Bài tập file word Sinh học 6 chân trời Ôn tập chủ đề 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (sinh học) chân trời. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 6 CTST.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu các cấp tổ chức của cơ thể đa bào.

Trả lời:

Các cấp tổ chức của cơ thể đa bào: tế bào→  mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể.

Câu 2: Lấy ví dụ về một số cơ quan trong cơ thể người và thực vật.

Trả lời:

- Một số cơ quan trong cơ thể người: tim, não, gan, thận,... - Một số cơ quan trong cơ thể người: tim, não, gan, thận,...

- Một số cơ quan trong cơ thể thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả - Một số cơ quan trong cơ thể thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả

Câu 3: Cho các ví dụ sau, sắp xếp chúng vào đúng cấp tổ chức của cơ thể đa bào:

1. Lông hút                       2. Lớp biểu bì lá cây                   3. Tế bào cơ              

4. Củ khoai tây                 5. Hệ tuần hoàn                          6. Miệng

7. Hồng cầu                      8. Rễ cây                                     9. Lá cây                   

10. Hệ tiêu hóa                 11. Tim                                      12. Mô phân sinh

Trả lời:

- Tế bào: 1, 3, 7,. - Tế bào: 1, 3, 7,.

- Mô: 2, 12. - Mô: 2, 12.

- Cơ quan: 4, 6, 8, 9, 11. - Cơ quan: 4, 6, 8, 9, 11.

- Hệ cơ quan: 5, 10. - Hệ cơ quan: 5, 10.

Câu 4: Nêu hai đặc điểm khi nói về cơ thể đa bào.

Trả lời:

- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào. - Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.

- Tế bào nhân thực. - Tế bào nhân thực.

Câu 5: Kể tên một số mô chính ở động vật và nêu chức năng của chúng.

Trả lời:

- Mô biểu bì: bảo vệ, hấp thụ, tiết - Mô biểu bì: bảo vệ, hấp thụ, tiết

- Mô liên kết: nâng đỡ, liên kết các cơ quan - Mô liên kết: nâng đỡ, liên kết các cơ quan

- Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn - Mô cơ gồm cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co dãn

- Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển hoạt động các cơ quan, trả lời các kích thích của môi trường. - Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển hoạt động các cơ quan, trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 6: Căn cứ vào cột chức năng, hãy điền tên các cơ quan vào cột tên cơ quan và tên các hệ cơ quan tương ứng vào cột hệ cơ quan trong bảng dưới đây:

Tên cơ quanHệ cơ quanChức năng
  Trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
  Tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể
  Bơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể
  Điều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động thống nhất
  Lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

Trả lời:

Tên cơ quanHệ cơ quanChức năng
Phổi Hệ thần kinhTrao đổi khí giữa cơ thể và môi trường
Dạ dày, ruột Hệ tuần hoànTiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể
TimHệ tiêu hóaBơm và vận chuyển máu đi khắp cơ thể
NãoHệ hô hấpĐiều khiển hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể hoạt động thống nhất
ThậnHệ bài tiếtLọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

 

Câu 7: Khi một cơ quan trong cơ thể gặp trục trặc thì cả cơ thể đều không khỏe. Giải thích.

Trả lời:

Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều có những chức năng riêng nhưng sự hoạt động của chúng đều có sự liên quan mật thiết với nhau để đảm bảo tính thống nhất trong cơ thể. Ví dụ, khi tập thể dục, hệ vận động (cơ và xương) hoạt động với cường độ mạnh kéo theo các hệ cơ quan, hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động để phối hợp: tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu hơn, mồ hôi tiết nhiều hơn,… Sự phối hợp của các cơ quan, hệ cơ quan được điều khiển bởi hệ thần kinh. Từ đó, nếu một cơ quan trong cơ thể bị tổn thương thì tất cả sự hoạt động của các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng dẫn tới cả cơ thể bị ảnh hưởng.

Câu 8: Cho hình ảnh cây lạc.

a) Kể tên các cơ quan của cây lạc.

b) Xác định hệ cơ quan của cây lạc.

c) Theo em, gọi củ lạc là đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời:

a) Các cơ quan của cây lạc bao gồm: 

(1) rễ        (2) thân       (3) lá           (4) hoa        (5) củ          (6) hạt.

b) Hệ cơ quan của cây lạc bao gồm:

- Hệ chồi (lá, thân, hóa) - Hệ chồi (lá, thân, hóa)

- Hệ rễ (rễ) - Hệ rễ (rễ)

c) Gọi củ lạc là chưa chính xác mà phải gọi là quả lạc vì thực chất củ lạc là do hoa phát triển thành nhưng vì nó nằm dưới mặt đất nên bị nhầm thành củ.

Câu 9: Tổ chức cơ thể đa bào là gì và có nguồn gốc như thế nào?

Trả lời:

- Tổ chức cơ thể đa bào là một cấu trúc tổ chức sinh học phổ biến trong các sinh vật đa bào, bao gồm động vật và thực vật. Đặc điểm chung của tổ chức cơ thể đa bào là sự tổ hợp của nhiều tế bào thành các cấu trúc và bộ phận chức năng khác nhau. - Tổ chức cơ thể đa bào là một cấu trúc tổ chức sinh học phổ biến trong các sinh vật đa bào, bao gồm động vật và thực vật. Đặc điểm chung của tổ chức cơ thể đa bào là sự tổ hợp của nhiều tế bào thành các cấu trúc và bộ phận chức năng khác nhau.

- Tổ chức cơ thể đa bào xuất hiện tại thời điểm các sinh vật đơn bào bắt đầu hình thành tổ chức đa bào. Khi các tế bào đơn bào liên kết lại với nhau và thực hiện chức năng khác nhau, hình thành các cấu trúc sinh học phức tạp hơn. - Tổ chức cơ thể đa bào xuất hiện tại thời điểm các sinh vật đơn bào bắt đầu hình thành tổ chức đa bào. Khi các tế bào đơn bào liên kết lại với nhau và thực hiện chức năng khác nhau, hình thành các cấu trúc sinh học phức tạp hơn.

- Từ tiến hóa hóa học và di truyền, sinh vật đơn bào sử dụng nguyên liệu tồn tại trong môi trường tự nhiên để tiến hóa thành các tế bào đa bào. Qua quá trình tiến hóa, các loài sinh vật đa bào đã phát triển các cấu trúc cơ thể đa dạng và phức tạp hơn, như các tổ chức mô, cơ quan và hệ thống cơ thể. - Từ tiến hóa hóa học và di truyền, sinh vật đơn bào sử dụng nguyên liệu tồn tại trong môi trường tự nhiên để tiến hóa thành các tế bào đa bào. Qua quá trình tiến hóa, các loài sinh vật đa bào đã phát triển các cấu trúc cơ thể đa dạng và phức tạp hơn, như các tổ chức mô, cơ quan và hệ thống cơ thể.

Câu 10: Hãy viết câu trả lời tương ứng với các yêu cầu sau:

a) Có ý kiến cho rằng: “Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào.” Theo em, ý kiến này đúng hay sai? Giải thích.

b) Em hãy tìm hiểu vệ hệ thống bài tiết trong cơ thể người và lấy ví dụ về tế bào, mô, các cơ quan tương ứng tạo nên hệ cơ quan này.

c) Hãy nêu đặc trưng cơ bản của một cơ thể sống.

Trả lời:

a) Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào là sai. 

- Bên cạnh các sinh vật có cấu tạo đa bào còn có các sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào như trùng roi, trùng giày,… - Bên cạnh các sinh vật có cấu tạo đa bào còn có các sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn bào như trùng roi, trùng giày,…

b) Ví dụ tế bào và mô cơ quan tương ứng tạo nên hệ bài tiết:

- Tế bào: Tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu,… - Tế bào: Tế bào biểu bì, tế bào cơ, tế bào máu,…

- Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết,… - Mô: mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết,…

- Cơ quan: thận, bàng quan, ống dẫn nước tiểu, ống đái,… - Cơ quan: thận, bàng quan, ống dẫn nước tiểu, ống đái,…

c) Các đặc trưng của một cơ thể sống là:

- Lấy các chất cần thiết. - Lấy các chất cần thiết.

- Lớn lên. - Lớn lên.

- Sinh sản. - Sinh sản.

- Vận động/cảm ứng. - Vận động/cảm ứng.

- Loại bỏ các chất thải. - Loại bỏ các chất thải.

Câu 11: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con côn trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không?

Trả lời:

Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng.

Câu 12: Hãy nêu các loại mô ở người và ở thực vật.

Trả lời:

- Mô ở người gồm có :  - Mô ở người gồm có :

+ Mô liên kết. + Mô liên kết.

+ Mô cơ. + Mô cơ.

+ Mô biểu bì ở da. + Mô biểu bì ở da.

- Mô ở thực vật gồm có:  - Mô ở thực vật gồm có:

+ Mô mạch gỗ. + Mô mạch gỗ.

+ Mô mạch rây. + Mô mạch rây.

+ Mô biểu bì. + Mô biểu bì.

Câu 13: Nếu bằng mắt thường em nhìn thấy một con côn trùng đi ngang qua trang vở của em. Sinh vật đó là cơ thể đơn bào hay cơ thể đa bào. Giải thích?

Trả lời:

Đó là sinh vật đa bào. Vì cơ thể con côn trùng đó được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau.

Câu 14: Dựa trên nguyên tắc phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đa bào, em hãy giải thích vì sao khi rễ cây bị tổn thương thì thân cây và lá cây cũng kém phát triển. Từ đó, em hãy đưa ra các biện pháp chăm sóc để cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Trả lời:

- Vì rễ cây hút nước và chất khoáng, chất dinh dưỡng cho cơ thể nên khi rễ cây bị tổn thương thì nước và các chất khoáng, chất dinh dưỡng được hút vào rất ít nên thân và lá cây kém phát triển. - Vì rễ cây hút nước và chất khoáng, chất dinh dưỡng cho cơ thể nên khi rễ cây bị tổn thương thì nước và các chất khoáng, chất dinh dưỡng được hút vào rất ít nên thân và lá cây kém phát triển.

- Ta thấy được khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Do đó cần bảo vệ mọi cơ quan quan trọng của cây để cây phát triển tốt và cho năng suất cao. - Ta thấy được khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Do đó cần bảo vệ mọi cơ quan quan trọng của cây để cây phát triển tốt và cho năng suất cao.

Câu 15: Để chuyển động được thì ô tô và xe máy phải lấy khí oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra khí CO2. Quá trình này giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vật, vậy ô tô và xe máy có phải cơ thể sống không? Giải thích.

Trả lời:

Ô tô và xe máy không phải là cơ thể sống. Hoạt động dùng oxygen để đốt cháy nhiên liệu và thải ra CO2 giống với quá trình trao đổi khí ở sinh vật nhưng ngoài hoạt động trên,ô tô và xe máy không thực hiện được các quá trình sống cơ bản của sinh vật như lớn lên, cảm ứng, sinh sản,...

Câu 16: Vì sao cơ thể đa bào có nhiều tế bào chuyên hóa về chức năng.

Trả lời:

Cơ thể đơn bào (ví dụ: trùng biến hình) có kích thước nhỏ, tỉ lệ diện tích và thể tích của cơ thể lớn (diện tích bề mặt của cơ thể tiếp xúc với môi trường lớn), cho phép các chất dinh dưỡng và chất thải dễ dàng đi qua màng của tế bào, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng. Cơ thể đa bào (ví dụ: con voi, con gà,...) thường có kích thước lớn, tỉ lệ diện tích và thể tích của cơ thể nhỏ nên sự vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất thải trực tiếp qua màng sinh chất không đủ cho các quá trình sống. Nhờ có các tế bào chuyên hóa đảm bảo cung cấp đủ các chất cho các quá trình sống của cơ thể đa bào.

Câu 17: Khi một cơ quan trong: Tập đoàn Vôn vốc gồm hàng nghìn tế bào trùng roi liên kết với nhau. Chúng cùng kiếm thức ăn, cùng di chuyển. Theo em, tập đoàn Vôn vốc có phải là cơ thể đa bào không? Tại sao?

Trả lời:

Chúng không phải cơ thể đa bào vì tập đoàn Vôn vốc thực chất là tập hợp nhiều cơ thể trùng roi, dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập.

Câu 18: Cơ thể đơn bào có nhược điểm và ưu điểm gì?

Trả lời:

- Ưu điểm: - Ưu điểm:

+ Cấu tạo đơn giản: chỉ bao gồm một tế bào duy nhất, tăng hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng cơ bản. + Cấu tạo đơn giản: chỉ bao gồm một tế bào duy nhất, tăng hiệu quả trong việc thực hiện các chức năng cơ bản.

+ Linh hoạt: khả năng thích ứng và phản ứng nhanh chóng đối với môi trường thay đổi. + Linh hoạt: khả năng thích ứng và phản ứng nhanh chóng đối với môi trường thay đổi.

- Nhược điểm: - Nhược điểm:

+ Hạn chế về kích thước: hạn chế trong việc thực hiện nhiều chức năng phức tạp và tương tác với môi trường bên ngoài + Hạn chế về kích thước: hạn chế trong việc thực hiện nhiều chức năng phức tạp và tương tác với môi trường bên ngoài

+ Cơ thể đơn bào thường phụ thuộc vào các hệ thống khác nhau như môi trường, tế bào lân cận hoặc tổ chức cấu trúc để duy trì sự tồn tại và chức năng. + Cơ thể đơn bào thường phụ thuộc vào các hệ thống khác nhau như môi trường, tế bào lân cận hoặc tổ chức cấu trúc để duy trì sự tồn tại và chức năng.

Câu 19: Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30 m. Bên cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (bằng khoảng 1/10000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước lớn đến như vậy?

Trả lời:

Có sự khác biệt về kích thước lớn là do sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể của từng loài sinh vật:

- Cá voi xanh là cơ thể đa bào (cơ được cấu tạo từ rất nhiều tế bào). Các tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể cá voi xanh. - Cá voi xanh là cơ thể đa bào (cơ được cấu tạo từ rất nhiều tế bào). Các tế bào phân hóa tạo thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể cá voi xanh.

- Vi khuẩn  - Vi khuẩn E.coli là cơ thể đơn bào (cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào). Tất cả hoạt động sống của vi khuẩn E.coli đều diễn ra trong một tế bào đó.

Câu 20: Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ?

Trả lời:

Nếu cây cà chua bị mất đi hệ rễ thì cây không thực hiện hấp thụ được nước và muối khoáng → Cây bị thiếu nước và muối khoáng → Các hoạt động sống của cây không được hoạt động bình thường → Cây sẽ héo dần và chết. Ngoài ra, khi hệ rễ của cây bị mất, cây cũng không thể bám chặt xuống đất → Cây không thể đứng vững trong không gian.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay