Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.

BÀI 16: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ, CƠ CẤU DÂN SỐ

(21 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Gia tăng dân số tự nhiên là gì?

Trả lời:

Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư. Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.

 

Câu 2: Gia tăng dân số thực tế là gì?

Trả lời:

Gia tăng dân số thực tế là tổng của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học (đơn vị tinh là %). Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số. Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

 

Câu 3: Cơ cấu dân số theo giới do các nhân tố nào ảnh hưởng và có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới:

+ Tự nhiên: tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam...

+ Kinh tế – xã hội: trình độ phát triển kinh tế – xã hội, chiến tranh, tại nạn, chuyển cư, việc chăm bà mẹ và bé gái chưa tốt, phong tục tập quán,... .

Ý nghĩa của cơ cấu dân số theo giới:

+ Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định

chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia.

+ Khi phân tích cơ cấu dân số theo giới, người ta không chỉ chú ý tới khía cạnh sinh học, mà còn quan tâm tới khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của giới nam và giới nữ.

 

Câu 4: Trình bày cơ cấu dân số sinh học?

Trả lời:

Cơ cấu dân số sinh học:

* Cơ cầu dân số theo giới tính:

 - Cơ cầu dân số theo giới tính biểu thị bằng tỉ lệ giới tính (Tỉ lệ nam và nữ trong tổng số dân) hoặc tỉ số giới tính (100 nữ thì tương ứng có bao nhiêu nam).

  - Cơ cầu dân số theo giới tính thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các nước, các khu vực, phụ thuộc vào tinh trạng chiến tranh, tỉnh hình phát triền kinh tê, quan niệm xã hội....

  - Cơ cấu dân số theo giới tính tác động tới phân bó sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,...

* Cơ cấu dân số theo tuổi:

  - Cơ cấu dân số theo tuổi biểu thị tỉ lệ dân số theo những nhóm tuổi nhất định trong tổng số dân. Các nhóm tuổi có thể được phân theo khoảng cách đều nhau như: 0 - 4 tuổi, 5 - 9 tuổi, 10 - 14 tuổi,... hoặc không đều nhau như: 0 - 14 tuổi, 15 - 64 tuôi, 65 tuổi trở lên.

  - Cơ cấu dân số theo tuổi thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

 

Câu 5: Trình bày cơ cấu dân số xã hội?

Trả lời:

Cơ cấu dân số xã hội:

* Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư; thường thể hiện qua tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm đi học trung bình của người trên 25 tuổi,...

  - Cơ cầu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

* Cơ cấu dân số theo lao động

   Cơ cấu dân số theo lao động là sự biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội. Có thể phân chia nguồn lao động thành hai nhóm: dân số hoạt động kinh tế (người có việc làm ổn định hoặc tạm thời, người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm) và dân số không hoạt động kinh tế (học sinh, sinh viên, người nội trợ,...) hoặc phân chia số lao động hoạt động trong ba khu vực kinh tế (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: công nghiệp và xây dựng; dịch vụ).

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô?

Trả lời:

- Tự nhiên sinh học:

+ Khả năng sinh đẻ chỉ có ở một nhóm tuổi nhất định.

+ Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi.

+ Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.

- Tập quán và tâm lí xã hội:

+ Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... là tập quán và tâm lí chung của xã hội cũ, đặc biệt ở vùng nông thôn và ở một số tôn giáo (đạo Hồi, đạo Hinđu,...) đã làm tăng mức sinh.

+ Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.

Phát triển kinh tế – xã hội:

+ Theo khảo sát từ thực tế: Đời sống thấp thì mức sinh đẻ cao và ngược lại. Mức sinh đẻ tỉ lệ nghịch với quy mô của cải mà con người có.

+ Đời sống thấp thì trình độ dân trí của người dân thấp, không hiểu biết những tác động của việc sinh đẻ nhiều,... làm cho tỉ suất sinh thô tăng.

+ Kinh tế phát triển, bình đẳng giữa nam và nữ, người phụ nữ tham gia nhiều vào các công tác xã hội, trình độ dân trí cao,... sẽ làm cho tỉ suất sinh thô giảm.

+ Các nước có nền kinh tế phát triển thường có tỉ suất sinh thô thấp hơn các nước đang phát triển.

- Chính sách dân số:

+ Những chủ trương và biện pháp của Nhà nước nhằm điều tiết quá trình biến đổi dân số.

+ Chính sách dân số có thể là khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy vào điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.

 

Câu 2: Phân biệt xuất cư và nhập cư?

Trả lời:

 

Tỉ suất nhập cư

Tỉ suất xuất cư

Định nghĩa

Là tương quan giữa số người nhập cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Là tương quan giữa số người xuất cư đến một vùng lãnh thổ trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm

Cách tính

+: Số người nhập cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Số người xuất cư/ Số dân trung bình cùng thời điểm. Đơn vị tính là %%.

Nhân tố tác động

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...).

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế - xã hội, mức sống, thu nhập, việc làm,...); tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên,...)

Ý nghĩa

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

Phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện sống của một lãnh thổ

 

Câu 3: So sánh điểm giống và khác nhau giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học?

Trả lời:

 

Gia tăng dân số tự nhiên

Gia tăng dân số cơ học

Giống nhau

- Đều là quá trình biến đổi dân số trong những khoảng thời gian nhất định.

- Ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia và các khu vực.

Khác nhau

Định nghĩa

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người sinh ra và số người chết đi trong một khoảng thời gian nhất định và trên một lãnh thổ nhất định.

Là sự gia tăng dân số do sự chênh lệch giữa số người xuất cư (những người rời khỏi nơi cư trú) và số người nhập cư (những người đến nơi cư trú mới).

Cách tính

Tỉ suất sinh thô - Tỉ suất tử thô. Đơn vị: %.

: Số người xuất cư - Số người nhập cư. Đơn vị: %.

Nhân tố tác động

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử

kinh tế - xã hội (trình độ phát triển kinh tế, mức sống, việc làm, thu nhập...); điều kiện tự nhiên, chuyển cư...

Ý nghĩa

Ảnh hưởng đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Tác động thường xuyên đến sự biến động dân số thế giới

Không ảnh hưởng đến vấn đề biến động số dân của toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng với dân số từng quốc gia, từng khu vực (làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới, các hiện tượng kinh tế - xã hội). Tác động không thường xuyên đến sự biến động dân số

 

Câu 4: Những yếu tố nào đã tác động đến sự tăng hay giảm của dân số?

Trả lời:

Sự phát triển dân số tăng hay giảm do hai yếu tố: gia tăng tự nhiên (sinh và tử) và gia tăng cơ giới.

- Trong đó, yếu tố gia tăng tự nhiên là quyết định, đặc biệt là tỉ suất sinh:

+ Sinh nhiều hay sinh ít sẽ quyết định sự gia tăng dân số của một nước.

+ Gia tăng cơ giới mang tính nhất thời, không thường xuyên.

- Ý nghĩa của gia tăng dân số tự nhiên: tái sản xuất dân cư, duy trì nòi giống.

 

Câu 5: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và dân số trẻ đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?

Trả lời:

- Cơ cấu dân số trẻ:

+ Lao động lớn, lao động dự trữ dồi dào; thị trường tiêu thụ lớn là điều kiện để mở rộng quy mô các ngành kinh tế.

- Cơ cấu dân số già:

+ Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm, nhu cầu chăm sóc y tế, giáo dục trẻ em lớn.

+ Không chịu sức ép về giáo dục đào tạo và việc làm. Việc nâng cao mức sống, chăm sóc, giáo dục trẻ em tiến hành thuận lợi.

+ Tuy nhiên, phải đối mặt với các vấn đề: Thiếu lao động, tăng hỗ trợ và chăm sóc y tế cho người già, quỹ phúc lợi người già cao, nguy cơ suy giảm dân số.

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân dân cư. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh gần đúng mức sinh của dân cư: Vì mẫu số gồm toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.

 

Câu 2: Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự thay đổi theo không gian và thời gian. Giải thích tại sao?

Trả lời:

  1. a) Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau

- Tỉ suất sinh thô chịu tác động của các nhân tố:

+ Tự nhiên – sinh học: Thông thường lứa tuổi sinh đẻ của người phụ nữ là 15 – 49 tuổi. Nơi nào có số người (đặc biệt là phụ nữ) trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ càng cao, thì mức sinh đẻ càng cao và ngược lại.

+ Phong tục tập quán và tâm lí xã hội ảnh hưởng đến việc sinh nhiều con hay ít con. Tâm lí có nhiều con, thích có con trai, tập quán kết hôn sớm,... đã làm tăng mức sinh. Kết hôn muộn, gia đình ít con, bình đẳng giữa nam và nữ,... sẽ tạo điều kiện cho quá trình giảm sinh.

+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội: Thực tế cho thấy, mức sống thấp thường có mức sinh cao và ngược lại.

- Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Chính sách dân số: Khuyến khích hoặc hạn chế mức sinh tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thời kì.

+ Thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão lụt,...) ảnh hưởng đến tỉ suất tử.

+ Mức sống của dân cư: Mức sống càng cao thì tỉ suất tử càng thấp.

+ Cơ cấu tuổi của dân số: Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi và tỉ lệ người cao tuổi đều có khả năng thúc đẩy ti suất tử cao.

+ Trình độ y học: Trình độ y học càng cao; mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh càng phát triển, càng tạo nhiều khả năng giảm tỉ suất tử.

+ Môi trường sống: Môi trường trong sạch, tuổi thọ được nâng cao; môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ.

+ Chiến tranh và các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến tỉ suất tử.

+ Dịch bệnh tác động nhiều đến tỉ suất tử (ví dụ: Đại dịch Covid -19 xảy ra trên toàn thế giới đã làm chết hàng triệu người).

  1. b) Các nhân tố này tác động khác nhau ở mỗi quốc gia, địa phương, vùng, lãnh thổ,... nên trên thế giới có tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô khác nhau.

 

Câu 3: Tại sao lại có các luồng di chuyển dân cư trên thế giới?

Trả lời:

- Nguyên nhân gây nên sự chuyển cư do “lực hút và lực đẩy” tại vùng xuất nhập cư và các nguyên nhân khác.

+ Các nguyên nhân lực hút đến các vùng nhập cư là đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa, môi trường sống thuận lợi; dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, điều kiện sinh hoạt tốt, có triển vọng cải thiện đời sống; môi trường xã hội tốt hơn.

+ Các nguyên nhân là lực đây cam mi vùng cư trú do điều kiện sống cư ít, quá khó khăn, thu nhập thấp, khó kiếm việc làm; đất đai canh tác quá ít, bạc màu, không có tiền vốn và kĩ thuật để chuyển đổi ngành nghề, cải thiện đời sống.

– Các nguyên nhân khác: hợp lí hóa gia đình, nơi ở cũ bị giải tỏa để xây dựng các công trình, chiến tranh, dịch bệnh,...

 

Câu 4: Tại sao số dân nữ ở các nước đang phát triển thường cao hơn số dân nam?

Trả lời:

Các nước đang phát triển thường có số dân nam nhiều hơn nữ vì:

- Ở độ tuổi dưới 15, nam giới chiếm tỉ lệ lớn hơn nữ giới; từ 65 tuổi trở lên, - nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với nam giới. Các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, số người trong nhóm tuổi 0 – 14 nhiều, trên 65 tuổi ít, do đó nam nhiều hơn nữ.

- Trình độ phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe giới, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, kĩ thuật y tế,... tác động đến tỉ số giới.

 

Câu 5: Tại sao gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thế giới mặc dù cả gia tăng dân số cơ giới và gia tăng dân số tự nhiên đều tác động đến quy mô dân số?

Trả lời:

Chỉ có gia tăng tự nhiên là động lực phát triển dân số thế giới do:

+ Gia tăng cơ giới chỉ tác động đến quy mô dân số một khu vực, một quốc gia nhưng không tác động đến quy mô dân số thế giới.

+ Gia tăng tự nhiên tác động đến quy mô dân số một khu vực, một quốc gia và trên toàn thế giới.

 

Câu 6: Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Nguồn lao động là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất xã hội và là yếu tố hàng đầu không thể thay thế được kể cả khi khoa học kĩ thuật phát triển mạnh.

- Mối quan hệ này thể hiện khác nhau giữa các nhóm nước:

+ Ở các nước đang phát triển:

  • Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra với quy mô lớn, tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động chiếm 40 – 50% dân số, gia tăng dân số kéo theo gia tăng nguồn lao động.
  • Nếu các nước này có giảm được nhịp điệu gia tăng dân số thì tốc độ tăng nguồn lao động vẫn còn cao trong một thời gian nữa.

+ Ở các nước phát triển:

  • Do mức gia tăng dân số thấp nên dân số phát triển ổn định, làm cho nguồn lao động tăng ở mức thấp.
  • Một nước có mức gia tăng dân số dưới 0%, trong tương lai sẽ thiếu hụt nguồn lao động dự trữ và bổ sung.

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi, khó khăn gì và làm thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

Trả lời:

- Dân số già: tập trung ở các nước phát triển.

+ Thuận lợi: số người trong độ tuổi lao động nhiều, tỉ lệ dân số phụ thuộc ít.

+ Khó khăn: thiếu nguồn lao động bổ sung cho tương lai, tăng chi phí chăm sóc cho người già.

+ Biện pháp: khuyến khích lập gia đình, sinh con và cần nhập cư hợp pháp.

- Dân số trẻ: tập trung ở các nước đang phát triển.

+ Thuận lợi: có nguồn dự trữ lao động dồi dào trong tương lai và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Khó khăn: gây sức ép cho việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường.

+ Biện pháp: thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, phát triển kinh tế –xã hội và xuất khẩu lao động.

 

Câu 2: Tại sao ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô có sự khác nhau?

Trả lời:

- Giải thích tỉ suất sinh thô khác nhau trên thế giới:

+ Tỉ suất sinh thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: tự nhiên - sinh học (số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều tác động đến tỉ suất sinh thô), phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách phát triển dân số của từng nước.

+ Các nhân tố này khác nhau ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới; ngay cả ở trong một nước cũng khác nhau ở các thời kì. Do vậy, tỉ suất sinh thô khác nhau.

- Giải thích tỉ suất tử thô khác nhau trên thế giới:

+ Tỉ suất tử thô chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau: tiến bộ về y tế và khoa học - kĩ thuật, sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là điều kiện sống, mức sống và thu nhập; chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật,... và thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, bão, lụt,...).

+ Các nhân tố này khác nhau ở các địa phương, quốc gia, khu vực, châu lục trên thế giới; ngay cả ở trong một nước cũng khác nhau ở các thời kì. Do vậy, tỉ suất tử thô khác nhau.

 

Câu 3: Tại sao ở các nước phát triển có tỉ suất tử thô cao hơn so với các nước đang phát triển dù chất lượng cuộc sống của nhân dân cao?

Trả lời:

- Tỉ suất tử thô chịu tác động của các nhân tố: Kinh tế - xã hội (mức sống, thu nhập, các tiến bộ về y học, điều kiện sống, chiến tranh, đói kém, dịch bệnh,...), thiên tai (sóng thần, động đất, bão, lũ lụt,...), cơ cấu dân số (trẻ, già).

- Ở các nước kinh tế phát triển thường có cơ cấu dân số già, tỉ lệ người cao tuổi trên tổng số dân lớn. Do dân số già, nên tỉ suất tử vong cao, dù rằng điều kiện sống nói chung và chất lượng sống nói riêng tốt hơn nhiều so với các nước đang phát triển.

vong

- Ngược lại, các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ người cao tuổi thấp. Hiện nay, do sự phát triển của y tế và khoa học kĩ thuật nói chung, sự tiến bộ của chất lượng cuộc sống, nên tỉ suất tử ở trẻ em giảm nhiều ở các nước đang phát triển, không chênh lệch lắm so với các nước có nền kinh tế phát triển.

 

Câu 4: Tại sao tháp tuổi lại được sử dụng rộng rãi trong dân số học? Có những kiểu tháp tuổi cơ bản nào?

Trả lời:

Tháp tuổi lại được sử dụng rộng rãi trong dân số học do:

- Vì tháp tuổi phản ánh nhiều mặt của tình trạng dân số một nước: kết cấu dân số theo độ tuổi, theo nam nữ, tuổi thọ, những biến động về dân số,..

- Dựa vào tháp tuổi có thể suy ra được tình hình sinh tử và các nguyên nhân tăng giảm số dân của từng nhóm tuổi.

Các kiểu tháp tuổi cơ bản: kiểu mở rộng, kiểu thu hẹp, kiểu ổn định.

 

Câu 5: Tại sao để đánh giá chất lượng cuộc sống của mỗi quốc gia đều sử dụng tiêu chí đánh giá cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa?

Trả lời:

- Văn hóa, giáo dục là nhân tố cơ bản trong sự phát triển bền vững, là một thành phần của phúc lợi, đồng thời là phương tiện để cá nhân nhận được kiến thức.

- Giáo dục góp phần làm giảm mức sinh và giảm mức tử vong, nâng cao chất lượng dân số.

- Trình độ văn hóa của dân cư cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, nâng cao năng suất lao động

và chất lượng sản phẩm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay