Bài tập file word Toán 6 Cánh diều Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân

Bộ câu hỏi tự luận Toán 6 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Phép cộng, phép trừ số thập phân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 6 Cánh diều.

Xem: => Giáo án Toán 6 sách cánh diều

BÀI 6. PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN (20 BÀI)

1. NHẬN BIẾT (5 BÀI)

Bài 1: Thực hiện các phép tính sau (học sinh không sử dụng máy tính cầm tay)

3,27–4,15  

Đáp án:

3,27–4,15=-0,88    

Bài 2: Thực hiện các phép tính sau (học sinh không sử dụng máy tính cầm tay)

-5,5+-2,85 

Đáp án:

-5,5+-2,85=-8,35 

Bài 3: Thực hiện các phép tính sau (học sinh không sử dụng máy tính cầm tay)

0,67+1,56  

Đáp án:

0,67+1,56=2,23 

Bài 4: Thực hiện phép tính

(−1,2) + (−2,5)

Đáp án:

(-1,2)+(-2,5)=-(1,2+2,5)=-3,7

Bài 5: Thực hiện phép tính

(-1,9)+0,5

Đáp án:

-1,9+0,5=-1,9-0,5

=-1,4 (vì 1,9>0,5)

2. THÔNG HIỂU (6 BÀI)

Bài 1: Tính giá trị của các biểu thức sau (thực hiện tính nhanh nếu có thể):

(-35,8)+(-17,2)+16,4+4,6

Đáp án:

(-35,8)+(-17,2)+16,4+4,6

=(-35,8)+(-17,2)+16,4+4,6=-53+21=-32

Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau (thực hiện tính nhanh nếu có thể):

(5,3-2,8)-(4+5,3)

Đáp án:

(5,3-2,8)-(4+5,3)

=5,3-2,8-4-5,3=-6,8

Bài 3: Tính bằng cách hợp lí

-3,8+[(-5,7)+3,8]

Đáp án:

-3,8+[(-5,7)+3,8]

=-3,8+3,8+-5,7=0+-5,7=-5,7

Bài 4: Tính bằng cách hợp lí

36,4+[(-6,4)+(-18)]

Đáp án:

36,4+[(-6,4)+(-18)]

= 36,4+-6,4+-18=30+-18=12

Bài 5: Tính bằng cách hợp lý 

[(-9,6)+4,5]+[9,6+(-1,5)]

Đáp án:

=-9,6+9,6+4,5+-1,5=0+3=3

Bài 6: Điền số thích hợp vào ô trống:

Đáp án:

3. VẬN DỤNG (6 BÀI)

Bài 1: Tìm x, biết:

a)x+3,12=14,6–8,5

Đáp án:

Bài 2: Một thùng đựng 28,75kg đường. Người ta lấy từ thùng đó tra 10,5kg đường sau đó lại lấy ra 8kg đường nữa. Hỏi trong thùng còn bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Đáp án:

Người ta lấy ra tất cả số ki-lô-gam đường là:

10,5 + 8 = 18,5 (kg)

Trong thùng còn lại số ki-lô-gam đường là:

28,75 - 18,5 =10,25 (kg)

Đáp số: 10,25 kg đường.

Bài 3: Có ba tổ công nhân tham gia đắp đường. Số mét đường của tổ một và tổ hai đắp được là 23,4m, số mét đường của tổ hai và tổ ba đắp được là 20,5m, cả ba tổ đắp được 36,2m. Hỏi mỗi tổ đắp được bao nhiêu mét đường? 

Đáp án:

Số mét đường tổ một đắp được là: 36,2 – 20,5 = 15,7 (m)

Số mét đường tổ hai đắp được là: 23,4 – 15,7 = 7,7 (m)

Số mét đường tổ ba đắp được là: 20,5 – 7,7 = 12,8 (m)

Đáp số: 15,7m – 7,7m – 12,8m 

Bài 4: Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 6,8 cm; 10,5 cm; 7,9 cm

Đáp án:

Chu vi của hình tam giác: 6,8+10,5+7,9=25,2 cm

Bài 5: Tìm x:

  1. a) X + 5,28 = 9,19
  2. b) X +37,66 = 80,94
  3. c) X – 34,87 = 58,21
  4. d) 76,22 – X = 38,08

Đáp án:

  1. a) X + 5,28 = 9,19

X= 9,19 – 5,28

X= 3,91

  1. b) X +37,66 = 80,94

X = 80,94 – 37,66

X = 43,28

  1. c) X – 34,87 = 58,21

X = 58,21 + 34,87

X = 93,08

  1. d) 76,22 – X = 38,08

X = 76,22 – 38,08

X = 38,14

Bài 6: Tổng của ba số bằng 8. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 4,7. Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 5,5. Hãy tìm mỗi số đó.

Đáp án:

Số thứ nhất là: 8 - 5,5 = 2,5

Số thứ hai là: 4,7 - 2,5 = 2,2

Số thứ ba là: 8 - 4,7 = 3,3

Đáp số: 2,5; 2,2; 3,3

4. VẬN DỤNG CAO (3 BÀI)

Bài 1: Điểm đông đặc và điểm sôi của thủy ngân lần lượt là -38,83°C và 356,73°C. Một lượng thủy ngân đang để trong tủ bảo quản ở nhiệt độ -51,2°C.
a) Ở nhiệt độ đó, thủy ngân ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí?
b) Nhiệt độ của tủ phải tăng thêm bao nhiêu độ để lượng thủy ngân đó bắt đầu bay hơi?
Đáp án:
a) Ở nhiệt độ đó, thủy ngân ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí?
Nhiệt độ trong tủ bảo quản là -51,2°C nhỏ hơn nhiệt độ đông đặc là -38,83°C nên ở nhiệt độ đó, thủy ngân ở thể rắn.
b) Nhiệt độ của tủ phải tăng thêm bao nhiêu độ để lượng thủy ngân đó bắt đầu bay hơi?
Để thủy ngân trong tủ bắt đầu bay hơi thì nhiệt độ trong tủ phải đạt tới điểm sôi của thủy ngân là 356,73°C.
Suy ra nhiệt độ của tủ phải tăng thêm là: 

356,73-(-51,2)=356,73 + 51,2 = 407,93°C.

Bài 2: Một chiếc kinh khí cầu đang ở độ cao 235,8 mét so với mực nước biển. Cùng thời điểm đó một chiếc tàu lặn đang ở độ cao −58,4 mét so với mực nước biển thẳng ngay phía dưới kinh khí cầu.
a) Tính khoảng cách từ kinh khí cầu đến tàu lặn?
b) Nếu tàu lặn phải lặn sâu thêm 1,6 mét và kinh khí cầu cần giữ khoảng cách đến tàu lặn là 300m thì kinh khí cầu cần điều chỉnh tăng độ cao thêm bao nhiêu mét?

Đáp án:

  1. a) Khoảng cách từ kinh khí cầu đến tàu lặn là:
    235,8-(-58,4)=294,2 (m)
  2. b) Độ cao cần đạt của tàu lặn so với mực nước biển là:
    -58,4-1,6=-60 (m)

Độ cao cần đạt được của kinh khí cầu so với mực nước biển là:
(-60)+300=240 (m)

Kinh khí cầu cần điều chỉnh tăng độ cao thêm là:
240-235,8=4,2 (m)

Bài 3: Đáy của một con tàu khi đầy tải ở độ cao -12,8 mét so với mực nước biển, còn khi không có hàng hóa thì nó ở độ cao -5,2 mét so với mực nước biển. Đỉnh cột cờ của con tàu đó khi đầy tải ở độ cao 35,7 mét so với mực nước biển. Hỏi khi không có hàng hóa thì đỉnh cột cờ của con tàu đó cao bao nhiêu mét so với mực nước biển?

Đáp án:

Khoảng cách từ đỉnh cột cờ đến đáy con tàu là:
35,7--12,8=48,5(m)

Khi không có tải, so với mực nước biển thì độ cao đỉnh cột cờ của con tàu đó là:
(-5,2)+48,5=43,3 (m)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word Toán 6 Cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay