
  • pH: Nấm có thể phát triển trong dải pH rộng (1- 9) nhưng nấm ưa axit. Ở môi trường trung tính hoặc kiềm nhẹ vi khuẩn phát triển mạnh hơn nấm, ở pH axit nấm cạnh tranh có hiệu quả với vi khuẩn, ở pH 4 - 6 nấm có thể loại trừ hẳn vi khuẩn ra khỏi môi trường nuôi cấy.

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Người ta thường sử dụng loại nấm nào khi làm bánh mì? Giả thích.

Trả lời:

Khi làm bánh mì, người ta thường sử dụng nấm men. Vì trong quá trình lên men, nấm men sử dụng oxy phân tử trong khối bột để tạo ra sinh khối và tạo ra các bóng khí nhỏ chứa CO2. Khi nướng, các bóng khí đó nở ra làm bánh trở nên bông và xốp hơn.

Câu 2: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra và nêu biểu hiện.

Trả lời:

  • Bệnh nấm da tay. Biểu hiện: Xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy, ngứa, nhức, cảm giác nóng rát lòng bàn tay.
  • Bệnh nấm mốc cá. Biểu hiện: Trên da cá xuất hiện vùng trắng xám, sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông; cá bơi lội bất thường, da tróc vảy.
  • Bệnh viêm phổi do nấm. Biểu hiện: Sốt cao kéo dài, ho khan, đau ngực, khó chịu ở ngực.
  • Bệnh mốc xám ở dâu tây. Biểu hiện: Đầu tiên là những đốm nâu sáng xuất hiện, sau đó lan rộng cả quả, phủ một lớp mốc xám và làm cho quả bị khô; hoa và quả non có thể bị nhiễm bệnh.

Câu 3: Penicillin có tác dụng gì và thường được sử dụng trong những trường hợp nào?

Trả lời:

  • Tác dụng của penicillin là ngăn cản các vi khuẩn gây bệnh bằng cách làm suy yếu thành tế bào vi khuẩn, do không còn thành tế bào bảo vệ vững chắc, tế bào vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt và chết đi.
  • Penicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm:
  • Nhiễm trùng mũi, họng, xoang cấp tính.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do nhiễm phế cầu và liên cầu.
  • Viêm phổi thể nhẹ do Pneumococcu.
  • Nhiễm trùng miệng, nướu và phòng ngừa nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
  • Nhiễm trùng da do liên cầu nhóm A hoặc vi khuẩn tụ cầu vàng
  • Bệnh thấp khớp và sốt ban đỏ
  • Nhiễm vi khuẩn kỵ khí
  • Bệnh lyme
  • Phòng ngừa nhiễm trùng do liên cầu trong bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh giang mai, lậu, nhiễm trùng đường mật, tiết niệu hoặc các mô mềm do streptococci nhạy cảm.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Trình bày những điều em biết về các loại nấm độc ở Việt Nam.

Trả lời:

  • Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 100 loài nấm độc khác nhau có thể gây tổn thương nặng nề, thậm chí là tử vong cho con người. Độc tố nằm trong toàn bộ cây nấm. Độc tố có thể thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm.
  • Khuyến cáo: Chỉ sử dụng nấm khi biết chắc chắn nấm ăn được. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại, đặc biệt là những loài nấm có đầy đủ vòng cuống, bao gốc thường là nấm độc.
  • Một số loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam: Nấm độc tán xanh; nấm độc đỏ; nấm độc tán trắng hình nón; nấm phiến đốm bướm.

Câu 2: Em biết gì về nấm mốc?

Trả lời:

  • Nấm mốc phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 22 °C – 27°C. Nguồn bệnh do nấm mốc gây ra có tỉ lệ khá lớn. Bào tử nấm mốc phát tán trong không khí gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển làm hỏng thức ăn, hỏng các đồ dùng trong nhà và gây bệnh. Mặc dù vậy, nấm mốc lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thuốc kháng sinh penicillin.
  • Năm 1928, Alexander Fleming đã tình cờ phát hiện ra penicillin nhưng phải 10 năm sau thì penicillin mới được nhà hoá sinh người Anh gốc Đức Ernest Chain, nhà nghiên cứu bệnh học Úc Howard Florey và một số nhà khoa học khác nghiên cứu kĩ.

 

Câu 3: Tác dụng phụ của penicillin là gì?

Trả lời:

  • Phản ứng dị ứng: Bao gồm mày đay, phù mạch, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc, ban đỏ nhiễm độc, viêm da tróc vảy và sốc phản vệ
  • Rối loạn tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy (bao gồm cả bệnh nghiêm trọng viêm đại tràng giả mạc)
  • Bệnh gan
  • Phản ứng về máu (rất hiếm gặp): Thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu (tức là lượng huyết sắc tố , tiểu cầu và bạch cầu thấp)
  • Phản ứng thận (rất hiếm): Viêm thận kẽ
  • Độc tính thần kinh do điều trị liều rất cao (rất hiếm): Nhầm lẫn, co giật, co giật... (tăng nguy cơ ở những người bị suy thận).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay