Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.

BÀI 23. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CƠ CẤU, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

(16 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành công nghiệp?

Trả lời:

Vai trò của ngành công nghiệp:

- Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế. Việc sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng cho cuộc sống con người; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm biến đổi sâu sắc không gian kinh tế, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

 

Câu 2: Ngành công nghiệp có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Đặc điểm của ngành công nghiệp:

- Gắn liền với sử dụng máy móc và những tiến bộ của khoa học - công nghệ là động lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

- Có tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao.

- Tiêu thụ khối lượng lớn nguyên nhiên liệu và năng lượng nên lượng phát thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh hoạt trong phân bố theo không gian.

 

Câu 3: Trình bày cơ cấu của ngành công nghiệp?

Trả lời:

Cơ cấu của ngành công nghiệp: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp được chia thành ba nhóm chính: khai thác, chế biến và dịch vụ công nghiệp.

- Công nghiệp khai thác: Khai thác khoáng sản, nhiên liệu, nước, sinh vật tự nhiên để tạo ra nguồn nguyên, nhiên liệu cho các hoạt động công nghiệp chế biến.

- Công nghiệp chế biến: Chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của con người.

- Dịch vụ công nghiệp: Cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, tư vấn phát triển, tiêu thụ, và sửa chữa sản phẩm công nghiệp.

 

Câu 4: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Trả lời:

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệp:

- Vị trí địa lí:

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố.

+ Mức độ thuận lợi trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Khoáng sản ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.

+ Quỹ đất và giá đất đối với phân bố công nghiệp.

+ Tài nguyên nước, rừng, biển ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp.

- Dân cư và lao động

+ Đảm bảo lực lượng sản xuất (số lượng, chất lượng).

+ Tác động đến thị trường tiêu thụ.

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

- Khoa học, công nghệ

+ Thay đổi quy trình công nghệ, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, nguyên liệu mới cho phát triển bền vững.

+ Xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.

- Vốn đầu tư và thị trường

+ Đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp.

+ Thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Chính sách phát triển công nghiên

- Chính sách phát triển công nghiệp

+ Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn.

+ Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Xây dựng thương hiệu sản phẩm.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Vị trí địa lí, các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

Trả lời:

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư, lao động:

+ Đảm bảo lực lượng sản xuất: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt – may, giày — da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử – tin học, cơ khí chính xác,...

+ Tác động đến thị trường tiêu thụ: Tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá, thúc đẩy phát triển và phân bố công nghiệp.

- Khoa học - công nghệ:

+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp, cho phép khai thác những loại tài nguyên ở những nơi khó khăn, trước đây chưa khai thác được. Ví dụ, phương pháp hóa than ngay trong lòng đất cho phép thay đổi hẳn điều kiện lao động, đồng thời khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được; những tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu cho phép khoan lấy nước ngầm ở các hoang mạc để phục vụ sản xuất công nghiệp...; khoan sâu và ngang trong tìm kiếm mỏ dầu khí mang lại hiệu quả rất cao.

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, sức gió, sức thuỷ triều,...), nguyên liệu thay thế, góp phần vào phát triển bền vững, cho phép sử dụng rộng rãi nhiều loại tài nguyên trước đây đang còn được sử dụng ít.

+ Xuất hiện ngành mới; tạo ra các quy trình công nghệ mới, từ đó làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp, linh hoạt trong phân bố. Ví dụ, trước đây các xí nghiệp luyện kim thường gắn với mỏ than và quặng sắt, nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố đã thay đổi.

- Vốn đầu tư và thị trường:

+ Vốn đầu tư tác động đến quy mô, phương tiện sản xuất, là đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp

+ Thị trường: Tác động mạnh mẽ tới thay đổi cơ cấu sản xuất, quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ, nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành det may, , chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU,...).

+ Chính sách phát triển công nghiệp:

+ Ảnh hưởng tới sự phân bố và cơ cấu ngành công nghiệp trong từng giai đoạn.

+ Xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

+ Xây dựng thương hiệu sản phẩm.

* Vị trí địa lí:

- Tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp. Ví dụ: Vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam.

- Tác động đến khả năng tiếp cận thị trường: Vị trí địa lí gần với các khu vực phát triển kinh tế năng động, thị trường phát triển sẽ có nhiều thuận lợi trong giao thương kinh tế.

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Khoáng sản:

+ Trữ lượng và chất lượng khoáng sản chi phối đến quy mô của sản xuất công nghiệp.

+ Sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ chi phối cơ cấu sản xuất công nghiệp.

+ Sự phân bố các loại khoáng sản và sự kết hợp chúng trên lãnh thổ chi phối đến sự phân bố sản xuất công nghiệp (ví dụ, các nhà máy xi măng lớn thường được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú; các nhà máy luyện kim thường được phân bố gần nơi có mỏ quặng,...)

- Đất đai, địa chất công trình: Thuận lợi hay khó khăn cho xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.

- Nguồn nước và khí hậu:

+Nguồn nước: Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,...

+ Khí hậu: Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu, kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Tài nguyên rừng, biển ảnh hưởng đến phân bố công nghiệp: Tài nguyên rừng, cá, dầu khí, cảng nước sâu,.. tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến gỗ, chế biến thủy sản, khai thác, lọc dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,....

 

Câu 2: Trình bày điểm giống và khác nhau giữa sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp?

Trả lời:

 

Sản xuất công nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Giống nhau

- Đều thuộc khu vực sản xuất vật chất, trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Khác nhau

Tư liệu sản xuất

tư liệu sản xuất là máy móc, thiết bị. Đất đai chỉ là nơi phân bố sản xuất

đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được

Đối tượng lao động

khoáng sản, nguyên, nhiên, vật liệu

là các cây trồng và vật nuôi, chúng có quá trình phát sinh và phát triển

Mức độ phụ thuộc tự nhiên

ít phụ thuộc vào tự nhiên

phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ rõ rệt

Các giai đoạn sản xuất

bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu và giai đoạn chế biến nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp

các giai đoạn kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng, vật nuôi

Mức độ tập trung sản xuất

có tính chất tập trung cao độ. Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. Trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm.

- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Ngành nông nghiệp không có đặc điểm này.

có tính phân tán trong không gian do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu

 

Câu 3: Phân tích rõ vai trò của ngành công nghiệp?

Trả lời:

- Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

+ Tạo ra khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội.

+ Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật

cho tất cả các ngành kinh tế.

+ Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.

+ Góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng.

- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.

- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Tại sao trong nền kinh tế công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo?

Trả lời:

Trong nền kinh tế công nghiệp là ngành sản xuất đóng vai trò chủ đạo:

- Cung cấp tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội, cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nên kinh tế. Việc sử dụng máy móc và công nghệ tiên tiến làm tăng năng suất lao động, đầy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công nghiệp cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác (nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại,...).

- Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng, có giá trị cho cuộc sống con người; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ văn minh cho xã hội.

- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đóng vai trò là hạt nhân phát triển vùng.

 

Câu 2: Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là gì?

Trả lời:

Quá trình công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển là quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội, giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập.

 

Câu 3: Tại sao sản xuất công nghiệp có mức độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao?

Trả lời:

Mức độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá cao

+ Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất hết sức chi tiết, chặt chẽ; mỗi giai đoạn có đầu vào, quy trình và kĩ thuật sản xuất không giống nhau. Việc sản xuất chuyên môn hoả mang lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

+ Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (than, dầu mỏ...), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm,... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.

 

Câu 4: Các hình thúc chuyên môn hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như khai thác (khoáng sản, khai thác rừng, thủy sản,...), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm... Các ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm. Trong từng ngành công nghiệp, quy trình sản xuất cũng hết sức chi tiết, chặt chẽ. Vì vậy, các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.

Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên và môi trường chịu những ảnh hưởng gì từ công nghiệp?

Trả lời:

- Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên:

+ Công nghiệp phát triển tạo điều kiện khai thác có hiệu quả tài nguyên ở khắp mọi nơi từ trên mặt đất, dưới lòng đất, kể cả dưới đáy biển.

+Công tác thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên đã mở rộng danh mục các loại tài nguyên phục vụ cho công nghiệp.

- Trong nền kinh tế của một quốc gia hoạt động công nghiệp gây ra nhiều tác động tiêu cực nhất đến tải nguyên và môi trường:

+ Khai thác và sử dụng rất nhiều tài nguyên, đặc biệt tài nguyên khoáng sản (tài nguyên không thể phục hồi).

+ Tốc độ khai thác và sử dụng tài nguyên rất lớn làm cạn kiệt nhanh chóng.

+ Thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại, gây ô nhiễm đất, nước sông hồ, nước ngầm, biển và đại đương; có nhiều sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài.

+ Đưa nhiều khí nhà kính vào không khí gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

+ Công nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cần thiết cho nông nghiệp (máy móc, vật tư, thiết bị,...), góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nhờ đó làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.

+ Công nghiệp trực tiếp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị của chúng và mở ra nhiều khả năng tiêu thụ các sản phẩm này ở trong nước và xuất khẩu.

+ Công nghiệp là thị trường của nông nghiệp.

- Công nghiệp làm thay đổi sự phân công lao động: Dưới tác động của công nghiệp, không gian kinh tế - đã bị biến đổi sâu sắc.

+ Công nghiệp tạo điều kiện hình thành các đô thị hoặc chuyển hóa chức năng của chúng, đồng thời là hạt nhân phát triển các không gian kinh tế.

+ Hoạt động công nghiệp kéo theo các dịch vụ. Nơi diễn ra hoạt động công nghiệp, có các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nó như nhu cầu lương thực, thực phẩm, nơi ăn chốn ở của công nhân, đường giao thông, cơ sở chế biến,...

- Công nghiệp với sự có mặt của mình ở trên nhiều lãnh thổ đã góp phần rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng. Chính công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của nông thôn, làm cho nông thôn nhanh chóng bắt nhịp được với đời sống đô thị.

 

Câu 2: Tại sao cần phải tiến hành công nghiệp hóa?

Trả lời:

Cần phải tiến hành công nghiệp hóa vì:

- Ngày nay, một nước muốn có trình độ phát triển cao thì phải tiến hành công nghiệp hóa và nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành mũi nhọn phải được chú ý thích đáng.

- Quá trình phát triển kinh tế của một nước, trong đó một bộ phận nguồn lực - ngày càng lớn được huy động vào xây dựng một cơ cấu công nghiệp đa ngành với công nghệ hiện đại để tạo ra tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao cho nền kinh tế và bảo đảm sự tiến bộ kinh tế - xã hội, đó là quá trình công nghiệp hóa.

- Quá trình công nghiệp hóa phụ thuộc vào điều kiện, đường lối chiến lược xây dựng nền kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Do đó quá trình công nghiệp hóa ở mỗi quốc gia không giống nhau.

 

Câu 3: Tại sao thị trường quan trọng hơn cả nguồn nguyên liệu, là yếu tố sống còn trong sản xuất công nghiệp?

Trả lời:

Thị trường là yếu tố sống còn, quan trọng hơn cả nguồn nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp do:

- Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao, sản phẩm nhiều loại, nhiều chi tiết và đa dạng; hầu hết sản phẩm không được tiêu thụ tại chỗ, do vậy cần nhất là thị trường tiêu thụ.

- Nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp tuy quan trọng nhưng có thể nhập khẩu từ nơi khác đến; điều đó cũng cân đến thị trường.

 

Câu 4: Trong điều kiện và xu thế hội nhập theo hướng toàn cầu hóa hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đến sự phân bố công nghiệp?

Trả lời:

- Nhờ vị trí là đầu mối giao thông thuận lợi trên đất liền, sẽ tạo điều kiện hội tụ mọi nguồn lực tự nhiên, kinh tế – xã hội của mọi miền trong nước tập trung.

- Với vị trí là một cảng biển tốt cho phép nhập khẩu các nguồn nhiên, nguyên liệu trang thiết bị máy móc, đồng thời xuất khẩu hàng hóa đến các thị các nước trên thế giới,

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay