Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
BÀI 10. THỦY QUYỂN. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA
(20 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Thủy quyển là gì?
Trả lời:
Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, ở các trạng thái khác nhau, bao gồm nước trong các biển, đại dương, trên các lục địa và trong khí quyển.
Câu 2: Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến chế độ nước sông?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông: chế độ mưa; băng tuyết tan; hồ, đầm; địa hình; đặc điểm đất, đá và thực vật; con người.
Câu 3: Nêu vai trò của nước băng tuyết?
Trả lời:
Vai trò của nước băng tuyết:
Băng tuyết có vai trò cung cấp nguồn nước cho sông khí nước băng tan và tạo thành các dạng địa hình băng hà ở vùng khí hậu lạnh.
Câu 4: Nước ngầm là gì?
Trả lời:
Nước ngầm là nước tồn tại trong các tầng đất, đá thấm nước của vỏ Trái Đất.
Câu 6: Những loại hồ nào có trên lục địa của Trái Đất?
Trả lời:
Trên lục địa có nhiều loại hồ khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc hình thành hoặc tỉnh chất nước khác nhau.
- Theo nguồn gốc hình thành có
+ Hồ móng ngựa Hình thành từ khúc uốn của sông.
+ Hồ băng hà. Được hình thành do băng hả di chuyển qua, bảo mỏn mặt đất, đào sâu những chỗ đất đã mềm, để lại những vùng nước lớn.
+ Hồ trên núi: Hình thành ở nơi trùng trong miền núi.
+ Hồ núi lửa. Hình thành ở miệng núi lửa.
+ Hồ ở hoang mạc. Hình thành ở một số nơi trũng của chân cồn cát trong quá trình gió thổi tạo thành các cồn cát cao.
+ Hồ kiến tạo. Hình thành ở những vùng trùng trên các đứt gãy kiến tạo.
+ Hồ nhân tạo: Do con người tạo nên.
- Theo tính chất của nước có: hồ nước ngọt, hồ nước mặn.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt?
Trả lời:
Các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt:
- Giữ sạch nguồn nước
- Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn.
Câu 2: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông?
Trả lời:
– Độ dốc lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm tùy thuộc vào độ dốc của lòng sông, nghĩa là tùy độ chênh của mặt nước. Độ chênh của mặt nước càng nhiều thì tốc độ dòng chảy càng lớn.
- Chiều rộng lòng sông: Nước sông chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc bề ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.
Câu 2: Phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành?
Trả lời:
Các loại hồ theo nguồn gốc tự nhiên
- Hồ tự nhiên:
+ Hồ móng ngựa: Do quá trình uốn khúc và đổi dòng của sông ở các vùng đồng bằng. Ví dụ: Hồ Tây ở Hà Nội (Việt Nam).
+ Hồ kiến tạo: Hình thành ở những vùng trũng trên các đứt gãy kiến tạo. Ví dụ: Hồ Lớn châu Phi (Đại Hồ châu Phi) ở khu vực Đông Phi.
+ Hồ băng hà: Do quá trình xâm thực của băng hà lục địa, phổ biến ở các quốc gia vùng vĩ độ cao như Phần Lan, Ca-na-đa, Liên Bang Nga,... Ví dụ: Vùng Hồ Lớn (Ngũ Hồ) ở lục địa Bắc Mĩ.
+ Hồ miệng núi lửa: Hình thành từ các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Vi dụ: Hồ Toba trên đảo Sumatra của In-đô-nê-xi-a.
- Hồ nhân tạo: Do con người tạo ra. Ví dụ: Hồ thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà (Việt Nam), hồ thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử (Trung Quốc).
Câu 3: Nước trên Trái Đất được cân bằng như thế nào?
Trả lời:
- Cân bằng nước là lượng nước thu vào và lượng nước mất đi.
Trên lục địa, nước thu vào là nước mưa, nước mất đi do bốc hơi và dòng chảy ra.
Trên đại dương, nước thu vào là nước mưa, dòng chảy vào, nước mất đi là do bốc hơi.
- Cả lục địa và đại dương, lượng nước thu vào bằng lượng nước mất đi.
Câu 4: Nước tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu trên Trái Đất?
Trả lời:
Nước tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước là gì?
Trả lời:
Điều kiện quan trọng nhất để sinh ra vòng tuần hoàn của nước:
Nhiệt độ để dẫn đến quá trình bốc hơi nước.
Các hạt nhân ngưng đọng hơi nước.
Câu 2: Địa hình ảnh hưởng như thế nào tới lượng mưa, chế độ nước sông và mực nước ngầm?
Trả lời:
- Ảnh hưởng đến lượng mưa: Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, càng mưa nhiều, tới một độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa. Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít, khô ráo.
- Ảnh hưởng đến chế độ nước sông: độ dốc địa hình lớn, nước mưa tập trung - Ảnh hưởng đến mức nước ng ta địa hình có tác dụng tăng cường nhanh vào sông, khiến cho mực nước dâng nhanh.
độ hay giảm bớt lượng ngấm của nước mưa.
+ Độ dốc lớn, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít → mực nước ngầm thấp.
+ Độ dốc nhỏ, nước thấm nhiều hơn → mực nước ngầm cao.
Câu 3: Chế độ nước của các con sông trên Trái Đất có sự khác nhau. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Chế độ nước sông chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn cung cấp nước (mưu, bằng tuyết, nước ngầm), địa thế, thực vật và hộ đảm, hoạt động của con người.
- Các yếu tố này trên Trái Đất khác nhau ở các khu vực khác nhau nên chế độ nước của các con sông khác nhau. Ví dụ, sống ở Xích đạo dây nước quanh năm do có mưa thường xuyên quanh năm, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa có lượng nước vào mùa lũ chiếm 85% lượng nước cả năm do trùng vào thời ki mùa mưa, sống ở khu vực ôn đới lạnh và vùng cực thưởng đồng bằng quanh năm, vào mùa xuân do bằng tuyết tan nên sống có nước dâng cao,…
Câu 4: Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ của nước trên Trái Đất?
Trả lời:
Vòng tuần hoàn nhỏ: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành mưa rơi xuống biển; tạnh mưa, nước lại bốc hơi, tạo thành mưa trên biển và đại dương.
Câu 5: Trình bày vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất?
Vòng tuần hoàn lớn: nước biển và đại dương bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa; ở vùng vĩ độ cao hoặc núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển; nước biển và đại dương lại bốc hơi tạo thành mây... mưa trên lục địa rồi trở lại đại dương.
Câu 6: Trình bày tác động của khí hậu đến chế độ nước sông?
Trả lời:
Tác động của khí hậu đến chế độ nước sông
- Sự thay đổi từ Xích đạo về cực của khí hậu làm cho chế độ nước của sông cũng có sự thay đổi theo: Sống ở Xích đạo quanh năm đầy nước, sống ở nhiệt đới có hai mùa nước đầy và kiệt trong năm, sống ở ôn đới thường đóng băng vào mùa đông, đến mùa xuân tan băng có nước lớn, sông ở vùng cực gần như đóng băng quanh năm,...
- Các kiểu khí hậu khác nhau cũng làm cho chế độ nước sông khác nhau: Sông ở nhiệt đới gió mùa có lượng nước trong mùa lũ lớn gấp nhiều lần trong mùa kiệt, sống ở nhiệt đới lục địa rất ít nước và thường cạn dòng vào mùa khô, sông ở ôn đới hải dương quanh năm đầy nước, lớn nhất vào mùa xuân, sông ở ôn đới lục địa thường nhiều nước vào mùa hạ, mùa đông rất ít nước; sông ở nơi có kiểu khí hậu địa trung hải thưởng nhiều nước vào thu đông, ít nước vào mùa hạ,…
4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)
Câu 1: Trên lục địa, nước ngầm có điểm gì đặc biệt so với nước mặt? Nước ngầm hình thành phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trả lời:
Trên lục địa, lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cộng lại. Tuyệt đại bộ phận nước ngầm do nước trên bề mặt đất thấm xuống.
– Nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Nguồn cung cấp nước (nước mưa, nước (nước mưa, nước băng, tuyết tan..) và lượng bốc hơi nhiều hay ít.
+ Địa hình: mặt đất dốc, nước mưa chảy đi nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.
+ Cấu tạo của đất đá: nếu kích thước các hạt đất đá lớn sẽ tạo thành khe hở rộng, nước thấm nhiều; ngược lại, hạt nhỏ tạo khe hở nhỏ, nước thấm ít.
+ Lớp phủ thực vật: ở nơi cây cỏ nhiều, nước theo thân cây và rễ cây thấm nhiều hơn ở vùng ít cây cối.
Nước ngầm không chỉ phục vụ sinh hoạt của con người mà còn là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
Câu 2: Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Khi các hồ cạn dần thường biến thành đầm lầy do:
- Ở miền khí hậu khô (ít mưa), nước hồ bốc hơi nhiều và cạn dần.
- Hồ có sông chảy ra, sông có lòng càng sâu thì càng rút bớt nước của hồ.
- Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.
- Giai đoạn cuối, đáy hồ bị lấp nông dần, thực vật phát triển, hồ trở thành đầm lầy.
Câu 3: Các sông chảy ở Xích đạo quanh năm lúc nào cũng đầy nước, sông chảy ở vùng ôn đới lạnh về mùa xuân thường có lũ lụt lớn, sông ở khu vực khí hậu cận nhiệt địa trung hải vào mùa hạ thường kiệt nước, sông ở khu vực nhiệt đới gió mùa thường có chế độ nước the mùa và thất thường. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Ở Xích đạo có mưa nhiều quanh năm nên sông ngòi quanh năm lúc nào cũng đầy nước. Ví dụ: song A-ma-dôn (ở Bra-xin) nằm trong khu vực Xích đạo, mưa rào quanh năm; sông lại có nhiều phụ lưu (500 phụ lưu) nằm hai bên đường Xích đạo, nên mùa nào lòng sông cũng đầy nước.
- Ở vùng ôn đới lạnh vào mùa đông nước đóng băng, mùa xuân đến băng tan, nên nước lớn thường gây ra lụt. Ví dụ: Sông I-ê-nit-xây (ở Liên Bang Nga) chảy từ nam lên bắc, nên băng tan ở thượng lưu trước, nước lũ dồn xuống hạ lưu. Trong lúc đó, ở hạ lưu băng chưa tan, nên đã chắn dòng nước lại gây lụt lớn.
- Ở khu vực khí hậu địa trung hải về mùa hạ mưa ít nên sông thường kiệt nước, đến thu đông có mưa sông mới nhiều nước hơn.
- Ở khu vực nhiệt đới gió mùa trong năm có một mùa mưa (chiếm đến 85% lượng mưa cả năm) và một mùa khô ít mưa nên sông tương ứng có một mùa lũ và một mùa kiệt; mưa thất thường nên chế độ nước sông cũng thất thường.
Câu 4: Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Ở đới khí hậu ôn hòa, phần lớn sông chảy theo hướng Bắc – Nam thường có vùng đầm lầy ở cửa sông vì :
– Sông ở vùng này thường có hiện tượng đóng băng vào mùa đông.
– Mùa xuân, băng ở phía thượng nguồn (phía nam) tan trước, cung cấp lượng nước lớn cho sống.
– Phần hạ lưu đến lúc này (đầu xuân) băng chưa tan, tạo nên đê chắn nước làm ngập vùng cửa sông, hình thành vùng đầm lầy.
=> Giáo án điện tử địa lí 10 cánh diều bài 10: Thủy quyển. nước trên lục địa