Câu hỏi tự luận công nghệ 6 kết nối tri thức Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 6 kết nối tri thức.

CHƯƠNG IV: ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

BÀI 10: KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

 

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy kể tên các đồ dùng điện trong gia đình?

Trả lời:

- Các đồ dùng điện trong gia đình em:

+ Quạt

+ Nồi cơm điện

+ Máy sấy tóc

+ Bếp từ

+ Ấm điện

+ Máy hút bụi…

Câu 2: Đồ dùng điện trong gia đình là gì?

Trả lời:

- Đồ dùng điện trong gia đình là các sản phẩm công nghệ, hoạt động bằng năng lượng điện phục vụ sinh hoạt trong gia đình.

 

Câu 3: Kí hiệu của đơn vị công suất định mức là gì? Kí hiệu của đơn vị điện áp định mức là gì?

Trả lời:

- Kí hiệu của đơn vị công suất định mức là W

- Kí hiệu của đơn vị điện áp định mức là V, KV.

Câu 4: Thông số kĩ thật của đồ dùng điện được chia làm mấy loại? Kể tên.

Trả lời:

- Thông số kĩ thật của đồ dùng điện được chia làm 2 loại:

+ Đại lượng điện định mức chung

+ Đại lượng đặc trưng riêng

Câu 5: Các đại lượng định mức chung của đồ dùng điện thông thường bao gồm những đại lượng nào?

Trả lời:

- Các đại lượng định mức chung của đồ dùng điện thông thường bao gồm:

+ Điện áp định mức

+ Công suất định mức.

  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đọc thông số kĩ thuật của chiếc nồi cơm điện dưới đây:

 

Trả lời:

- Điện áp định mức là 220V

- Công suất định mức là 700W

- Dung tích là 1,8L

Câu 2: Dung tích là gì?

Trả lời:

- Dung tích là sức chứa tối đa mà vật có thể chứa đựng một khối chất khác.

Câu 3: Khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

- Khi lựa chọn đồ dùng điện trong gia đình cần lưu ý:

+ Có thông số kĩ thuật và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

+ Có khả năng tiết kiệm điện.

+ Thương hiệu và cửa hàng uy tín.

+ Giá phù hợp với điều kiện tài chính của gia đình.

+ Thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng từ tự nhiên

Câu 4: An toàn khi sử dụng đồ dùng điện phải đảm bảo mấy yếu tố? Đó là những yếu tố nào?

Trả lời:

- An toàn khi sử dụng đồ dùng điện phải đảm bảo 2 yếu tố:

+ An toàn đối với người sử dụng

+ An toàn đối với đồ dùng điện

Câu 5: Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cần lưu ý những gì?

Trả lời:

- An toàn đối với người sử dụng

+ Không chạm vào chỗ đang có điện. Đảm bảo việc cách điện của dây dẫn và đồ dùng điện.

+ Không thực hiện các thao tác về điện hoặc sử dụng đồ điện khi tay hoặc người ướt.

+ Nạp điện đúng cáchđể phòng cháy nổ.

+ Không tiếp xúc trực tiếp với bộ phận của đồ dùng điện có nhiệt độ cao hoặc đang hoạt động

+ Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế nếu đồ dùng điện bị hư hỏng.

+ Khi sửa đồ điện phải ngắt nguồn, dùng dụng cụ bảo vệ và treo biển cấm cắm điện, cử người giám sát nguồn điện.

+ Xử lí đúng cách đối với đồ dùng điện không sử dụng nữa.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao phải lưu ý đến các thông số kĩ thuật?

Trả lời:

- Giải thích: phải lưu ý đến các thông số kĩ thuật vì điều đó sẽ giúp cho việc sử dụng thiết bị điện tiết kiệm, an toàn.

Câu 2: Đối với đồ dùng điện cần đảm bảo sử dụng an toàn như thế nào?

Trả lời:

- An toàn đối với đồ dùng điện

+ Đặt đồ dùng điện trên bề mặt ổn định hoặc cố định.

+ Hạn chế cắm chung nhiều đồ dùng điện có công suất lớn.

+ Vận hành đồ dùng điện theo quy trình.

+ Sử dụng đồ dùng điện đúng chức năng.

+ Không đặt đồ dùng điện nơi ẩm ướt, gần nguồn nhiệt.

+ Khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh, cần ngắt điện hoặc rút phích cắm khỏi ổ điện.

  1. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Chúng ta cần làm gì đối với các đồ dùng điện khi ra khỏi nhà?

Trả lời:

- Một số công việc chúng ta cần phải làm khi ra khỏi nhà đối với các đồ dùng điện:

+ Tắt hết các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Ngắt cầu dao điện nếu thời tiết mưa

+ Cất dọn đồ dùng, thiết bị điện ngăn nắp, gọn gàng.

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về nghề điện dân dụng?

Trả lời:

- Nghề điện dân dụng rất phổ biến và gắn liền với các công việc như lắp đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống điện và các đồ dùng điện trong gia đình.

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay