Câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều Ôn tập Chương 6: Một số quy luật của vỏ địa lí
Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Một số quy luật của vỏ địa lí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
ÔN TẬP CHƯƠNG 6. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA VỎ ĐỊA LÝ
Câu 1: Vỏ địa lí là gì?
Trả lời:
Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thủy quyền và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 2: Quy luật địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới?
Trả lời:
- Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).
- Nguyên nhân: Do Trái Đất hình cầu nên góc của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất (góc nhập xạ) giảm độ lớn từ Xích đạo về cực nên đã kéo theo sự rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn.
Câu 3: Nêu các bộ phận của vỏ địa lí?
Trả lời:
Các bộ phận của vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phí trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn.
Câu 4: Nêu một số biểu hiện của quy luật địa đới?
Trả lời:
Biểu hiện của quy luật địa đới:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất; các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa ở trên Trái Đất; các đới khí hậu; các nhóm đất và các kiểu thực vật chính,..
Câu 5: Nêu giới hạn của vỏ địa lí?
Trả lời:
- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôzôn.
- Giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa; độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 6: Quy luật phi địa đới là gì? Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới?
Trả lời:
- Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
- Nguyên nhân: Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và các địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ Đông, bờ Tây lục địa, ở các độ cao núi khác nhau có những đặc điểm không giống nhau.
Câu 7: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là gì?
Trả lời:
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
Câu 8: Tại sao các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau?
Trả lời:
Các vòng đai nhiệt đới và các đường vĩ độ không trùng với nhau do nhiệt độ không khí không chỉ phụ thuộc vào năng lượng bức xạ mặt trời mà còn phụ thuộc vào bề mặt đệm.
Câu 9: Nêu ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?
Trả lời:
Ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí:
Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiêu hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình, từ đó có các biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
Câu 10: Trình bày biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất?
Trả lời:
Biểu hiện tính địa đới của thời gian chiếu sáng, khí áp, gió trên Trái Đất:
- Thời gian chiếu sáng thay đổi có tính quy luật từ xích đạo về hai cực một cách rõ rệt:
+ Xích đạo: Ngày dài bằng đêm.
+ Từ Xích đạo về hai cực, chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.
+ Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ.
+ Càng gần cực, số ngày, đêm địa cực càng tăng.
+ Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng.
- Trên bề mặt Trái Đất có 7 đai khí áp: Đại áp thấp xích đạo, hai đại áp cao chí tuyến, hai đại áp thấp ôn đới và hai đại áp cao cực.
- Các đới gió trên Trái Đất: Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Câu 11: Trình bày sự khác nhau giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất
Trả lời:
- Vỏ địa lí:
+ Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển).
+ Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ôzôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa; độ dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
+ Vỏ địa lí hình thành và phát triển theo những quy luật địa lí chung, trong đó có một số là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, quy luật địa đới, quy luật phi địa đới. quy luật chính
- Vỏ Trái Đất: Lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5m (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (đá trầm tích, đỏ granit, badan).
Câu 12: Phân tích tính địa đới biểu hiện trong phân bố mưa?
Trả lời:
Biểu hiện tính địa đới trong phân bố mưa trên Trái Đất:
- Từ Xích đạo về hai cực hình thành các vành đai mưa có tính quy luật: 20°B - 20°N: mưa nhiều nhất;
- 20° - 40 B&N: mưa ít;
- 40° - 60° B&N: mưa khá nhiều;
- 60° - 90° B&N: mưa rất ít.
Câu 13: Vỏ địa lí là một thể thống nhất, hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Vỏ địa lí là một thể thống nhất, hoàn chỉnh:
+ Vỏ địa lí bao gồm các vỏ thành phần: Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển. Các vỏ này không tồn tại và phát triển một cách cô lập mà luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
+ Nguyên nhân: Tất cả các thành phần của vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nội lực và ngoại lực.
- Vỏ địa lí luôn vận động, phát triển: Mỗi vỏ có những quy luật vận động và phát triển riêng, nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các vỏ khác. Do đó, vỏ địa lí cũng phải vận động và phát triển.
Câu 14: Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Sự phân bố các vòng đai nhiệt có tính địa đới:
- Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt:
+ Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt +20°C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30B và 30°N).
+ Hai vòng đai ôn hoà ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20°C và đường đẳng nhiệt +10°C tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10°C và C của tháng nóng nhất.
+ Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0°C.
- Nhiệt độ không khí được hình thành chủ yếu do năng lượng bức xạ mặt trời. Năng lượng bức xạ mặt trời thay đổi từ Xích đạo về hai cực theo sự thay đổi của góc nhập xạ.
Câu 15: Giải thích mối quan hệ quy định lẫn nhau của các thành phần tự nhiên và các bộ phận của lớp vỏ địa lí?
Trả lời:
- Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.
- Những thành phần này luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau khiến chúng có sự gắn bó mật thiết để tạo nên một thể thống nhất hoàn chỉnh.
Câu 16: Địa hình là yếu tố phi địa đới nhưng vẫn thể hiện rõ tính địa đới. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Địa hình là yếu tố phi địa đới: Địa hình là nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của các thành phần tự nhiên theo hướng đông tây và theo độ cao, nên đó là yếu tố phi địa đới.
- Biểu hiện tính địa đới:
+ Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: Phong hóa hóa học là chủ yếu, tạo nên các dạng địa hình cacxtơ. Đồng thời, vai trò hình thành địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, biểu hiện điển hình ở địa hình thung lũng sông, các đồng bằng châu thổ, các bãi bồi sông..
+ Ở vùng khí hậu khô hạn: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá,...)
+ Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: Phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng hà,...).
- Nguyên nhân: Địa hình được hình thành chủ yếu do tác động của nội lực và ngoại lực. Các dạng địa hình kiến tạo chủ yếu do nội lực tạo nên, các dạng địa hình hình thái chủ yếu do ngoại lực (năng lượng bức xạ mặt trời) tạo nên. Sự thay đổi năng lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực làm cho các quá trình ngoại lực (phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ) cũng thay đổi theo, tác động đến hình thái địa hình khác nhau ở các vùng theo vĩ độ.
Câu 17: Việc mất rừng làm cho địa hình bị biến đổi. Giải thích tại sao?
Trả lời:
- Khi rừng bị mất, bề mặt địa hình bị mất lớp phủ thực vật, đất bị xâm thực và xói mòn mạnh hơn làm xuất hiện các mương xói, khe rãnh, nón phóng vật,... thay đổi bề mặt địa hình so với ban đầu.
- Mất rừng, mực nước ngầm bị hạ thấp làm xuất hiện các khoảng rỗng ở dưới lớp mặt của địa hình, lâu dần dưới sức nặng của trọng lực bên trên, các khoảng rỗng bị nén xuống làm hạ thấp địa hình ở những nơi đó.
Câu 18: Tại sao có sự phân hóa đa dạng giữa các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất?
Trả lời:
- Các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất có sự phân hoá đa dạng: Phân hoá theo chiều tuyến từ Xích đạo về cực, chiều kinh tuyến theo lục địa và đại dương, chiều cao theo các đại cao.
- Nguyên nhân: Do chịu tác động đồng thời của năng lượng bức xạ mặt trời và các lực bên trong lòng Trái Đất.
+ Năng lượng bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Từ Xích đạo về hai cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời tới bề mặt đất thay đổi, lượng bức xạ mặt trời mà mặt đất nhận được cũng thay đổi theo. Sự phân bố của lượng bức xạ mặt trời từ Xích đạo về cực đã kéo theo sự phân bố của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
+ Các lực bên trong lòng Trái Đất tạo nên lục địa và đại dương, các địa hình núi cao làm cho các thành phần tự nhiên và cảnh quan trên Trái Đất phân bố theo lục địa, đại dương và đại cao.
Câu 19: Các thành phần khác bị ảnh hưởng như thế nào bởi sự nóng lên toàn cầu?
Trả lời:
Sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng tới các thành phần khác:
- Thay đổi mực nước biển toàn cầu
- Thay đổi mạnh mẽ các mô hình khí hậu
- Sự tuyệt chủng của các loài động, thực vật
- Ảnh hưởng nặng nề tới con người
Câu 20: Tại sao quy luật đai cao lại không thể xem là “quy luật địa đới theo chiều cao”?
Trả lời:
- Các vành đai theo chiều cao có thể biểu hiện ở bất kì địa hình núi cao thuộc vĩ độ nào (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới).
- Sự sắp xếp các vành đai từ chân lên đỉnh núi có thể gần tương tự như các đới theo chiều vĩ tuyến, s chúng khác nhau về bản chất: Quy luật đai cao có nguyên nhân từ nguồn năng lượng bên trong, còn luật địa đới lại phụ thuộc vào bức xạ mặt trời.