Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 1 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ (PHẦN 2)

Câu 1: Bản đồ số là gì?

Trả lời:

Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lí số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hoả các bản độ truyền thống. Toàn bộ thông tin về các đối tượng địa lí trong bản đồ số được mã hoá thành dữ liệu số và lưu trữ.

Câu 2: Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta cần làm như thế nào?

Trả lời:

Để tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ, ta cần làm:

- Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ. - Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trên bản đồ.

- Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế. - Căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính khoảng cách trên thực tế.

 

Câu 3: Phương pháp kí hiệu biểu hiện những đặc điểm nào của đối tượng địa lí?

Trả lời:

Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

Câu 4: Đối tượng địa lí nào được biểu hiện bởi phương pháp đường chuyển động?

Trả lời:

Phương pháp đường chuyển động biểu hiện các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hóa,..

Câu 5: Mô tả cấu tạo của hệ thống GPS?

Trả lời:

– Bộ phận không gian gồm nhiều vệ tinh hợp lại, truyền tín hiệu và thông tin đến người sử dụng.

 – Bộ phận điều khiển gồm các trạm theo dõi, giám sát hoạt động của GPS.

– Bộ phận sử dụng gồm các máy thu tín hiệu GPS, phần mềm xử lí số liệu và những thiết bị sử dụng tương ứng, làm nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và đo đạc những tín hiệu do GPS phát ra, nhằm mục đích định vị và dẫn đường.

Câu 6: Tại sao trong đời sống chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm?

Trả lời:

Trong đời sống, đôi khi chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.

 

Câu 7: Đối tượng địa lí nào được biểu hiện bởi phương pháp chấm điểm?

Trả lời:

Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,… bằng các điểm chấm có giá trị nhất định.

Câu 8: Đối tượng địa lí nào được biểu hiện bởi phương pháp khoanh vùng?

Trả lời:

Phương pháp khoanh vùng thể hiện không gian phân bố của các đối tượng địa lí.

Câu 9: Khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B theo đường chim bay là bao nhiêu, biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5cm và bản đồ có tỉ lệ 1 : 200000?

Trả lời:

Khoảng cách giữa địa điểm A và địa điểm B là:

5 x 200000 = 1000000 cm = 10 km

Vậy khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B trên thực tế theo đường chim bay là 10km.

Câu 10: Để thể hiện sự phân bố các dân tộc của nước ta, ta nên sử dụng phương pháp nào?

Trả lời:

Ta nên sử dụng phương pháp khoanh vùng để thể hiện sự phân bố của các dân tộc ở nước ta.

 

Câu 11: Kể tên một số hệ thống định vị toàn cầu hiện nay?

Trả lời:

Ngày nay, bên cạnh GPS của Hoa Kỳ, còn có nhiều hệ thống định vị toàn cầu như GLONASS của Liên bang Nga, GALILEO của châu Âu, BEIDAU của Trung Quốc, NAVLC của Ấn Độ,... được gọi chung là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GNSS (Global Navigation Satellite System).

Câu 12: Bản đồ số được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Trả lời:

Ứng dụng của bản đồ số: tìm đường đi, tạo bản đồ riêng mình trên các bản đồ số, lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, chia sẻ vị trí, thu phóng bản đồ, xem bản đồ ngoại tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

 

Câu 13: Tại sao để thể hiện sự phân bố của một đối tượng địa lí cụ thể trên bản đồ, người ta thường dùng phương pháp kí hiệu?

Trả lời:

Khi thể hiện sự phân bố của một đối tượng địa lí cụ thể trên bản đồ ta thường dùng phương pháp kí hiệu là do: ta có thể kí hiệu chính xác được sự phân bố của đối tượng ngoài thực tế vào vị trí phân bố trên bản đồ.

Câu 14: Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ

Trả lời:

Để giải thích sự phân bố của một số trung tâm công nghiệp thực phẩm, cần sử dụng bản đồ công nghiệp và các bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp. Để phát triển công nghiệp thực phẩm thì phải nguồn nguyên liệu dồi dào từ ngành nông, lâm và ngư nghiệp kết hợp với sự phát triển của các trung tâm công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp chế biến

Câu 15: Bản đồ có tỉ lệ 1:300.000, thì 7cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là

Trả lời:

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn ki-lô-mét (km). Khoảng cách thực địa = 7×300 000 = 2 100 000 (cm) = 21 (km).

 

Câu 16: Mục đích của việc tính toán khoảng cách các địa điểm là gì?

Trả lời:

Trong đời sống, đôi khi chúng ta cần biết khoảng cách giữa các địa điểm để tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại và làm việc của mình.

Câu 17: Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về đâu?

Trả lời:

Mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ thường hướng về phía Bắc. Dựa vào mũi tên chỉ phương hướng trên bản đồ, chúng ta có thể xác định được các hướng còn lại (Tây, Đông, Nam và các hướng phụ) trên bản đồ.

Câu 18: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào điều gì?

Trả lời:

Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào mạng lưới các đường kinh, vĩ tuyến. Nếu bản đồ nào không có hệ thống đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc hoặc quy định phía trên tờ bản đồ là hướng Bắc.

 

Câu 19: Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để làm gì?

Trả lời:

Trong sinh hoạt hằng ngày, bản đồ dùng để xác định vị trí; tìm đường đi, tính khoảng cách; xem dự báo thời tiết,...

Câu 20: Mục đích ban đầu ra đời của GPS là gì?

Trả lời:

GPS do Bộ Quốc phòng Hoa Kì thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lí. Ban đầu GPS phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980, Chính phủ Hoa Kì cho phép sử dụng trong dân sự.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay