Bài tập file word Sinh học 8 kết nối Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Sinh học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 8: Sinh vật và môi trường (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 8 kết nối tri thức.

CHƯƠNG VIII. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -  PHẦN 3

Câu 1: Giới hạn sinh thái là gì?

Trả lời:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó, sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

 

Câu 2: Sinh vật có những loại môi trường sống chủ yếu nào?

Trả lời:

- Các môi trường sống chủ yếu là:

+ Môi trường trên cạn: mặt đất và khí quyển.

+ Môi trường nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.

+ Môi trường trong lòng đất: các lớp đất.

+ Môi trường sinh vật: cơ thể động vật, thực vật, con người,…

Câu 3: Tỉ lệ giới tính là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ giới tính.

Trả lời:

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính chố thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống.

 

Câu 4: Nêu nguyên nhân của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Trả lời:

Kiểu phân bố

Nguyên nhân

Đều

Điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt

Theo nhóm

Điều kiện sống phân bố không điều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.

Ngẫu nhiên

Điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 5: Tỉ lệ giới tính là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ giới tính.

Trả lời:

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái trong quần thể.

- Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. Trong quá trình sống, tỉ lệ giới tính chố thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sống.

 

Câu 6: Nêu nguyên nhân của các kiểu phân bố cá thể trong quần thể.

Trả lời:

Kiểu phân bố

Nguyên nhân

Đều

Điều kiện sống phân bố đều, các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt

Theo nhóm

Điều kiện sống phân bố không điều, các cá thể có tập tính sống theo nhóm.

Ngẫu nhiên

Điều kiện sống phân bố tương đối đồng đều, các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 7: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

Trả lời:

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là

+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học

+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật

+ Nghiêm cấm sắn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vât có nguy cơ tuyệt chủng,…

 

Câu 8: Hãy trình bày về hệ sinh thái nhân tạo.

Trả lời:

 - Các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành nhờ hoạt động của con người. Một số hệ sinh thái như đồng ruộng, hệ sinh thai rừng trồng, hệ sinh thái khu dân cư, hệ sinh thái khu đô thị, hệ sinh thái ao nuôi cá,…

Câu 9: Hãy trình bày về hệ sinh thái tự nhiên.

Trả lời:

- Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái trên cạn: Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái sa mạc,..

+ Hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái nước ngọt (hồ, sông), hệ sinh thái nước mặn (biển khơi).

 

Câu 10: Hãy trình bày về hệ sinh thái nhân tạo.

Trả lời:

 - Các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành nhờ hoạt động của con người. Một số hệ sinh thái như đồng ruộng, hệ sinh thai rừng trồng, hệ sinh thái khu dân cư, hệ sinh thái khu đô thị, hệ sinh thái ao nuôi cá,…

Câu 11: Hãy nêu sự phân bố các sinh vật ở khu sinh học biển theo chiều sâu và chiều ngang.

Trả lời:

- Sinh vật có sự phân tầng rõ rệt theo chiều sâu. Tầng nước mặt là nơi sống của nhiều sinh vật nổi, tầng giữa có nhiều sinh vật tự bơi, tầng dướu dùng có nhiều động vật đáy sinh sống.

- Theo chiều ngang, khu sinh học biển được chia thành vùng ven bờ và vùng khơi, vùng ven bờ thường có thành phần sinh vật phong phú hơn.

 

Câu 12: Có những khu sinh học trên cạn nào? Em hãy lấy ví dụ một vào sinh vật sống trong các khu sinh học trên cạn đó.

Trả lời:

Khu sinh học trên cạn

Sinh vật sinh sống

Đồng rêu hàn đới

Rêu, địa y, hải cẩu, cá voi, gấu trắn, chim cánh cụt,..

Rừng lá kim phương bắc

Cây lá kim (thông, tùng,bách…), sói, cáo, gấu,…

Rừng ôn đới

Cây lá kim, cây lá rộng, cú, hươu, nai, sóc, rắn,…

Đồng cỏ ôn đới

Trâu cỏ, cỏ lâu năm, bò rừng, linh dương, ngựa vằn,…

Sa mạc

Xương rồng, lạc đà, thằn lằn,bò cạp…

Rừng mưa nhiệt đới

Các cây thường xanh, trăn, báo, khỉ, đà điểu, …

Xavan

Baobab, cỏ, cây bụi, ngựa, nai, hươu cao cổ, tê giác,…

Câu 13:  Khống chế sính học là gì? Lấy ví dụ về ứng dụng của khống chế sinh học.

Trả lời:

- Khống chế sinh học là số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể kia và ngược lại

- Ví dụ: Trong nông nghiệp, việc sử dụng thiên địch để phòng trừ sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho thuốc hóa học là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học.

 

Câu 14: Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái là gì? Cân băng tự nhiên trong hệ sinh thái được thể hiện ở đâu?

Trả lời:

- Cân bằng tự nhiên trong môi trường sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái.

-  Thể hiện ở sự phân bố các quần thể trong hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống, môi quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường. Bên cạnh đó, cân bằng sinh thái còn được thể hiện ở sự thay đổi của quần xã sinh vật theo chu kì mùa và chu kì ngày đêm.

Câu 15. Hãy phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sau

  1. Ô nhiễm do chất thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
  2. Ô nhiễm do hóa chất vảo vệ thực vật.

Trả lời:

  1. Ô nhiễm do chất thải hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp nhue CO, SO2, CO2, NO2,.. có ảnh hương rkhoong tốt đến cơ thể sinh vật. Bên cạnh đó, chúng là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
  2. Ô nhiễm do hóa chât bảo vệ thực vật: Sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,.. Những hóa chất này góp phần làm tăng năng suất cây trồng nhưng có thể gây hại cho sức khỏe con người và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.

 

Câu 16: Hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nhân tạo.

Trả lời:

Để bảo vệ hệ sinh thái nhân tạo, cần triển khai một loạt các biện pháp và chiến lược. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng:

  • Quản lý tài nguyên: Thực hiện các chính sách quản lý tài nguyên một cách bền vững, giảm thiểu lượng tiêu thụ không cần thiết, và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.
  • Tăng cường quản lý rủi ro: Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro để đối mặt với thách thức từ biến đổi khí hậu, đối mặt với thiên tai và bảo vệ khỏi nguy cơ mất mát đa dạng sinh học.
  • Khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học: Thực hiện các chương trình khôi phục và bảo tồn đa dạng sinh học để duy trì sự phong phú của các loài và sinh quyển.
  • Phát triển kỹ thuật xanh: Tăng cường sử dụng kỹ thuật xanh như hệ thống lọc nước tự nhiên, công viên và vườn đô thị, và các dự án xây dựng có tác động tích cực đối với môi trường.
  • Tạo ra không gian xanh: Xây dựng và duy trì các khu vực xanh như công viên, vườn hoa, và cây xanh trong thành phố để cải thiện chất lượng không khí và tạo môi trường sống tốt cho sinh vật.
  • Chú trọng vào năng lượng tái tạo: Chuyển đổi sang và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để giảm áp lực lên nguồn năng lượng hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.
  • Giáo dục và tạo nhận thức: Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của bảo vệ hệ sinh thái nhân tạo và tham gia cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

Những biện pháp này có thể giúp duy trì và bảo vệ hệ sinh thái nhân tạo, đồng thời đảm bảo sự cân bằng giữa sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Câu 17. Khi số lượng cá thể của quần thể tăng lên quá mức, quần thể sẽ tự điều chỉnh như thế nào để đưa số lượng cá thể trở về mức cân bằng?

Trả lời:

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt…) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể… làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,…cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể bằng cách là giảm mức sinh sản, tăng mức độ tử vong, tăng xuất cư.

 

Câu 18: Hãy phân tích sự phân tầng các quần thể thực vật trong rừng mưa nhiệt đới.

Trả lời:

- Sự phân tầng trong quần xã thực vật ở rùng mưa nhiệt đới là do nhu cầu sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài sinh vật.

- Trong quần xã rừng mưa nhiệt đơi thường phân làm 4 tầng: tầng cây bụi nhỏ và cỏ → tầng cây gỗ nhỏ → tầng cây gỗ vừa → tầng cây gỗ lớn; Cây ưa sáng vươn lên tầng cao để thu nhận ánh sáng có cường độ mạnh. Cây ưa bóng phân bố chủ yếu ở dưới để thu nhận ánh sáng có cường độ yếu.

Câu 19: Theo em, hệ sinh thái nào là lớn nhất trên Trái Đất? Vì sao?

Trả lời:

Hệ sinh thái lớn nhất trên Trái Đất là sinh quyển. Vì sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật và các nhân tố vô sinh của môi trường, sinh quyển chính là hệ sinh thái khổng lồ bao gồm tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.

Câu 20: Theo em, hệ sinh thái nào là nhỏ nhất trên Trái Đất? Vì sao?

Trả lời:

Theo đánh giá của em, hệ sinh thái nhỏ nhất trên Trái Đất có thể là hệ sinh thái hồ nước nhỏ.

Lý do:

  • Kích thước hạn chế: Hồ nước nhỏ thường có diện tích và thể tích giới hạn so với các hệ sinh thái khác như rừng, đồng cỏ hay sa mạc. Do đó, chúng có quy mô nhỏ hơn và chứa ít sinh quyển hơn.
  • Sự đa dạng hạn chế: Do diện tích nhỏ, hồ nước có thể hỗ trợ một lượng giới hạn các loài sống, đặc biệt là so với các hệ sinh thái lớn hơn như rừng rậm hoặc đại dương.
  • Sự ảnh hưởng từ môi trường ngoại vi: Hồ nước nhỏ thường nhạy cảm hơn đối với sự thay đổi trong môi trường ngoại vi. Bất kỳ sự biến động nào như sự biến đổi khí hậu, sự ô nhiễm nước, hay sự giảm diện tích rừng xung quanh đều có thể ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của hồ.
  • Tương tác tăng cường: Trong hồ nước nhỏ, tương tác giữa các loài có thể tăng cường vì chúng phải chia sẻ nguồn tài nguyên hạn chế, điều này có thể ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái của nó.

Tuy nhiên, đây chỉ là một quan điểm và sự nhỏ lẻ của hệ sinh thái còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô địa lý, điều kiện tự nhiên, và các yếu tố môi trường khác.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay