Bài tập file word Vật lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Âm thanh (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Âm thanh (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: ÂM THANH

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm sóng âm và nguồn âm.

Trả lời:

- Nguồn âm là nguồn phát ra âm, các nguồn âm đều dao động.

- Sóng âm là sự lan truyền dao động của nguồn âm trong môi trường.

- Sóng âm truyền từ nguồn âm theo mọi phương ra môi trường xung quanh.

Câu 2: Nêu khái niệm và đơn vị của tần số. Tần số âm mà tai người có thể nghe thấy nằm trong khoảng nào?

Trả lời:

- Tần số là số dao động vật thực hiện trong một giây.

- Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz.

- Tần số âm mà tai người có thể nghe thấy được khoảng từ 20Hz đến 20.000 Hz.

Câu 3: Tiếng ồn là gì? Những môi trường nào ô nhiễm tiếng ồn?

Trả lời:

Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.

Câu 4: Nêu các môi trường truyền âm.

Trả lời:

Môi trường truyền được sóng âm gọi là môi trường truyền âm.

- Sóng âm truyền được trong các môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí.

- Sóng âm không truyền được trong môi trường chân không.

Câu 5: Độ cao của âm phụ thuộc vào điều gì?

Trả lời:

- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số.

- Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại, sóng âm có tần số âm càng nhỏ thì nghe thấy âm càng thấp (trầm).

Câu 6: Nêu mối quan hệ giữa độ to và độ cao của âm với cảm nhận âm thanh của người nghe.

Trả lời:

- Mối quan hệ giữa độ to và độ cao của âm có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận âm thanh của người nghe. Độ to của âm liên quan đến cường độ của âm thanh, tức là mức độ mạnh yếu của âm, trong khi độ cao của âm liên quan đến tần số của âm thanh, tức là âm cao hay thấp.

- Người nghe thường cảm nhận độ to của âm như là âm lượng, còn độ cao của âm liên quan đến những âm thanh trong dải tần số cao (như tiếng chuông).

- Một âm to và có độ cao cao thường được người nghe cảm nhận là mạnh mẽ và sắc nét, trong khi âm to nhưng độ cao thấp có thể được cảm nhận là ồn ào, còn âm yếu nhưng độ cao cao có thể được cảm nhận là tương đối mềm mại, nhẹ nhàng.

Câu 7: Lấy ví dụ về tiếng ồn.

Trả lời:

Ví dụ: Tiếng ồn khi họp chợ, tiếng còi xe vào giờ cao điểm,...

Câu 8: Lấy ví dụ về vật dao động phát ra âm thanh.

Trả lời:

- Âm thanh phát ra từ màng loa.

- Âm thanh phát ra từ tiếng chuông nhà chùa.

- Âm thanh phát ra từ dây đàn khi đánh đàn ghi-ta.

Câu 9: Khi đánh trống, muốn âm phát ra càng to, ta làm như thế nào?

Trả lời:

Khi đánh trống, muốn âm phát ra to hơn thì ta sẽ đánh trống mạnh hơn và đánh vào giữa của mặt trống để phát ra âm to nhất.

Câu 10: Lấy ví dụ minh họa âm truyền trong từng môi trường chất khí, chất rắn và chất lỏng.

Trả lời:

- Áp tai xuống đất có nghe thấy tiếng bước chân => truyền qua chất rắn.

- Con người nói chuyện với nhau => truyền qua chất khí.

- Khi lặn dưới nước ta vẫn nghe được tiếng của bọt nước quanh ta => truyền qua chất lỏng.

Câu 11: Lấy ví dụ minh họa vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.

Trả lời:

- Vật phản xạ âm tốt: Tường nhà, gạch đá hoa, của kính,...

- Vật phản xạ âm kém: Xốp, cao su xốp, rèm nhung,...

Câu 12: Nếu một mặt trống dao động với tần số 200Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động trong 30 giây?

Trả lời:

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.

Từ biểu thức f = N : t ⇒ N = f . t = 200 . 30 = 6000 (dao động)

Câu 13: Sắp xếp các vật sau đây thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: “Miếng xốp, tấm gỗ nhẵn, mặt gương, đệm cao su, tấm thép, mặt đá hoa, vải, nhung, dạ, bê tông”

Trả lời:

- Vật phản xạ âm tốt: tấm gỗ nhắn, mặt gương, tấm thép, mặt đá hoa, bê tông.

- Vật phản xạ âm kém: vải, nhung, dạ, miếng xốp, đệm cao su.

Câu 14: Tại sao con người nói được?

Trả lời:

Nguyên tắc cơ bản là các tế bào thần kinh kích thích các cơ kéo các dây thanh âm lại với nhau. Sự tương tác giữa không khí và dây thanh âm làm cho các dây này rung lên tạo ra âm thanh.

Câu 15: Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng loa A phát ra âm có tần số lớn hơn 60 Hz so với âm do loa B phát ra; âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 30 dB so với âm do loa A phát ra. Hỏi bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn, âm do loa nào phát ra lớn hơn?

Trả lời:

- Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 60 Hz so với âm do loa B phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn vì tần số càng lớn, âm càng cao.

- Âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 30 dB so với âm do loa A phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa B phát ra lớn hơn vì độ to càng lớn, âm phát ra càng to.

Câu 16: Làm thế nào âm thanh có thể được truyền từ môi trường nước ra môi trường không khí?

Trả lời:

- Phản xạ và lệch hướng: Khi âm thanh từ môi trường nước chạm đến bề mặt giao giữa giữa nước và không khí, một phần âm thanh sẽ bị phản xạ trở lại trong nước và một phần sẽ được truyền vào không khí. Sự lệch hướng và phản xạ này sẽ tạo điều kiện cho âm thanh có thể truyền ra khỏi môi trường nước và vào môi trường không khí.

- Thay đổi độ mạnh của âm: Âm thanh khi chuyển từ nước ra không khí có thể trải qua sự giảm độ mạnh do sự chênh lệch môi trường truyền. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và cường độ của âm thanh khi nó ra khỏi môi trường nước.

Câu 17: Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?

Trả lời:

Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:

- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.

- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.

- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.

Câu 18: Một con muỗi khi bay vỗ cánh 4000 lần trong 5 giây và một con ong mật khi bay vỗ cánh 6450 lần trong 15 giây.

  1. a) Tính tần số dao động của cánh muỗi và cánh ong khi bay. Con nào vỗ cánh nhanh hơn?
  2. b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi hay con ong cao hơn?

Trả lời:

  1. a) Tần số dao động của cánh muỗi là:

f = N : t = 3000 : 5 = 600 (Hz)

Tần số dao động của cánh con ong là:

f = N : t = 6450 : 5 = 430 (Hz)

Vậy con muỗi vỗ cánh nhanh hơn con ong.

  1. b) Âm phát ra khi vỗ cánh của con muỗi cao hơn con ong.

Câu 19: Các vật dẫn âm như nước và kim loại ảnh hưởng đến sự truyền âm trong không khí như thế nào?

Trả lời:

Các vật dẫn âm như nước và kim loại có ảnh hưởng đáng kể đến sự truyền âm trong không khí thông qua các cơ chế sau:

- Dẫn âm tốt hơn: Nước và kim loại là hai loại vật dẫn âm tốt hơn so với không khí. Khi âm thanh gặp phải vật liệu dẫn âm, nó sẽ truyền qua các vật liệu này nhanh hơn và giữ được độ mạnh lớn hơn, so với việc truyền qua không khí. Điều này giúp cho âm thanh có thể đi xa hơn và giữ được chất lượng tốt hơn.

- Giảm hấp thụ âm: Khả năng hấp thụ âm của nước và kim loại ít hơn so với không khí, nên khi âm thanh truyền qua các vật liệu này, nó không bị giảm độ mạnh do hấp thụ âm như khi truyền qua không khí.

- Giao thoa và tán sắc: Trong trường hợp của kim loại và nước, không có các hiện tượng giao thoa và tán sắc âm mạnh như khi truyền qua không khí, do đó âm thanh có thể duy trì độ mạnh tốt hơn khi truyền qua các vật liệu này.

Câu 20: Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Trả lời:

- Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch…

- Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực.

- Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol khiến nhịp tim và huyết áp tăng. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.

- Nếu âm lượng trên 50 decibel vào ban đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol. Tiếng ồn tác động đến cơ thể qua hệ thần kinh và hệ nội tiết. Những tác động này kéo dài gây nên các nguy cơ như huyết áp tăng, mỡ máu tăng, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng các yếu tố đông máu. Từ đó gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn là đột quỵ

- Tiếng ồn còn làm cho mất ngủ, suy sụp tinh thần và thường bị căng thẳng thần kinh. Mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý dễ cáu gắt, bực bội, trí nhớ giảm, giảm khả năng tập trung chú ý, mệt mỏi, năng suất chất lượng công việc, học tập giảm sút, mất thăng bằng, dễ té ngã, lái xe không an toàn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay