Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)

BÀI 21: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

(13 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Chế biến sản phẩm trồng trọt là?

Trả lời:

Chế biến sản phẩm trồng trọt là quá trình công nghệ biến đổi sản phẩm trồng trọt thành thực phẩm hoặc C các dạng sản phẩm khác, phù hợp với mục đích sử dụng và thị hiếu của người tiêu dùng.

 

Câu 2: Chế biến sản phầm trồng trọt nhằm mục đích?

Trả lời:

Chế biến sản phầm trồng trọt nhằm mục đích:

- Duy trì, nâng cao chất lượng, làm tăng giá trị cho sản phẩm trồng trọt.

-  Tạo ra các sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Tăng thời gian sử dụng của các sản phẩm trồng trọt và thuận lợi cho công tác bảo quản.

- Nâng cao thu nhập cho người trồng trọt và phục vụ cho xuất khẩu.

 

Câu 3: Thế nào là công nghệ sấy lạnh?

Trả lời:

Sấy lạnh (hay còn gọi là sấy ở nhiệt độ thấp) là phương pháp sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 10 °C đến 65 °C, độ ẩm không khí dưới 40%.

 

Câu 4: Thế nào là công nghệ xử lí bằng áp suất cao? Công nghệ xử lí bằng áp suất cao nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Công nghệ xử lí bằng áp suất cao là phương pháp chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng từ 4 °C – 10 °C nhằm làm bất hoạt các loại vi khuẩn, virus, nấm trong sản phẩm trồng trọt; từ đó làm tăng tính năng an toàn, kéo dài thời hạn sử dụng và giữ nguyên hương vị cũng như giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt mà không cần các chất phụ gia, chất bảo quản hay các hoá chất khác.

 

Câu 5: Thế nào là công nghệ xử lí chiên chân không?

Trả lời:

Chiên chân không là công nghệ chiên các sản phầm trồng trọt trong môi trường chân không. Công nghệ chiên có thể sử dụng cho hầu hết trái cây và rau, củ, quả. Đặc biệt là có thể chiên các loại sản phẩm mà công nghệ chiên truyền thống không chiên được như dứa, dâu tây, dưa chuột (Hình 21.4).

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: Trình bày quy trình chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp sấy khô?

Trả lời:

Sau thu hoạch, một số loại rau, củ, quả,... được chế biến bằng cách sấy khô tại lò sấy. Cách chế biến này đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao như mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy....

 

Câu 2: Trình bày quy trình chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp nghiền bột mịn?

Trả lời:

Một số loại củ, hạt được nghiền thành bột mịn và làm tinh bột theo quy trình nhất định. Ví dụ như làm tinh bột nghệ, tinh bột sắn, tinh bột gạo,...

 

Câu 3: Trình bày quy trình chế biến sản phẩm trồng trọt bằng phương pháp muối chua?

Trả lời:

Nhiều loại sản phẩm trồng trọt (rau, củ, quả) thường được muối chua nhờ hoạt động lên men của vi sinh vật. Mục đích của muối chua giúp cho sản phẩm giữ được lâu hơn, hương vị ngon hơn.

 

Câu 4: Nêu ứng dụng của công nghệ sấy lạnh? Công nghệ sấy lạnh nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Phương pháp sấy lạnh thường được ứng dụng để chế biến sản phẩm trồng trọt, đặc biệt là các sản phầm hoa quả. Phương pháp này sử dụng sự chênh lệch độ ẩm giữa bên trong hoa quả với môi trường không khí sấy để làm khô hoa quả.

 

Câu 5: Trình bày ưu và nhược điểm của các công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

Trả lời:

 

Công nghệ sấy lạnh

Công nghệ xử lí bằng áp suất cao

Công nghệ chiên chân không

Ưu điểm

+ Sản phẩm vẫn giữ được nguyên màu sắc và mùi vị, thành phần dinh dưỡng thất thoát không đáng kể.

+ Giữ nguyên được hình dạng của sản phẩm.

+ Sản phẩm bảo quản được trong thời gian dài, ít chịu tác động bởi điều kiện bên ngoài.

+ Bảo vệ sản phẩm trồng trọt tốt hơn, không cần phải sử dụng thêm các hoá chất bảo quản.

+ Giữ được các loại vitamin, giá trị dinh dưỡng và cấu trúc sản phẩm. Giữ được độ tươi của sản phẩm, đặc biệt là hương vị.

+ Có thể làm biến đổi cấu trúc protein và làm keo hoá tinh bột, do đó giúp tiêu hoá dễ dàng hơn.

+ Kéo dài thời gian sử dụng của sản phầm trồng trọt.

+ Tiêu thụ ít năng lượng.

+ Tác động của áp suất đồng đều đến toàn bộ sản phẩm.

+ Tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm trồng trọt, tăng hàm lượng chất khô và hàm lượng dầu.

+ Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm trồng trọt do sử dụng nhiệt độ thấp, làm tăng độ chắc và giòn, tạo màu đẹp và có mùi thơm đặc trưng.

+ Tăng khả năng bảo quản sản phẩm trồng trọt sau khi chiên.

 

Nhược điểm

+ Chi phí đầu tư lớn.

+ Phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ phù hợp với số ít sản phầm trồng trọt.

Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về công nghệ sấy lạnh và các sản phẩm sấy lạnh.

+ Chi phí rất cao và sản phẩm sau xử lí vẫn cần phải giữ lạnh.

+ Hiệu quả không cao đối với các sản phẩm rau.

 

+ Chi phí đầu tư lớn so với các hình thức chế biến khác.

+ Chỉ phù hợp với quy mô chế biến lớn.

 

 

3. Vận dụng (1 câu)

Câu 1: Trồng trọt công nghệ cao và trồng trọt truyền thống có điểm nào giống và khác nhau?

Trả lời:

Đặc điểm

Trồng trọt công nghệ cao

Trồng trọt truyền thống

Giống nhau

-       Cùng là phương thức sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác cho xã hội.

-       Cùng sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản như đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

Khác nhau

Giống cây trồng

Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, được chọn lọc, lai tạo, biến đổi gen,...

Sử dụng giống cây trồng địa phương, có năng suất, chất lượng trung bình

Kỹ thuật canh tác

Sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, như tưới tiêu tự động, trồng trọt trong nhà kính, nhà màng, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại,...

Sử dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, như tưới tiêu thủ công, trồng trọt ngoài trời, sử dụng lao động thủ công,...

Biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại

Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại tiên tiến, như biện pháp sinh học, hóa học, cơ học,...

Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại truyền thống, như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học,...

 

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Công nghệ sấy lạnh được ứng dụng như thế nào trong chế biến sản phẩm trồng trọt?

Trả lời:

Công nghệ sấy lạnh được ứng dụng trong chế biến nhiều loại sản phẩm trồng trọt, bao gồm:

-       Rau củ quả: Sấy lạnh là một phương pháp tuyệt vời để chế biến rau củ quả. Thực phẩm sấy lạnh vẫn giữ được màu sắc, hương vị và dinh dưỡng của rau củ quả, đồng thời giữ được cấu trúc nguyên vẹn của rau củ quả.

-       Thịt: Sấy lạnh giúp thịt giữ được màu sắc, hương vị và độ ẩm, đồng thời giúp thịt chín đều, mềm ngon.

-       Cá: Sấy lạnh giúp cá giữ được màu sắc, hương vị và độ ẩm, đồng thời giúp cá chín đều, không bị khô.

-       Gà: Sấy lạnh giúp gà giữ được màu sắc, hương vị và độ ẩm, đồng thời giúp gà chín đều, không bị khô.

Công nghệ sấy lạnh đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chế biến sản phẩm trồng trọt. Đây là một phương pháp chế biến thực phẩm hiện đại, giúp giữ được hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời an toàn cho sức khỏe.

Câu 2: Công nghệ chiên chân không được ứng dụng trong chế biến sản phẩm trồng trọt nào?

Trả lời:

Công nghệ chiên chân không được ứng dụng trong chế biến nhiều loại sản phẩm trồng trọt, bao gồm:

-       Rau củ quả: Chiên chân không là một phương pháp tuyệt vời để chế biến rau củ quả. Thực phẩm chiên chân không vẫn giữ được màu sắc, hương vị và dinh dưỡng của rau củ quả.

-       Thịt: Chiên chân không giúp thịt chín đều, mềm ngon, không bị khô.

-       Cá: Chiên chân không giúp cá chín đều, không bị nát, có lớp vỏ giòn bên ngoài và phần thịt bên trong mềm, ngọt.

-       Gà: Chiên chân không giúp gà chín đều, không bị khô, có lớp vỏ giòn bên ngoài và phần thịt bên trong mềm, ngọt.

Công nghệ chiên chân không đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chế biến sản phẩm trồng trọt. Đây là một phương pháp chế biến thực phẩm hiện đại, giúp giữ được hương vị và dinh dưỡng của thực phẩm, đồng thời an toàn cho sức khỏe.

 

=> Giáo án công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối bài 21: Chế biến sản phẩm trồng trọt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay